Điều gì khiến bạn buồn nôn khi tập luyện thể thao?
Thói quen uống nhiều nước trước và trong khi tập luyện thể thao có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi và buồn nôn.
Theo huấn luyện viên Lê Minh Phong (Hà Nội), cảm giác buồn nôn sau khi tập luyện do các yếu tố bên trong cơ thể và thói quen của mỗi người.
Bữa ăn trước buổi tập
Bữa ăn trước khi tập đóng vai trò quan trọng tới quá trình hoạt động sau đó, đặc biệt là nếu bạn tập vào buổi sáng.
“Hãy cố gắng hoàn thành bữa ăn của bạn trước khi tập khoảng 2-3 giờ. Lúc này, khoảng 50% lượng thức ăn đã đi qua dạ dày. Trong khi đó, nếu bữa ăn quá gần với buổi tập, việc vận động sẽ làm kìm hãm quá trình tiêu hóa thức ăn, dẫn đến nôn mửa khi bạn gắng sức”, huấn luyện viên Lê Minh Phong giải thích.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn các thực phẩm không tốn nhiều thời gian tiêu hóa cũng là giải pháp giúp chúng ta hạn chế tình trạng buồn nôn sau khi tập luyện.
Uống nước vừa đủ
Chúng ta không cần bàn cãi tới những lợi ích của nước, đặc biệt là trong tập luyện. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều hay không đủ nước cũng là tác nhân gây buồn nôn.
Tình trạng buồn nôn sau khi tập đến từ thói quen ăn, uống xung quanh buổi tập và cường độ tập luyện. Ảnh minh họa: Apptiv.
Tình trạng thừa nước từ trước buổi tập kết hợp nhu cầu bổ sung nước giữa các hiệp có thể dẫn đến đầy hơi và buồn nôn. Ngoài ra, Minh Phong khẳng định mất nước cũng khiến cơ thể dễ nôn hơn sau khi vận động.
Video đang HOT
Máu chảy tới dạ dày
Cơ chế hoạt động của cơ thể là bơm máu tới bộ phận cần làm việc. Do đó, khi chúng ta bắt đầu chu trình tập luyện với cường độ cao, máu bắt đầu được chuyển hướng, rời khỏi dạ dày và đến các cơ bắp nhằm cung cấp năng lượng cho chúng.
Lúc này, quá trình tiêu hóa sẽ bị gián đoạn và khiến thức ăn ở lại trong dạ dày, mang đến nguy cơ nôn nếu vận động mạnh.
Tăng nồng độ axit lactic
“Khi tập luyện với nồng độ cao, cơ thể sẽ tiết ra rất nhiều axit lactic. Đây là yếu tố gây ra cảm giác khó chịu nhưng rất cần thiết khi nó quyết định khá nhiều tới hiệu quả của buổi tập”, huấn luyện viên Minh Phong cho biết.
Axit lactic tạo điều kiện cho hormone tăng trưởng (HGH) tiết ra với số lượng lớn, qua đó phát triển cơ bắp và đốt cháy chất béo. Tuy nhiên, axit lactic lại là tác nhân mang đến cảm giác buồn nôn, đặc biệt trong các buổi tập với nhóm cơ lớn như đùi, mông, ngực hay lưng.
Thông thường, tình trạng buồn nôn chỉ xuất hiện trong khoảng một tuần đầu tiên bước vào chương trình tập mới với cường độ cao. Theo Minh Phong, đa số người tập có thể vượt qua điều này và không còn cảm giác khó chịu dù tần suất vận động vẫn liên tục gia tăng.
Bởi vậy, việc xuất hiện cảm giác buồn nôn không phải vấn đề đáng lo ngại. Nếu chúng ta chăm chỉ và duy trì thói quen tập luyện lành mạnh, tình trạng này sẽ sớm được cải thiện cùng sức khỏe tốt hơn.
Cảnh giác với bệnh lao ruột
Lao ruột là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa đặc hiệu do trực khuẩn lao gây nên tỷ lệ biến chứng lớn, tỷ lệ tử vong do lao ruột là 11%.
Đây là một loại lao đường tiêu hóa, có những triệu chứng dễ nhầm với bệnh khác. Những người bị lao ruột thường cũng có các bộ phận khác bị nhiễm lao như trong phổi.
Đau bụng suốt 1 tháng rồi tử vong vì lao ruột
Bệnh nhân 15 tuổi qua đời tại Bệnh viện Nhi đồng 1, trưa 14/10, sau 4 ngày nhập viện. Theo các bác sĩ, nguyên nhân tử vong là do vi trùng lao tấn công đa cơ quan, khiến 2 phổi thâm nhiễm, thủng ruột hoại tử, viêm phúc mạc.
Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng bụng đau, co thắt dữ dội, chân đi không vững. Vùng bụng sưng to, phản ứng co cứng. Theo lời kể của người nhà, trước đó 1 tháng, bệnh nhân kêu đau bụng, sốt và chứng chán ăn. Từ cân nặng 30kg, sụt còn 24kg, da bọc xương. Người mẹ cho biết nhiều lần muốn đưa con đi khám nhưng em không chịu, phần vì nhà nghèo sợ tốn tiền, phần vì không muốn nghỉ học.
Sau khi nhập viện, qua hình ảnh siêu âm bụng cho thấy một đoạn ruột bệnh nhi bị thủng gây viêm phúc mạc. Bác sĩ quyết định mổ khẩn cấp, can thiệp trước khi xảy ra biến chứng nguy hiểm hơn. Khi mở ổ bụng, đoạn ruột đã hoại tử tím đen, phải cắt bỏ và nối hai đầu phần ruột lành với nhau.
Mổ xong cũng là lúc có kết quả xét nghiệm: bệnh nhi bị lao đa cơ quan gồm phổi, ruột và phúc mạc. Trong 4 ngày, bệnh nhi phải thở máy, điều trị tích cực, dùng thuốc lao. Song, bệnh cảnh quá nặng và thể lực suy kiệt, nên bệnh nhi đã không đáp ứng điều trị và tử vong.
Hình ảnh vi khuẩn lao phá hủy ruột.
Lao ruột do đâu?
Lao ruột thường gặp là lao thứ phát sau lao phổi, lao thực quản, lao họng hầu, lao màng bụng. Vi khuẩn lao đến ruột chủ yếu bằng đường tiêu hóa được khu trú ngay ở ruột, rồi sau đó mới đến các đường khác như đường máu, mật...
Các tác nhân gây bệnh gồm vi khuẩn lao ở người và các loại khuẩn lao ở các loại động vật, nhất là những động vật có vú như trâu, bò, lợn...
Chúng xâm nhập trực tiếp qua đường ăn uống, chủ yếu do dùng sữa bò tươi, nước uống (gần vùng chăn nuôi gia súc) hoặc các các sản phẩm sữa có chứa trực khuẩn lao.
Các trực khuẩn lao được bảo vệ khỏi dịch tiêu hóa trong dạ dày bằng lớp áo chất béo và do đó có thể đi vào ruột non và gây nhiễm hồi tràng (khu vực hồi manh tràng), hỗng tràng và tá tràng, theo tần số giảm dần. Sự dư thừa của các mô bạch huyết, ứ đọng và lượng vi khuẩn tiêu hóa ít là nguyên nhân chính gây ra bệnh lao ở hồi tràng.
Tình trạng vi khuẩn lây lan qua đường máu đến ruột xảy ra trong lao kê và lao ruột cũng có thể là kết quả của việc lây lan từ cơ quan lân cận. Trực khuẩn lao ngủ yên có thể bị kích hoạt nếu hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm.
Dấu hiệu nhận biết
Lao ruột cũng giống như các bệnh lao nói chung, các triệu chứng thường gặp là sụt cân và mệt mỏi, có thể vẫn có sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi đêm, suy nhược... Ngoài ra, còn có các triệu chứng chủ yếu tại đường ruột như: buồn nôn; đau bụng toàn bộ hay khu trú, thường đau nhiều hơn ở hố chậu phải.
Đau quặn bụng với chứng sôi bụng xảy ra do tắc nghẽn đường ruột một phần là do hẹp. Rối loạn đại tiện, thông thường là tiêu chảy kéo dài, có thể kém theo phân có máu. Một số trường hợp bị táo bón hoặc xen lẫn tiêu chảy với táo bón. Tiêu chảy xuất hiện phổ biến hơn khi bị loét. Đầy hơi và hơi sôi bụng khu trú ở vùng hố chậu phải.
Lời khuyên của thầy thuốc
Lao ruột có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lao ruột như: Nhiễm HIV/AIDS làm suy yếu hệ miễn dịch. Cơ thể gầy yếu. Sử dụng corticosteroid hoặc một số loại thuốc điều trị các bệnh tự miễn, gây ức chế hệ miễn dịch... Những người có tiền sử bệnh lao hoặc chăm sóc bệnh nhân lao, người sống trong môi trường bị ô nhiễm cũng là đối tượng dễ bị lao ruột xâm nhập.
Quá trình chẩn đoán lao không khó, nhưng người bệnh thường chỉ đến khám khi bệnh đã nặng. Vậy nên ngay khi xuất hiện triệu chứng khả nghi, khuyến cáo rằng nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám ngay, tránh để bệnh kéo dài.
Nếu lao ruột được phát hiện sớm và điều trị sớm, bệnh nhân không nên quá lo lắng vì chỉ cần điều trị thuốc lao theo phác đồ của Chương trình chống lao quốc gia và tuân thủ điều trị bằng việc uống đúng thuốc, đủ thời gian và đều đặn mỗi ngày bệnh sẽ khỏi.
Ngoài ra bệnh nhân lao ruột cần chú ý chế độ ăn uống, không nên ăn thức ăn đặc, thực phẩm dễ gây táo bón, có tính chất nóng như hạt điều, cà rốt..., nên ăn thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu và ăn nhiều rau cho nhuận tràng.
Lao ruột đơn thuần không lây qua đường ăn uống, đường hô hấp - trừ khi bệnh nhân có mắc thêm lao phổi. Lao ruột cũng không lây khi đi chung nhà vệ sinh nên những người xung quanh không nên kỳ thị người bệnh.
Điều gì xảy ra cho cơ thể khi ăn gừng một tháng liên tục Mỗi ngày nhấp nháp một miếng gừng có kích thước khoảng 1,5 cm, cơ thể sẽ chuyển biến đến mức bạn cũng không ngờ. Gừng có một lịch sử lâu dài là vị thuốc chữa bệnh. Nhiều thế kỷ trước đây, gừng được điều chế là thuốc để chữa các loại bệnh Đầu tiên, gừng chứa nhiều hoạt chất gingerol, shogaol, zingiberene, nhiều...