COP28: LHQ kêu gọi hành động tham vọng hơn để chấm dứt khủng hoảng khí hậu
Ngày 6/12, Thư ký điều hành Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (UNFCCC) Simon Stiell kêu gọi các quốc gia tham dự Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia UNFCCC (COP28), đang diễn ra ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), thực hiện các hành động tham vọng và quyết liệt hơn nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng khí hậu.
Toàn cảnh lễ khai mạc Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) ở Dubai, UAE, ngày 30/11/2023. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Phát biểu tại COP28, ông Stiell nêu bật sự cần thiết phải thực hiện cam kết tài trợ cho nỗ lực chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Ông nhấn mạnh: “Chỉ khi đạt được tiến bộ thực sự về vấn đề tài chính mới có thể mang lại kết quả đáng kể và động lực cho các hành động về khí hậu. Các cuộc đàm phán tại COP28 phải đặt vấn đề này lên hàng đầu”. Cũng theo quan chức cấp cao về khí hậu của LHQ, trước khi COP28 kết thúc vào cuối tuần tới, các quốc gia tham dự hội nghị cần đạt được một thỏa thuận nhằm đẩy nhanh các hành động khí hậu.
Video đang HOT
Lời kêu gọi của ông Stiell được đưa ra trong bối cảnh COP28 đã đi được nửa chặng đường nhưng các quốc gia tham dự hội nghị vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong các vấn đề như tương lai của nhiên liệu hóa thạch và việc tài trợ cho các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cùng ngày, Ủy viên phụ trách chính sách khí hậu của Liên minh châu Âu (EU), ông Wopke Hoekstra, cho rằng các cuộc đàm phán tại COP28 cần đạt được kết quả “đánh dấu sự khởi đầu cho việc chấm dứt” nhiên liệu hóa thạch.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, phát biểu với báo giới, ông Hoekstra cho biết vẫn còn rất nhiều việc phải làm ở phía trước khi các nhà đàm phán tìm cách đạt được thỏa thuận nhằm duy trì mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ ở mức 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp. Ông cho biết tất cả 27 quốc gia thành viên EU đều muốn đây là một phần của kết quả đàm phán, đồng thời lưu ý các nhà khoa học đã cảnh báo thế giới phải đẩy nhanh việc giảm phát thải trong thập niên này. Ông Hoekstra nhấn mạnh: “Đơn giản là chúng ta phải loại bỏ nhiên liệu hóa thạch”.
Đề xuất “giảm dần/loại bỏ” việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch là một trong những nội dung được đưa vào bản dự thảo đầu tiên của thỏa thuận hành động chống biến đổi khí hậu. Đây là vấn đề mà các đại biểu của khoảng 200 nước đang nỗ lực tìm tiếng nói chung tại COP28. Về mặt lý thuyết, một thỏa thuận sẽ được hoàn tất vào ngày 12/12 – ngày họp cuối cùng của hội nghị.
COP28: Khởi động nền tảng hợp tác quốc tế về xây dựng năng lực tài chính 'xanh'
Ngày 5/12, một nền tảng hợp tác quốc tế cung cấp các dịch vụ xây dựng năng lực tài chính bền vững cho các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển đã ra mắt tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Toàn cảnh lễ khai mạc Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) ở Dubai, UAE, ngày 30/11/2023. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Sự kiện này diễn ra bên lề Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) được tổ chức tại Dubai.
Nền tảng với tên gọi "Liên minh nâng cao năng lực đầu tư bền vững", do Viện Tài chính và Bền vững (IFS) trụ sở ở Bắc Kinh (Trung Quốc) khởi xướng và bao gồm hơn 20 thành viên sáng lập. Mục tiêu của cơ chế hợp tác này là đào tạo và huấn luyện 100.000 chuyên gia cho các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Theo Chủ tịch IFS Ma Jun, nhu cầu đầu tư bền vững rất lớn ở các thị trường và các nền kinh tế nói trên, song phần lớn các nền kinh tế này thiếu những thành phần chủ chốt của hệ thống tài chính "xanh" mang tính bền vững. Điều này được coi là rào cản chính đối với việc huy động tài chính bền vững ở nhiều thị trường mới nổi ở Nam bán cầu vốn cần nguồn tài chính "xanh" trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Tài chính xanh được hiểu là những hỗ trợ về tài chính hướng đến tăng trưởng xanh thông qua việc cắt giảm phát thải khí nhà kính, ô nhiễm môi trường, thúc đẩy sản xuất xanh...
Dự kiến, nền tảng trên sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2024, với các sự kiện trực tiếp sẽ diễn ra ở châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh.
Loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch có thể cứu sống hàng triệu người Giới chuyên gia y tế kêu gọi các quốc gia cần đặt sức khỏe của người dân làm trung tâm kế hoạch chống biến đổi khí hậu và loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch như một cách để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí và bệnh tật đang trầm trọng hơn do nhiệt độ tăng cao. Khí thải bốc lên...