Dịch sốt xuất huyết bùng phát nghiêm trọng: Ngành Y tế “nóng”, người dân “lạnh”
Dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) vẫn đang diễn biến rất phức tạp trên địa bàn Đồng Nai. Trong khi ngành y tế đang dốc sức vừa phòng, chống dịch vừa huy động tăng cường điều trị cho số ca bệnh nhân đang gia tăng chóng mặt thì nhiều người dân vẫn thờ ơ với việc phòng bệnh.
Phó giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, bác sĩ Huỳnh Cao Hải
Bác sĩ Huỳnh Cao Hải, Phó giám đốc Sở Y tế cho biết, nếu người dân không chung tay phòng chống, dịch bệnh sẽ vượt tầm kiểm soát, rất nguy hiểm.
* Ông đánh giá như thế nào về tình hình dịch SXH đang rất nghiêm trọng trên địa bàn Đồng Nai? Vì sao năm nay dịch lại phức tạp hơn những năm trước?
- Với mức độ bùng phát nghiêm trọng như hiện nay, Đồng Nai đã nằm trong tốp 5 của cả nước có số ca mắc nhiều. Sở dĩ dịch bệnh SXH năm nay bùng phát và lây lan nhanh vì năm nay rơi vào mùa chu kỳ (cứ 5 năm dịch bệnh trở nặng bất thường một lần). Ngay từ đầu mùa mưa, ngành y tế đã tổ chức phát tờ rơi, tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh SXH cho người dân; tỉnh cũng chi 5 tỷ đồng cho hoạt động phun thuốc diệt lăng quăng, diệt muỗi… Thế nhưng hiệu quả phòng chống dịch không cao. Hiện ngành y tế đang rất “ nóng” khi dốc toàn lực để khống chế dịch bệnh, tiếp tục tổ chức phun thuốc diện rộng, dập hơn 1,3 ngàn ổ dịch, tăng cường nhân lực trong chẩn đoán và điều trị cho số ca mắc SXH nhập viện tăng cao… Thế nhưng, nhiều người dân lại rất “lạnh”, rất thờ ơ với việc phòng bệnh, nên số ca mắc đang gia tăng nhanh. Hiện đã có 1 ca tử vong.
* SXH là bệnh “đến hẹn lại lên”, hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Ông giải thích thế nào về việc phòng dịch gần như thất bại này?
- Như đã nói trên, năm nay là năm chu kỳ nên dịch cũng có những diễn biến khó lường. Tuy nhiên, nếu cộng đồng chung tay phòng chống tích cực thì dù có là chu kỳ, mức độ bùng phát cũng sẽ không nhanh, không mạnh như hiện nay. Qua kiểm tra thực tế tại một số khu vực ở Biên Hòa, Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch… người dân chưa thực sự quan tâm đến công tác phòng bệnh khi còn để xung quanh nhà nhiều vật dụng chứa nước, ao tù nước đọng, những bãi rác ẩm thấp… tạo điều kiện cho muỗi sinh sản. Mật độ dân cư cao, có nhiều khu công nghiệp tập trung, nhiều nhà trọ cũng là điều kiện lý tưởng cho sự sinh sôi của muỗi. Điều này được chứng minh một số địa phương có mật độ dân số cao, nhiều nhà trọ đều có tỷ lệ mắc bệnh cao – có nghĩa là có liên quan đến vấn đề vệ sinh môi trường, thói quen sinh hoạt của cư dân trên địa bàn.
Cùng với đó là ý thức phòng bệnh của người dân chưa cao. Nhiều người cho rằng SXH là bệnh không nguy hiểm nên thờ ơ, thiếu quan tâm phòng tránh. Mặt khác, việc phun thuốc diệt muỗi vào mùa mưa cũng kém hiệu quả khi thuốc bị rửa trôi; nhiều khu vực nhà trọ công nhân đi làm đóng cửa cả ngày nên nhân viên không thể phun thuốc bên trong. Một thực tế khác cũng phải thừa nhận, ngay trong ngành, việc phòng chống dịch SXH tại cơ sở chưa được tích cực, nhiều nhân viên y tế coi các hoạt động phòng chống dịch SXH là việc thường quy, nhàm chán, dẫn đến lơ là, thiếu chủ động.
Video đang HOT
* Ngành y tế cũng đã có những cuộc họp khẩn cấp với các địa phương để bàn giải pháp phòng, chống dịch. Vậy những giải pháp đó là gì? Đến nay đã thực hiện đến đâu?
- Chúng tôi đã nhìn nhận, trong tình hình dịch bệnh SXH đang bùng phát mạnh mẽ như hiện nay, nếu không có những biện pháp phòng chống tích cực, dịch bệnh sẽ tiếp tục lây lan và số ca mắc bệnh sẽ còn tăng rất cao. Hiện số ca mắc đã lên đến hơn 10 ngàn ca, chiếm 1/10 số ca bệnh của cả nước. Tuy mới có 1 ca tử vong, nhưng bệnh tật diễn biến khó lường. Hiện ngành đang tập trung giám sát để phát hiện sớm các ổ dịch; chủ động phun thuốc nhiều đợt tại những khu vực, địa bàn có nguy cơ cao. Trong công tác điều trị, tăng cường bác sĩ cho công tác khám, chẩn đoán và điều trị tích cực nhằm hạn chế số ca bệnh chuyển nặng, tử vong. Một trong những biện pháp chế tài hiện nay là tiến hành xử phạt đối với những cơ sở sản xuất, khu nhà trọ, nhà dân còn để các vật dụng, hầm hố chứa nước tù đọng, rác rưởi ẩm thấp. Hy vọng, những biện pháp này sẽ khống chế được sự gia tăng của dịch bệnh trên địa bàn.
* SXH không có vaccine phòng ngừa. Vậy người dân cần làm gì để phòng tránh cũng như phải làm gì khi có những biểu hiện của bệnh, thưa ông?
- Đúng là SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng ngừa. Bệnh thường gây dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc khiến cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong, thiệt hại về người và kinh tế. Song, SXH lại hoàn toàn có thể phòng được bằng việc cộng đồng chung tay diệt lăng quăng, diệt muỗi; dọn vệ sinh nơi sống và làm việc; nằm màn khi ngủ. Người dân cũng cần hiểu về cơ chế nhiễm bệnh để biết và phòng tránh. SXH do virus Dengue gây ra với 4 tuýp, ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 tuýp này đều có khả năng gây bệnh và tử vong. Khi nhiễm chủng nào thì người bệnh miễn dịch suốt đời chủng đó, nhưng một người có thể bị mắc SXH cả 4 lần trong đời với 4 tuýp virus khác nhau. Vì thế, khi bị sốt cao đột ngột, sau 3 ngày thấy có xuất huyết dưới da nên nhanh chóng đến bệnh viện. Một số trường hợp xuất huyết nặng, có thể gây suy tạng như: viêm gan, viêm não, viêm cơ tim, xuất hiện hội chứng choáng, xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp… cần phải cấp cứu nhanh chóng.
Xin cảm ơn ông!
Theo baodongnai
Lo "vỡ trận" dịch sốt xuất huyết
Nếu không tích cực phòng chống, thời gian tới, số ca mắc sốt xuất huyết sẽ tiếp tục gia tăng và bùng phát trên diện rộng
Dịch sốt xuất huyết (SXH) đang trong những tháng cao điểm, các đợt nắng nóng xen các đợt mưa lớn làm muỗi truyền bệnh phát sinh và phát triển mạnh. Số ca mắc SXH tăng chóng mặt trong những tuần gần đây, cả nước có trên 115.000 trường hợp mắc SXH, trong đó đã có 11 trường hợp tử vong.
Số ca mắc tăng 3,2 lần
Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, số ca mắc SXH tăng 3,2 lần so với cùng kỳ năm 2018. Số ca mắc SXH tăng nhanh ở các tỉnh Tây Nguyên, riêng trong tuần qua, cả nước ghi nhận có khoảng 10.000 ca, tăng khoảng 5 lần so cùng thời điểm này năm 2018.
Ông Nguyễn Đức Khoa, Phó trưởng Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, cho biết không chỉ Việt Nam mà theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, tình hình dịch đang gia tăng ở các nước châu Mỹ Latin và châu Á - Thái Bình Dương. "Tình trạng trên được cho là do hiện tượng biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu, làm cho vật trung gian truyền bệnh sinh sôi và phát triển mạnh" - ông Khoa nhận định. Theo các chuyên gia dịch tễ, với sự biến đổi của thời tiết, dịch SXH không còn diễn biến theo chu kỳ 3 - 4 năm bùng phát một đợt mà xuất hiện quanh năm, với những diễn biến khó lường.
Tại TP Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, theo ghi nhận tại Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới trung ương từ đầu năm đến nay, BV khám và điều trị hơn 1.000 trường hợp mắc SXH, trong đó, riêng tháng 7, số ca mắc liên tục tăng với hơn 400 bệnh nhân được chẩn đoán SXH, nhiều trường hợp phải nhập viện điều trị. Bác sĩ Nguyễn Kim Thư, Trưởng Khoa Virus - Ký sinh trùng BV Bệnh nhiệt đới trung ương, cho biết: "Từ tháng 7 là cao điểm của chu kỳ dịch. Nếu không tích cực phòng chống, dự báo thời gian tới, số ca mắc SXH sẽ tiếp tục gia tăng và bùng phát trên diện rộng".
Các tỉnh phía Nam có số ca mắc SXH tăng cao, từ đầu năm 2019 đến nay, có gần 50.000 người mắc SXH, cao hơn cùng kỳ năm 2018 là 139%. Riêng tại TP HCM, địa phương có số ca mắc cao nhất cả nước, từ đầu năm đến nay ghi nhận hơn 27.100 ca mắc, tăng hơn 165% so cùng kỳ năm 2018. Trong đó, hơn 15.600 ca điều trị nội trú, tăng 153% so cùng kỳ năm trước. BV Bệnh nhiệt đới TP HCM những ngày gần đây đang điều trị cho khoảng 200 ca SXH gồm cả người lớn và trẻ em. Trong đó, Khoa Hồi sức cấp cứu - Chống độc người lớn đang cứu chữa 5 trường hợp nặng được chuyển đến từ các tỉnh lân cận. Nhiều bệnh nhân nhiễm virus SXH Dengue nặng đã ảnh hưởng đến gan và nhiều cơ quan nội tạng khác. Thậm chí có trường hợp bị viêm não dẫn đến rối loạn thị giác, co giật thần kinh... khiến các bác sĩ phải rất vất vả để hồi sức, cứu bệnh nhân khỏi cơn nguy kịch. Còn tại Khoa Hồi sức nhi, những ngày gần đây tiếp nhận 5 - 6 ca bị sốc SXH/ngày và hiện điều trị 5 trẻ bị biến chứng nặng.
Theo số liệu từ BV Nhi Đồng Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, BV đã tiếp nhận và điều trị gần 900 ca SXH, tăng gấp 5 lần so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, chỉ tính trong tháng 7, số ca SXH nhập viện điều trị hơn 200 ca. Tại Đồng Tháp, trong 7 tháng đầu năm, dịch bệnh SXH luôn có chiều hướng diễn biến phức tạp với hơn 500 ổ dịch được ghi nhận, với hơn 1.200 trường hợp mắc SXH, tăng khoảng 25% so cùng kỳ năm 2018, trong đó có gần 70 ca nặng.
Phun hóa chất tại các điểm nóng sốt xuất huyết ở TP Hà Nội. Ảnh: NGỌC DUNG
Giai đoạn nguy hiểm của bệnh
Nhắc lại tình cảnh BV "vỡ trận", bác sĩ kiệt sức vì dịch SXH năm 2017, GS-TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới trung ương, phân tích: "Những năm qua, đặc điểm dịch tễ của bệnh SXH đã thay đổi nhiều. Nếu như trước đây, bệnh chủ yếu xuất hiện ở các khu vực có mùa mưa kéo dài, nhiệt độ cao thì nay bệnh xuất hiện khắp cả nước và hiện diện quanh năm. Trước đây, số ca mắc chủ yếu là trẻ em thì nay cả người lớn cũng mắc. Nguyên nhân là do miễn dịch cộng đồng thấp, tình trạng chủ quan khiến bệnh nặng thêm. Với những người đã có sẵn bệnh nền như tim mạch, đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, suy thận... hay phụ nữ có thai có thể làm tăng nguy cơ tử vong khi cùng lúc mắc thêm bệnh SXH".
Các chuyên gia cũng đặc biệt lưu ý SXH do 4 chủng virus Dengue gây ra và khi nhiễm bất kỳ chủng virus nào, con người sẽ có miễn dịch suốt đời với duy nhất chủng đó nhưng không miễn dịch với 3 chủng virus còn lại. Nếu chưa mắc các chủng còn lại vẫn có thể mắc trong những lần tiếp theo. "Từ thực tế điều trị, chúng tôi nhận thấy nếu bị mắc bệnh từ lần thứ hai trở đi với chủng virus khác, bệnh nhân có thể sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ xảy ra tình trạng sốc SXH gây nguy hiểm tính mạng" - GS Kính chia sẻ.
Biến chứng của SXH rất khó biết trước. Hầu hết những người mắc SXH trong các ngày đầu đều như nhau. Biến chứng thường xuất hiện từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, nên việc theo dõi rất quan trọng. Nhóm đối tượng trẻ em thường diễn biến nặng hơn do trẻ có sức đề kháng kém hơn người lớn. Nhóm người cao tuổi, người béo phì, phụ nữ có thai, người có bệnh mạn tính như gan, thận, những bệnh nhân dùng thuốc chống đông khi đặt stent... cần được theo dõi kỹ khi mắc bệnh.
Từ cuối ngày thứ 3 trở đi đến ngày thứ 7, người bệnh cần được theo dõi sát các dấu hiệu cảnh báo: mệt lả, sốt cao kéo dài, đau bụng, buồn nôn, nôn, đau tức vùng gan, lơ mơ hoặc tiểu ít, chảy máu bất thường... Hằng ngày, người bệnh cần xét nghiệm công thức máu để đánh giá nguy cơ cô đặc máu hoặc giảm tiểu cầu nặng trong giai đoạn này.
Một số ý kiến cho rằng không thể đổ lỗi hoàn toàn do thời tiết, môi trường mà cần nhìn nhận trách nhiệm từ các cấp chính quyền và chính người dân trong việc phòng chống dịch bệnh. "Nếu mỗi người chỉ cần dành 15 phút mỗi ngày vệ sinh nhà cửa, quét dọn nơi nước đọng. Đồng thời hợp tác với cơ quan chức năng trong việc phun hóa chất diệt muỗi, như mở cửa để hóa chất tỏa vào nhà... sẽ hạn chế sự bùng phát dịch bệnh" - một chuyên gia nhận định.
Trước diễn biến phức tạp của dịch SXH, GS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết ngành y tế TP đã chỉ đạo kiểm tra, giám sát; tiến hành ngay việc phun thuốc trừ muỗi và đẩy mạnh tuyên truyền cách thức phòng chống bệnh đến người dân từng khu phố, cụm dân cư. Trung tâm Y tế dự phòng TP cũng lên kế hoạch mới nhất trong tuần 32 phun thuốc diệt muỗi SXH diện rộng. Từ nay đến ngày 9-8, các đơn vị liên quan sẽ phun thuốc diệt muỗi cho gần 100 phường/xã thuộc các quận - huyện 1, 2, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 12, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Phú Nhuận, Thủ Đức, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ.
Sửa đổi phác đồ điều trị SXH
PGS-TS Nguyễn Văn Kính cho biết để phù hợp với nhiều biến đổi của bệnh SXH thời gian gần đây sau khi lấy ý kiến giới chuyên môn, trong tuần tới phác đồ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh SXH sẽ trình Bộ Y tế. Phác đồ này sẽ đặc biệt chú ý đến SXH ở người cao tuổi, phụ nữ mang thai và những người có sẵn bệnh lý nền để việc điều trị SXH ở nhóm bệnh nhân này đạt kết quả tốt nhất.
Hoàn tất nghiên cứu vắc-xin phòng chống SXH
Theo PGS-TS Trần Ngọc Hữu, nguyên Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM (Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu vắc-xin SXH do Công ty Sanofi Pasteur tài trợ), việc nghiên cứu vắc-xin SXH tại Việt Nam đã hoàn tất, hiện đang chờ được nghiệm thu và cấp phép lưu hành. Vắc-xin SXH Dengvaxia được nghiên cứu cách đây hơn 20 năm và đã trải qua nhiều giai đoạn nghiên cứu trên động vật và người, về dược lý, tính an toàn, hiệu quả. Từ năm 2011-2017, hai nghiên cứu lớn về tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin được thực hiện và hoàn thành ở 10 quốc gia, trong đó có 5 quốc gia Đông Nam Á gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu của Viện Pasteur TP HCM được giao thực hiện nghiên cứu trên 2.336 trẻ trong độ tuổi 2-14 tuổi, trong đó 1.402 trẻ tại TP Long Xuyên (tỉnh An Giang) và 934 trẻ tại TP Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang). Kết quả của các nghiên cứu cho thấy vắc-xin Dengvaxia cho hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh SXH ở cá thể 9-16 tuổi có xác định nhiễm SXH trước đó. Tại Việt Nam, toàn bộ trẻ tham gia nghiên cứu và thử nghiệm vắc-xin đều an toàn, không xảy ra tai biến.
Ngọc Dung - Nguyễn Thạnh - Trường Huy
Theo nguoilaodong
Bác sĩ cảnh báo dịch sốt xuất huyết lan rộng, nguy hiểm đến sức khỏe Trước tình trạng dịch sốt xuất huyết tăng, bác sĩ khuyến cáo người dân nên chủ động phòng tránh, ngăn chặn ổ dịch phát tán. Theo báo cáo sơ bộ của Sở Y tế Hà Nội, đến nay 2.399 trường hợp mắc sốt xuất huyết ở một số địa bàn như: Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Đống Đa, Cầu Giấy... Nguyên...