Đa số trẻ Việt Nam không đạt chế độ dinh dưỡng khuyến nghị
Theo khảo sát tình trạng dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á ( SEANUTS) thực hiện từ năm 2010 đến 2012, cứ 3 trẻ Việt Nam thì có 2 em không đạt chế độ dinh dưỡng khuyến nghị của Bộ Y tế.
Việt Nam nằm trong số 36 quốc gia có tỷ lệ trẻ thấp còi cao nhất thế giới. Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì và mắc bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng cũng gia tăng (khoảng 4,8%). Bên cạnh đó, mặc dù đã có kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 1996 – 2000 và chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 – 2010, nhưng tình trạng thiếu dinh dưỡng vẫn là vấn đề báo động bên cạnh tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng; thiếu máu dinh dưỡng cao; thiếu hụt vitamin D…
Dinh dưỡng hợp lý đến từ những bữa ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng và cách chế biến khoa học.
Cuộc khảo sát tình trạng dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á (viết tắt là SEANUTS) triển khai với quy mô trên 16.744 trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 12 tuổi tại Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam từ 2010 đến 2012 thực hiện những đánh giá chuyên sâu trên diện rộng: đánh giá nhân trắc học, mức tiêu thụ dinh dưỡng từ khẩu phần ăn, hoạt động thể chất, khả năng nhận thức, xét nghiệm máu và chất lượng xương. Kết quả được British Journal của Anh đăng tải.
Trong đó, kết quả của Việt Nam cho thấy cứ 3 trẻ Việt Nam thì có 2 trẻ không đạt chế độ dinh dưỡng khuyến nghị của Bộ Y tế. Việt Nam đang chịu gánh nặng kép về tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em lứa tuổi học trò. Đó là tình trạng suy dinh dưỡng phổ biến ở nông thôn, còn trẻ ở các thành phố lớn lại thừa dinh dưỡng, một tỷ lệ lớn trẻ béo phì. Nhóm trẻ độ tuổi đi học, tình trạng thấp còi có tỷ lệ cao hơn (với 15,6%), nhẹ cân chiếm 22,2%. Ở nhóm trẻ 6 – 11 tuổi, khoảng một nửa thiếu vitamin D.
Video đang HOT
Nghiên cứu SEANUTS cũng chỉ ra, trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi có tỷ lệ nhẹ cân (hoặc gầy) thấp hơn trẻ độ tuổi lớn hơn. Điều đó có thể do lượng trẻ độ tuổi cai sữa nhiều hơn, thức ăn không vệ sinh, nguồn nước và môi trường không đảm bảo.
Những khảo sát trong nước cũng từng chỉ ra, lúc mới sinh, trẻ em Việt Nam có thể trạng không thua kém so với chuẩn quốc tế. Nhưng do cách chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, sức khỏe và chiều cao của trẻ ngày càng kém đi. Các chuyên gia trong ngành dinh dưỡng chia sẻ, nhiều mẹ quan niệm chọn đồ ngon, đồ bổ là con sẽ cao lớn thông minh, nhưng dinh dưỡng hợp lý đến từ những bữa ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng và cách chế biến khoa học.
Kết quả SEANUTS cũng phản ánh thực trạng kéo theo từ những quan điểm sai lầm trên, khi đại đa số các mẹ Việt Nam đang nuôi con theo khẩu phần ăn truyền thống không đủ năng lượng, thiếu hụt đạm động vật, thiếu rau xanh, trái cây và chất béo. Từ đó khẩu phần của trẻ thiếu hụt những vi chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, B1, C, D… theo khuyến nghị của Bộ Y tế. Điều này gây nên tình trạng mất cân bằng về dinh dưỡng cho trẻ, điển hình là có nhiều trẻ béo phì nhưng lại thiếu vi chất dinh dưỡng.
Theo tiến sĩ Lê Nguyễn Bảo Khanh ( Viện Dinh dưỡng Quốc gia), dinh dưỡng bao gồm tất cả vitamin và một số khoáng chất mà cơ thể cần với một lượng rất ít, nhưng quan trọng. Chúng là chất xúc tác cần thiết giúp cơ thể sản xuất rất nhiều loại men, nội tiết tố và những hoạt chất cần thiết khác giúp cơ thể hoạt động và tăng trưởng. “Việc không đạt chế độ dinh dưỡng khuyến nghị về lâu dài sẽ đẩy trẻ đến tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, gây thấp còi, loãng xương, tăng nguy cơ mắc bệnh, giảm phát triển trí não, dễ bị tai biến sản khoa về sau…”, tiến sĩ Lê Nguyễn Bảo Khanh nói.
Phương Thảo
Theo VNE
Bữa ăn gia đình, học đường thiếu dinh dưỡng
Cuộc sống hiện đại, con người ta luôn tất bật, nhiều bà mẹ không còn thời gian để chăm lo bữa ăn cho gia đình tươm tất. Điều này đã ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Từ bữa ăn ở gia đình bận rộn...
Mỗi sáng trước giờ học, đến các trường tiểu học, THCS ở TPHCM, chúng ta thường bắt gặp những bà mẹ, ông bố dựng xe trước cổng trường cho trẻ ăn vội; các hàng quán bán thức ăn trước cổng trường có rất đông các bà mẹ đưa con đến lớp ghé qua "làm" cho bé hộp xôi, hộp cơm để trẻ kịp mang vào lớp. Chị Nguyễn Xuân Th. (ngụ Q.Tân Bình) có hai con nhỏ 12 tuổi và 7 tuổi. Công tác ở Q.5, hằng ngày chị phải có mặt ở nơi làm việc lúc 7 giờ. Thời gian bận rộn nên buổi sáng chị không kịp chế biến bữa ăn sáng cho các con, thay vào đó, hôm thì mua gói xôi, hôm ổ bánh mì bên ngoài khi đưa con đến lớp; hoặc cho tiền để con tự ăn. " Có hôm bọn trẻ không kịp ăn, hoặc làm biếng, đợi đến giờ ra chơi mua đồ ăn vặt. Biết con ăn vậy là thiếu chất nhưng bận rộn, mà nhà không có người giúp việc, đành chịu!", chị Th. nói.
Tiến sĩ bác sĩ (TS. BS) Lê Nguyễn Bảo Khanh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho rằng: " Mặc dù ngày nay các gia đình có điều kiện kinh tế hơn trước, nhưng cuộc sống của người Việt ngày nay bị cuốn theo nhịp sống hối hả của nền kinh tế thị trường. Vì quá bận rộn, nhiều bà mẹ không thể chăm lo tươm tất bữa ăn gia đình nói chung, và cho các con nhỏ nói riêng.". Bên cạnh đó, theo TS - BS Lê Nguyễn Bảo Khanh, hiện nay người Việt hướng tới chế độ ăn theo phương tây, đó là tăng sử dụng thịt, chất béo, chất đường ngọt, thức ăn tinh chế, giảm sử dụng các thực phẩm nhiều chất xơ. Thậm chí, nhiều người, bao gồm cả trẻ em còn bỏ bữa hoặc thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh (giàu năng lượng nhưng thiếu vi chất). Chính chế độ ăn không đầy đủ và không hợp lý đã dẫn tới tình trạng trẻ em bị thiếu dinh dưỡng vẫn tồn tại ở một số thành phố lớn là vậy.
Chất lượng bữa ăn tại trường vẫn còn là nỗi băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh
...đến bữa ăn học đường thiếu dinh dưỡng
Mặc dù theo đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng, các trường bán trú đã rất cố gắng vượt qua những khó khăn về hạn chế mặt bằng, cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn để từng bước cải thiện bữa ăn cho học sinh. Song trên thực tế, chất lượng bữa ăn tại trường vẫn còn là nỗi băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng gần đây ở một số trường tiểu học tại các thành phố lớn đã cho thấy sự bất cập về chất lượng dinh dưỡng của bữa ăn học đường này. Cụ thể, số loại thực phẩm được sử dụng chế biến cho bữa ăn bán trú hàng ngày chỉ từ 9 đến 11 loại, trong khi khuyến cáo của Bộ Y tế nên ít nhất là 15 loại. Về giá trị dinh dưỡng của khẩu phần, bữa ăn tại các trường đã đạt nhu cầu khuyến cáo về khẩu phần chất đạm, nhưng năng lượng chỉ đạt 61% - 76%. Đặc biệt, khẩu phần các vi chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, như khẩu phần can xi chỉ đạt 28,8%; khẩu phần sắt đạt dưới 75%, khẩu phần vitamin A dưới 80%, vitamin B2 dưới 33%; vitamin C dưới 51%, vitamin D dưới 20%...
Nguyên nhân dẫn tới chất lượng dinh dưỡng của bữa ăn bán trú chưa đảm bảo là do, hầu hết những người phụ trách chế độ ăn uống trong trường (quản lý, cấp dưỡng...) chưa từng qua trường lớp đào tạo về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc lên thực đơn bữa ăn hàng ngày cho học sinh tại trường được làm theo kinh nghiệm nấu nướng của cấp dưỡng và phụ thuộc chủ yếu vào số tiền đóng góp từ phụ huynh. Nhiều nơi có điều kiện kinh tế khó khăn hơn, mức tiền ăn đóng góp từ các gia đình rất thấp nên trường khó có thể lên các thực đơn đa dạng, phong phú, đủ chất và ngon miệng. Với thực trạng trên, những bữa ăn học đường có chất lượng dinh dưỡng thấp là điều không thể tránh khỏi.
" Dinh dưỡng cho trẻ lứa tuổi học đường, đặc biệt cho trẻ nhỏ trong những năm đầu đời được xem như là nền tảng quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Một chế độ dinh dưỡng không hợp lý hoặc không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sự phát triển tối ưu và thành tích học tập của trẻ", TS. BS Lê Nguyễn Bảo Khanh nói.
Theo Dân trí
70% trẻ không đạt chế độ dinh dưỡng khuyến nghị Đời sống ngày càng nâng cao, tuy nhiên có nhiều yếu tố tác động khiến cho nhiều trẻ em bị thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thể chất và trí tuệ. Nguyên nhân và giải pháp luôn là nỗi trăn trở của xã hội và phần lớn của các bậc phụ huynh. Con số đáng báo...