Cúm thường cũng gây chết người
Trước 3 ca tử vong vì cúm mùa A/H1N1 tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Y tế cảnh báo cúm mùa đa phần là lành tính. Tuy nhiên, một tỉ lệ nhỏ bệnh diễn biến nặng hoặc tử vong, nhất là khi người bệnh mắc các bệnh lý mãn tính khác kèm theo.
Ca tử vong mới nhất do cúm A/H1N1 là bệnh nhân .T.V (46 tuổi, ngụ quận Bình Tân). Ban đầu, bệnh nhân khởi phát bệnh với các biểu hiện như ho, sốt tự chữa trị tại nhà nhưng bệnh không thuyên giảm mà có biểu hiện nặng thêm. Ngày 22/6, người bệnh được chuyển đến Chợ Rẫy trong tình trạng suy hô hấp, viêm phổi nặng phải thở máy.
Các kết quả xét nghiệm xác định bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1. Dù được bệnh viện điều trị tích cực nhưng tình trạng bệnh không cải thiện. Sau khi gia đình xin đưa về, bệnh nhân tử vong tại nhà.
Trước các ca tử vong do cúm A/H1N1 tại TP Hồ Chí Minh, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, hiện nay, các chủng cúm mùa lưu hành trên thế giới và Việt Nam chủ yếu bao gồm cúm A(H1N1), cúm A(H3N2) và cúm B.
Một ca mắc cúm A/H1N1 tại TP Hồ Chí Minh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, số liệu giám sát cúm mùa từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ từ 14/5 tới 27/5/2018, cho thấy trong hơn 67.928 mẫu xét nghiệm đã ghi nhận 2.328 mẫu dương tính với cúm, trong đó có 69.4% (1616) là cúm A, còn lại là cúm B. Trong các týp cúm A chiếm phần lớn là phân týp cúm A(H1N1) với 75.1% (888), còn lại là cúm A(H3N2) chiếm 24.9% (295).
Video đang HOT
Tại Việt Nam, theo số liệu của hệ thống giám sát cúm quốc gia, trong những năm trước và những tháng đầu năm 2018, cúm A(H1N1) chiếm khoảng 20-50% trong số các chủng cúm mùa lưu hành tại Việt Nam, còn lại là cúm B và cúm A(H3N2).
Đa phần các ca mắc cúm mùa bênh thường khỏi sau 1 tuần điều trị thông thường. Một tỷ lệ nhỏ các trường hợp (thường ở những người có sức đề kháng kém, người có bệnh mạn tính như suy thận, đái tháo đường…, người già, trẻ em và phụ nữ có thai) có thể có diễn biến nặng như viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí tử vong.
Cùng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TƯ, các chủng cúm mùa A/H1N1, cúm B, H3N2 đa phần là lành tính, tự khỏi chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ diễn tiến bệnh nặng lên. Tuy nhiên không vì thế mà người dân chủ quan, khi có biểu hiện cúm nên cách ly và đến viện khám ngay khi có diễn biến nặng để được tư vấn tốt nhất.
Bởi cúm mùa cũng có thể tiến triển nhanh gây viêm phổi, suy hô hấp. Đặc biệt khi bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính khác như suy thận, đái tháo đường…kèm theo thì nguy cơ diễn biến nặng càng tăng lên.
Cúm A(H1N1) là một trong các chủng cúm mùa. Người mắc cúm A(H1N1) có biểu hiện lâm sàng giống như khi mắc các chủng cúm mùa khác, như sốt cao, chảy nước mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, đau họng.
Vì thế, khi có dấu hiệu cúm như sốt, đau nhức toàn thân, hắt hơi, chảy nước mũi… mọi người vẫn thường tự điều trị triệu chứng ở nhà, sau vài ba ngày là bệnh lui. Tuy nhiên, nếu cảm thấy mệt mỏi quá mức bình thường thì bệnh nhân nên đến viện để được kiểm tra. Đặc biệt khi có sốt cao lên sau vài ngày sốt nhẹ, đau nhức người, kèm theo triệu chứng đau ngực, khó thở thì càng phải đến viện sớm.
Bệnh cúm A(H1N1) lây truyền qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp khi hít phải giọt bắn nước mũi, nước bọt khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc gián tiếp qua bàn tay khi cầm nắm các vật dụng có nhiễm nước mũi, nước bọt của bệnh nhân (thành giường, tay nắm cửa, điện thoại…) hoặc do dùng chung dụng cụ với bệnh nhân (cốc chén, bát đũa, thau chậu…).
Vì thế để phòng bệnh cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, giữ gìn vệ sinh mũi, miệng, mắt; Khi đi đường, nên mang khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp, tránh nhiễm bệnh qua đường hô hấp. Còn khi đã nhiễm bệnh, nên nghỉ học, nghỉ làm, hạn chế đến các nơi công cộng để tránh lây bệnh cho những người khác. Ngoài ra có điều kiện nên tiêm phòng vắc xin cúm để phòng ngừa căn bệnh này.
Tiêm vắc xin cúm cũng là biện pháp đề phòng cúm và phòng biến chứng v iêm phổi do bị cúm. Mọi người nên tiêm phòng trước mùa cúm 1 tháng. Tại VN, theo dịch tễ, tháng 3 dương lịch là một trong những tháng có tỷ lệ mắc nhiễm cúm cao nhất, tiếp đó là tháng 10.
Khi không may bị cúm, hay bị các bệnh về đường hô hấp, cần nhanh chóng điều trị triệt để nhằm tránh gây biến chứng viêm phổi. Nhất là ở trẻ em, diễn tiến bệnh thường rất nhanh nên việc phát hiện, điều trị là rất quan trọng. Vì thế, khi có bất cứ dấu hiệu nào như sổ mũi, thở khò khè, mệt mỏi…cần đưa người bệnh đi khám, điều trị sớm, không tự ý dùng thuốc, để đến khi bệnh nặng mới đưa đến viện sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Tắm bể bơi, khám phụ khoa... cũng có thể dính cúm A/H1N1
Một nhân viên y tế có dấu hiệu bị lây nhiễm cúm sau khi tiếp xúc với bệnh nhân bị cúm A/H1N1. Một phụ nữ đi khám phụ khoa có tiếp xúc với bệnh nhân bị cúm A/H1N1 tại một bệnh viện, về nhà đã dương tính với bệnh này.
Trước tình hình bệnh cúm A/H1N1 lây lan, ngày 12.6, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết: Cúm A/H1N1 đang chiếm khoảng 40% trong nhóm các chủng virus cúm mùa thông thường lưu hành hàng năm và gây bệnh ở người. Từ đầu năm 2018 đến nay, kết quả giám sát cúm từ hệ thống giám sát quốc gia ghi nhận virus cúm A/H1N1 chiếm tỉ lệ cao hơn so với các chủng virus cúm mùa khác. Hơn 40% còn lại là cúm B và cúm A/H3N2.
Cũng theo GS.TS Đặng Đức Anh, hiện cúm A/H1N1 đang lây lan ở nhiều tỉnh, thành miền Nam, nơi có khí hậu nắng nóng. Virus cúm lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Do đó, nếu một người mang mầm bệnh từ vùng có dịch thì bệnh sẽ lây lan rất nhanh. Ngoài ra, cũng không loại trừ việc đi lại, giao lưu đi lại giữa các vùng miền cũng thuận tiện hơn nên nếu người chưa có miễn dịch hoặc cơ thể dễ cảm nhiễm thì dễ dàng mắc bệnh.
Bể bơi cũng là môi trường dễ lây lan cúm A/H1N1
Virus cúm H1N1 là loại virus có sức lây lan vô cùng mạnh mẽ, bất cứ ai cũng có thể bị virus tấn công, từ trẻ em mới sinh cho tới người già, ngay cả những người khỏe mạnh cũng có nguy cơ lây nhiễm cao. H1N1 có khả năng bùng phát và trở thành dịch lớn trên cả nước. Sở dĩ virus có khả năng lây lan mạnh mẽ đến vậy là do cơ chế lây truyền và khả năng tồn tại của vi khuẩn.
Virus H1N1 có khả năng tồn tại trong môi trường ngoài rất lâu. Cụ thể, nó có thể sống 2 ngày "bám dính" trên những đồ dùng gia đình như bàn, ghế, tay nắm cửa, công tắc đèn... Trong quần áo của con người, vi khuẩn tồn tại được trong 12 giờ. Trong môi trường nước 0 độ C, virus H1N1 có thể sống tới 1 tháng. Người bình thường vô tình tiếp xúc trực tiếp với virus có khả năng nhiễm cúm rất lớn. Tỉ lệ tử vong khi nhiễm phải virus cúm H1N1 từ 0-4%. Mức độ tử vong phụ thuộc vào quá trình bệnh phát triển, nếu được chẩn đoán phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể dễ dàng vượt qua những biến chứng nguy hiểm của cúm H1N1.
Về ổ dịch cúm A/H1N1 tại các tỉnh phía Nam, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết: Ở đây, dịch cúm A/H1N1 đã được khống chế, nhưng cúm A/H1N1 có khả năng tấn công sâu vào tế bào phổi, gây viêm phổi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các biện pháp phòng chống dịch cúm A/H1N1 vẫn cần được nâng cao.
Theo 2sao.vn
Tại sao "cậu nhỏ" thay đổi màu sắc? Đôi khi "cậu nhỏ" của nam giới có thể biến thành màu tím đỏ. Sự thay đổi màu sắc này đa phần là lành tính do sự gia tăng lưu lượng máu đến các mạch máu và các tuyến trong đó. Điều này thường xảy ra khi nam giới thấy hưng phấn tình dục. Tuy nhiên, khi sự thay đổi màu sắc là...