Đặc sản Kon Tum – Món ngon giữa đại ngàn
Đến với Kon Tum, bạn không chỉ được đắm chìm trong khung cảnh màu xanh của đại ngàn, mà còn loạt món ăn vô cùng độc đáo của đồng bào các dân tộc nơi đây đang chờ bạn thưởng thức.
Đến Kon Tum mà chưa ăn gỏi lá thì coi như chưa đến, là một trong 10 món ăn đạt kỷ lục châu Á, gỏi lá Kon Tum bao gồm trên 40 loại lá khác nhau hầu hết đều là các vị thuốc thảo dược từ thiên nhiên an toàn, có công dụng tốt cho sức khỏe.
Thưởng thức món này cũng cần có kiểu cách, không vội vã “vơ” hết các lá mà phải theo đúng quy trình. Trước tiên, lấy lá cải hoặc lá mơ làm lá cuốn, sau đó cho thêm lá chua và vài lá khác tùy lựa chọn của người ăn, cuốn thành cái phễu nhỏ, bỏ miếng thịt ba chỉ, tôm, bì lợn… vào trong “phễu”, nhất định phải cho thêm hạt tiêu và hạt muối, một chút nước chấm. Mỗi lần cuốn lá là những loại lá khác nhau, tạo nên những hương vị khác nhau, khi thì chua chua lá xoài, khi thì bùi bùi lá sung, chan chát lá ổi.
Mang nét đặc trưng riêng với sự kết hợp giữa xôi, măng le rừng và cá nục. Hạt xôi vàng ươm, bóng bẩy, căng mềm, cá nục thơm mềm cả xương, măng le rừng giòn ngọt… xôi măng được gói trong lá chuối xanh tạo nên món ăn mộc mạc mang hương vị rất riêng, rất Kon Tum.
Video đang HOT
Lá mì vò hoặc giã nát nấu với cà đắng, thịt heo, cá sông nhưng ngon nhất phải kể đến là nấu với thịt khô treo gác bếp. Lá mì bùi, thơm, cà đắng ngọt hậu, cộng với cái ngọt dai, thơm mùi khói bếp của thịt, thêm miếng ớt xiêm xanh thơm nồng đậm đà, lạ miệng, khó quên.
Dế cơm sông Đăk Bla
Là loại đặc sản theo mùa có từ tháng 8 đến tháng 10. Dế cơm chiên thơm vàng ruộm, cuộn tròn lại với ít rau gia vị, kèm với xoài chua, lá càng cua, chấm thêm một ít muối tiêu rừng đặc trưng. Lan toả trong khoang miệng là vị dế giòn, bùi, ngọt thơm mà không thứ đặc sản nào có được.
Món ăn từ dế khá xa lạ với người đồng bằng, thế nhưng, với đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum, các món ăn chế biến từ dế đã trở nên quen thuộc, rất được ưa thích. Có rất nhiều loại dế như dế cơm, dế than, dế lửa nhưng để chế biến món ăn thì chỉ có dế cơm thì mới ngon được.
Sự hoà hợp các loại cây cỏ quý của đại ngàn Tây Nguyên như: Luh, Roong Gọ, sả rừng, ớt… quyện vào từng thớ thịt kết hợp với vị khói từ cây cà phê đã tạo nên sự khác biệt so với các loại gác bếp của các vùng miền khác. Khi ăn chỉ cần nướng qua than hồng hoặc hấp lại cho nóng. Từng miếng thịt dai, ngọt,thơm lạ sẽ khiến bạn phải lòng ngay lần thử đầu tiên.
Được tổ chức kỷ lục Guiness công nhận là 1/50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Gà nướng được chọn từ giống bản địa, tẩm ướp các gia vị đặc trưng của núi rừng chấm kèm với muối lá é. Ăn kèm cùng cơm lam được chế biến bằng nếp rẫy nấu trong ống nứa non, vùi bếp lửa, dẻo mềm, thơm lựng chấm kèm với muối đậu thì ngon hết nấc.
Cá tầm Măng Đen
Cá tầm được nuôi tại Măng Đen, với toàn bộ xương đều là sụn, phần thịt cá trắng muốt, dai dai và béo ngậy được chế biến với nhiều món ngon từ chiên, hấp, om dưa, lẩu… Món ăn nào với cá tầm Măng Đen cũng sẽ khiến du khách mê mẩn.
Bún đỏ cao nguyên
Bún đỏ cao nguyên là một trong những món đặc sản tại Kon Tum. Không giống như bún bò, bún chả cá… bún đỏ cao nguyên chế biến đơn giản hơn nhiều. Nguyên liệu của món này bao gồm: cua đồng, chả viên và trứng cút luộc, dầu điều để tạo màu đỏ của bún. Một bát bún với màu sắc bắt mắt lại càng kích thích vị giác của du khách.
Cá chua Đăk Glei
Là món ăn truyền thống của người dân tộc Jẻ Triêng – ĐăkGlei. Cá sông trộn với các loại gia vị rừng đặc biệt, bỏ trong ống nứa và để lên men. Cá sau khi lên men có hương vị cực kỳ quyến rũ, có thể ăn luôn hoặc chế biến thành nhiều món như: cá chua nấu lá rừng, cá chua kho, hấp…
Để có món cá gỏi kiến vàng ngon người ta chọn những con cá suối nhỏ chỉ bằng 3 ngón tay, còn kiến vàng chọn tổ kiến có nhiều trứng và kiến non thì mới ngon. Trải qua nhiều khâu chế biến và tẩm ướp để mùi vị của kiến, trứng kiến và cá hòa quyện với nhau cùng một số loại gia vị là bạn đã có thể thưởng thức món gỏi cá kiến thơm ngon độc nhất vô nhị của Kon Tum. Món ăn mới nghe tên nhiều người cảm thấy sợ nhưng khi được ăn rồi lại muốn ăn nữa.
Xôi măng: Đặc sản "độc-lạ" của Kon Tum
Ắt hẳn, rất nhiều người sẽ bất ngờ khi nghe đến cái tên "xôi măng", nhưng đối với người Kon Tum thì món ngon này lại làm nên nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của họ.
Xôi măng được nấu từ gạo nếp thơm như những món xôi khác và măng tươi lấy từ rừng. Thế nhưng, dù mỗi chén xôi nhìn khá đơn giản nhưng lại rất hút thực khách. Chính vì vậy, món ngon này không hổ danh là đặc sản đáng nhớ của Kon Tum.
Công đoạn chế biến món xôi măng hết sức đơn giản. Măng tươi lấy trên rừng về sẽ được người dân lột vỏ, rửa sạch rồi thái thành những miếng vừa ăn. Sau đó, măng sẽ được sơ chế để loại bỏ mùi và vị đắng. Tiếp đến, người ra sẽ đem xào măng rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Xôi măng. Ảnh minh họa.
Gạo nếp dẻo ngâm với chút nước muối pha loãng cùng bột nghệ để tăng sự hấp dẫn cho nồi xôi. Khoảng 8 tiếng sau, những người đầu bếp sẽ đãi sạch gạo rồi đem đi đồ xôi. Ngoài việc dùng xôi với măng, người dân Kon Tum còn ăn kèm với ớt và cá kho.
Xôi măng Kon Tum quyến rũ thực khách bởi màu sắc quyến rũ của măng rừng cùng gạo nếp trộn nghệ cùng hương vị thơm ngon, đặc biệt đã khiến thực khách ăn một lần, nhớ cả đời. Vô tình, món ngon này trở thành thứ để níu chân du khách mỗi lần ghé thăm vùng đất Bắc Tây Nguyên.
Du lịch Kon Tum có những món đặc sản gì? Cùng Wanderlust Tips du lịch Kon Tum để khám phá những món ăn đặc sản của vùng đất này - nơi có cảnh sắc tuyệt đẹp nơi núi rừng đại ngàn làm say lòng bao du khách. Kon Tum luôn khiến người ta say đắm bởi cái nắng, cái gió của vùng đất cao nguyên rộng lớn. Du lịch Kon Tum không chỉ...