Đi đại tiện thế nào là tốt nhất?
Nhìn phân có thể đoán được sức khỏe đường tiêu hóa, lý tưởng nhất là bạn đi đại tiện không đau, đi hết trong một lần.
Theo WebMD, việc thực hành thói quen kiểm tra chất thải ra từ cơ thể là cách đánh giá sức khỏe và nhìn lại thói quen nạp thức ăn vào hằng ngày. Bạn cần lưu ý điều gì, bên dưới là những gợi ý hữu ích.
Phân bình thường là bạn cần đi hết một lần vào buổi sáng, hình dạng quả chuối, có màu nâu, ít mùi, dễ dội, không tan rã, không dính bồn cầu và cùng màu với một loại thực phẩm đã sử dụng.
Nên đi vệ sinh đúng một khung giờ trong ngày.
Phân mất cân bằng là khi có chất nhày bao bọc xung quanh như mạng nhện. Chất thải có màu xanh lá hoặc vàng mà không phải từ nguyên nhân hấp thụ quá nhiều rau củ, bí. Phân màu đất sét hay màu đen cũng không phải dấu hiệu tốt. Có máu trong phân là dấu hiệu của bệnh trĩ nên đi thăm khám sớm. Phân quá nặng mùi hay nhiều thức ăn chưa tiêu hóa nằm lẫn trong phân đều là dấu hiệu chưa tốt.
Về màu sắc của phân, hoàn hảo nhất là ở màu nâu, những sắc màu khác như hồng, xanh lá, vàng, trắng, đen hay màu bóng, trừ trường hợp do dùng thuốc hay ăn thực phẩm nhiều màu như cũ dền thì đều là dấu hiệu không tốt. Bên dưới là một số khả năng liên quan đến màu sắc chất thải hằng ngày của bạn:
Video đang HOT
- Đỏ có thể có nghĩa là xuất huyết tiêu hóa ruột dưới.
- Phân màu xanh lá cây có nguy cơ bạn mắc bệnh viêm ruột.
- Vàng có thể là rắc rối với túi mật hoặc ký sinh trùng.
- Khi phân màu trắng có thể chỉ ra các bệnh gan hay vấn đề về tụy.
- Chất thải màu đen có thể là xuất huyết tiêu hóa.
Hoàn hảo nhất là khi bạn đi vệ sinh thoải mái, không có cảm giác đau và đi hết trong một lần. Thói quen đi vệ sinh vào một giờ cố định trong ngày là tốt nhất.
Để việc đào thải mỗi ngày được dễ dàng bạn nên duy trì các thói quen như nhai thật kỹ thức ăn, cho đến khi thức ăn ngọt và thành nước thì mới nuốt. Bổ sung các chất lên men tự nhiên cho cơ thể từ sữa chua, cải muối, dưa chua. Các thực phẩm nhuận trường như khoai lang, bí đỏ, đu đủ, chuối … Ăn nhiều chất xơ từ rau củ hữu cơ, hạn chế chất kích thích, cà phê.
Theo vnexpress.net
Bị táo bón kéo dài, 3kg phân đóng trong ruột bé trai 5 tuổi
Bị táo bón từ khi chào đời, ruột cháu bé 5 tuổi phình giãn hơn 20cm, đóng gần gần 3kg phân. Đây là bệnh phình đại tràng bẩm sinh do nguyên nhân vô hạch chiếm vị trí hàng đầu trong hội chứng tắc ruột ở trẻ sơ sinh.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (ngày 17/7) cho hay, tại đây vừa tiếp nhận và can thiệp cho một trường hợp bị táo bón suốt 5 năm qua. Bệnh nhi là bé Đ.T. (5 tuổi ngụ tại Rạch Giá, Kiên Giang) vào viện trong tình trạng bụng phình lớn, đau bụng.
Bụng bệnh nhi phình căng, ruột chứa nhiều phân (phần màu trắng)
Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía gia đình ghi nhận, bệnh nhi bị táo bón từ khi chào đời đến nay. Bé được đưa đến nhiều bệnh viện điều trị nhưng không mang lại kết quả. Ngưng điều trị trở về được vài ngày, bé tiếp tục không đi cầu được, bụng căng lớn nên gia đình thường xuyên phải bơm dịch làm trơn qua đường hậu môn, hỗ trợ đại tiện cho bé.
Trước khi phải chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, bụng bệnh nhi ngày càng phình căng to bất thường, giải pháp bơm dịch qua hậu môn hỗ trợ đại tiện cho bệnh nhi không mang lại kết quả khiến nhi rơi vào tình trạng đau đớn.
Tại bệnh viện, qua thăm khám và chụp phim, bác sĩ chẩn đoán bé bị hội chứng phình đại tràng bẩm sinh (Hirschsprung), khiến một đoạn đại tràng không có dây thần kinh kiểm soát sự co bóp đại tràng. Sau hội chẩn bác sĩ quyết định phẫu thuật cho bệnh nhi. Sau 3 giờ khẩn trương trên bàn mổ, bác sĩ đã cắt bỏ phần trực tràng bị phình dài gần 20cm, dãn to 20cm, cùng gần 3 kg phân ứ đọng bên trong. Sau phẫu thuật, bé đã ăn uống và tự đi cầu được, tình trạng táo bón không tái phát.
Ruột bệnh nhi bị giãn lớn đã được bác sĩ cắt bỏ
Thông tin chuyên môn từ BS Nguyễn Thị Cẩm Xuyên, khoa Ngoại Tổng hợp cho hay: Bệnh phình đại tràng bẩm sinh do nguyên nhân vô hạch chiếm vị trí hàng đầu trong hội chứng tắc ruột ở trẻ sơ sinh. Trẻ mắc bệnh sau chào đời sẽ không đi tiêu phân su ở ngày đầu tiên (trẻ bình thường sẽ đi phân su). Những ngày sau đó, bé vẫn tiếp tục táo bón phải dùng thuốc bơm vào hậu môn hỗ trợ đi cầu.
BS Cẩm Xuyên khuyến cáo không phải trẻ nào mắc bệnh trên cũng có thể phát hiện trong giai đoạn sơ sinh. Do vậy, khi xuất viện, bác sĩ cần hẹn tái khám, người nhà bệnh nhi nên tuân thủ hoặc thấy bệnh nhi có biểu hiện táo bón cần sớm đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị. Việc phẫu thuật sớm sẽ giảm được nguy cơ phình ruột, tắc ruột và đảm bảo chức năng tiêu hóa, đào thải phân cho bệnh nhi.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Tiêu chảy cấp ở trẻ: Men vi sinh chứa bào tử Bacillus Claussi có hiệu quả? Thời điểm chuyển mùa là lúc dịch tiêu chảy cấp có nguy cơ bùng phát mạnh. Cùng trang bị cho mình những hiểu biết về căn bệnh nguy hiểm này để sẵn sàng bảo vệ cho bé yêu mẹ nhé! Mẹ biết gì về tiêu chảy cấp ở trẻ? Tiêu chảy nói chung và tiêu chảy cấp nói riêng là bệnh phổ biến...