Con gái cựu chiến binh Mỹ hơn 20 năm miệt mài vì nạn nhân da cam Việt Nam

Theo dõi VGT trên

“Lý do đầu tiên tôi đến Việt Nam là vì cha tôi. Nhưng lý do tôi gắn bó với Việt Nam lâu như vậy là vì các nạn nhân da cam”, bà Susan Hammond, con gái một cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, chia sẻ về công việc mà bà đã dốc lòng, dốc sức suốt hơn 20 năm qua.

Con gái cựu chiến binh Mỹ hơn 20 năm miệt mài vì nạn nhân da cam Việt Nam - Hình 1

Bà Susan Hammond trò chuyện với các nhà báo trong chuyến thăm Hà Nội đầu tháng 7/2018 (Ảnh: An Bình)

“Mối duyên” với Việt Nam

Susan Hammond đã dành gần như cả cuộc đời để trợ giúp các cộng đồng tái thiết. Nhưng đôi khi điều đó không diễn ra tại bang Vermont (Mỹ) quê hương bà, mà cách đó nửa vòng trái đất. Có những người bạn không hiểu vì sao bà đi xa như thế, để làm một công việc mà chính phủ Mỹ trước kia luôn né tránh đề cập.

Mối “duyên nợ” với Việt Nam của bà Susan xuất phát từ người cha, một cựu chiến binh Mỹ.

“Vào tháng 4/1970, cha tôi đến Việt Nam khi tham gia Công binh Lục quân Mỹ. Chị em chúng tôi lúc đó đã đủ lớn để xem tin tức về cuộc chiến trên tivi, nhưng khu vực đồi núi bang Vermont đã hạn chế tín hiệu truyền hình. Vì thế, chúng tôi không biết về những gì đang xảy ra trong cuộc chiến. Cha tôi đã trở về an toàn, hay ít nhất là chúng tôi nghĩ vậy”, bà từng viết.

Sự tò mò về đất nước cha mình từng tham chiến đã đưa Susan tới Việt Nam lần đầu tiên cùng chị gái năm 1991. Cô gái 26 t.uổi khi đó dành một năm rưỡi để đi du lịch khắp thế giới và dự định quay trở lại Mỹ làm giáo viên.

Nhưng Việt Nam đã trở thành một điểm đặc biệt trong hành trình đó, một ngã rẽ bất ngờ trong cuộc đời, như bà tâm sự trong lần trở lại Việt Nam đầu tháng 7/2018.

Susan trở lại Việt Nam năm 1996 để học tiếng Việt và dạy tiếng Anh. Khi sống và làm việc tại Việt Nam, bà đã tận mắt chứng kiến những hệ quả dai dẳng mà chiến tranh để lại, dù cuộc chiến đã lùi xa.”Khi tôi đến Việt Nam lần đầu tiên năm 1991, tôi thấy một đất nước còn nghèo, với nhiều dấu tích của chiến tranh. Các tòa nhà bị trúng bom và người ăn xin trên đường phố. Nhưng tôi cũng nhìn thấy một thế hệ sau chiến tranh muốn hàn gắn và tiến về phía trước. Một đất nước đang trên đà thay đổi lớn và tôi muốn trở thành một phần trong đó”, bà nhớ lại.

Cùng thời điểm đó, cha bà Susan bị chẩn đoán mắc bệnh Parkinson, một trong nhiều chứng bệnh có liên quan tới chất độc da cam mà quân đội Mỹ từng sử dụng tại Việt Nam.

“Tôi biết cần phải làm gì đó, bất kể điều gì có thể để trợ giúp. Ở nhà, tôi có thể nhận thấy những ảnh hưởng của chất độc da cam đối với cha tôi. Khi tới Việt Nam, tôi có thể nhìn thấy những ảnh hưởng đang tiếp diễn đối với người dân Việt. Là một người Mỹ, tôi thấy mình có trách nhiệm nào đó đối với những hậu quả do chiến tranh gây ra”, bà Susan nói.

Hơn 20 năm miệt mài vì nạn nhân da cam

Con gái cựu chiến binh Mỹ hơn 20 năm miệt mài vì nạn nhân da cam Việt Nam - Hình 2

Bà Susan trong một chuyến công tác tại Việt Nam (Ảnh do nhân vật cung cấp) Ảnh: Rivka Eisner

Trong khoảng thời gian từ 1961-1971, ước tính quân đội Mỹ đã rải gần 80 triệu lít chất độc da cam xuống miền nam Việt Nam, cũng như tại Lào và Campuchia, để hủy diệt những khu rừng và cải thiện tầm nhìn cho các máy bay. Thuốc diệt cỏ này có chứa TCDD, dạng nguy hiểm nhất của dioxin, “nột trong những hợp chất độc nhất mà con người từng biết đến”, theo một báo cáo năm 2006 của Viện Khoa học Quốc gia Mỹ. Các tác động của phơi nhiễm bao gồm việc gia tăng nguy cơ bị sinh non, sảy thai tự nhiên, thai lưu, một loạt dị tật bẩm sinh và ung thư tử cung.

Chiến tranh Việt Nam không được dạy trong một số trường trung học. Đó là một cuộc chiến mọi người biết, nhưng không hiểu rõ. Giờ đây, sau hơn 40 năm, cuộc chiến vẫn đang g.iết c.hết hàng trăm người mỗi năm. Hầu hết mọi người không nghe gì về nó và không hiểu được làm sao mà một cuộc chiến từ nhiều năm trước lại vẫn gây hậu quả cho tới ngày nay”, bà nói.Đối với nhiều người Mỹ, Chiến tranh Việt Nam giờ đây chỉ còn trong những cuốn sách lịch sử. Mặc dù người Mỹ có thể ý thức được cuộc chiến đã ảnh hưởng như thế nào tới các cựu chiến binh, nhưng không nhiều người biết rằng nó vẫn đang ảnh hưởng tới người Việt Nam.

Tận mắt chứng kiến những di chứng khủng khiếp của chất độc da cam đối với chính các cựu chiến binh Mỹ cũng như với môi trường và những người dân của Việt Nam, bà Susan đã quyết tâm dành mọi tâm huyết và nỗ lực trong suốt hơn 20 năm qua để nâng cao nhận thức của công chúng về những tác động dai dẳng của chất độc này đối với người dân Việt Nam và tìm kiếm các nguồn lực để hỗ trợ trực tiếp các nạn nhân chất da cam tại Việt Nam.

Bà Susan đã sáng lập WLP vào năm 2007 và điều hành tổ chức phi chính phủ này để triển khai các hoạt động hỗ trợ những người đang phải chịu những di chứng về sức khỏe và môi trường của chiến tranh.

Video đang HOT

Trước khi thành lập WLP, bà Susan làm Phó Giám đốc Quỹ Hòa giải và Phát triển (FRD) từ năm 1996-2007 với mục đích thúc đẩy quan hệ song phương Việt-Mỹ, tăng cường giao lưu nhân dân giữa hai nước và khuyến khích các tổ chức phi chính phủ và trường đại học của Mỹ xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ Việt Nam.

Những dự án do bà Susan xây dựng và triển khai để hỗ trợ Việt Nam tuy không có quy mô hay giá trị lớn về tài chính, nhưng đều rất thiết thực đối với người hưởng lợi và có ý nghĩa quan trọng trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh, đặc biệt là khi nguồn tài trợ cho một số dự án đến từ chính các cựu binh Mỹ và gia đình với mong muốn chung tay xoa dịu nỗi đau cho chiến tranh gây ra cho cả 2 phía Việt Nam và Mỹ.

Kể từ cuối thập niên 1990, bà Susan đã hỗ trợ giải quyết những tác động lâu dài về sức khỏe và môi trường của chất da cam bằng cách thông tin thường xuyên tới Quốc hội Mỹ, các viện nghiên cứu, giới báo chí, cựu chiến binh và công chúng ở Mỹ về tác hại của chất da cam đối với môi trường và sức khỏe con người Việt Nam.

Trong hơn 20 năm qua, Susan đã cùng nhiều phóng viên báo chí, nhiếp ảnh gia, nhà làm phim tài liệu xây dựng nhiều phóng sự về ảnh hưởng của chất da cam ở Việt Nam. Bà cũng viết sách, báo về ảnh hưởng của chất da cam và thuyết trình tại nhiều hội thảo, sự kiện trên khắp nước Mỹ. Bà tham gia tổ chức ra mắt nhiều bộ phim tài liệu về nạn nhân chất độc da cam, trong đó có các buổi chiếu phim “Châu Beyond the Lines” tại Thượng viện Mỹ và trụ sở Liên hợp quốc ở New York. Bà xây dựng và tiếp tục cập nhận các thông tin, dữ liệu liên quan đến chất da cam trên trang http://www.agentorangerecord.com.

Bên cạnh đó, bà Susan còn làm cố vấn cho tổ chức Ford Foundation trong Nhóm đối thoại Mỹ-Việt về chất độc da cam và Sáng kiến thông tin chất độc da cam ở Việt Nam.

Ngân sách cho dự án trên được quyên góp từ gia đình và bạn bè của ông Bob Feldman, một cựu chiến binh từng đóng quân ở Biên Hòa. Ông Bob mất năm 2006 vì ung thư do phơi nhiễm chất da cam khi còn tham chiến. Bà Susan đã gặp gia đình và bạn bè của Bob, đề nghị họ tiếp tục giúp đỡ các nạn nhân chất da cam ở Việt Nam.Cùng với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Nam, bà Susan đã hỗ trợ trực tiếp cho 350 gia đình có trẻ khuyết tật nặng sửa chữa cải tạo nhà ở, cung cấp vốn hoặc con giống để phát triển kinh tế gia đình, chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật, cấp học bổng cho trẻ khuyết tật hoặc người trong gia đình trẻ khuyết tật.

Bà Susan xây dựng dự án này từ năm 2007 khi làm việc tại FRD. Trong năm đầu tiên, Quỹ Bob Feldman đã dành 50.000 USD hỗ trợ 50 gia đình ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và Biên Hòa. Tính đến nay, tổng giá trị về t.iền của dự án này là hơn 250.000 USD.

Tại Hà Nam, bà Susan đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Nam hỗ trợ các gia đình tăng thu nhập, học nghề và cải tạo nhà ở. Ngân sách cho dự án này được bà Suzanne Magman – con gái một người lính Pháp đã c.hết trong cuộc chiến tranh chống Pháp ở Hà Nam – đóng góp. Bà Magnan đã viết di chúc dành 60.000 USD để giúp các gia đình có trẻ khuyết tật tại tỉnh này.

Tại Thừa Thiên Huế, bà Susan đã cùng các chuyên gia Việt Nam là Tiến sĩ Võ Quý và Tiến sĩ Phùng Tửu Bối nghiên cứu các tác động của chất độc da cam ở huyện A Lưới. Bà Susan sau đó đã vận động quyên góp để trồng hàng rào xanh xung quanh điểm nóng dioxin ở A Lưới và hỗ trợ các gia đình ở khu vực này trồng cây mây để tăng thu nhập hộ gia đình.

Làm thay đổi nhận thức của chính phủ Mỹ

Con gái cựu chiến binh Mỹ hơn 20 năm miệt mài vì nạn nhân da cam Việt Nam - Hình 3

Bà Susan gặp gỡ một b.é g.ái trong một chuyến công tác tại Việt Nam (Ảnh do nhân vật cung cấp) Ảnh: Khanh Mã

Sau hơn 20 năm làm việc tại Việt Nam, Susan nói bà cảm thấy được an ủi phần nào khi nhận thức của công chúng Mỹ, chính phủ Mỹ về chất độc da cam đã thay đổi.

Bà Susan cho biết, trong nhiều năm, vấn đề chất độc da cam từng được xem là rất nhạy cảm chính trị, ở cả Mỹ và Việt Nam. Người Việt Nam e ngại rằng mọi người có thể nghĩ cả đất nước bị nhiễm độc. Trong khi đó, chính phủ Mỹ lại nghi ngờ các khẳng định của Việt Nam về thiệt hại là một màn tuyên truyền. Những ngờ vực đó đã cản trở hành động ở cả hai phía.

Tại Mỹ, các cựu chiến binh của Chiến tranh Việt Nam có thể được đền bù khuyết tật và các hỗ trợ về chăm sóc y tế thông qua Bộ Các vấn đề Cựu chiến binh cho các căn bệnh liên quan tới phơi nhiễm da cam và các chất diệt cỏ khác. Tuy nhiên, theo bà Susan, Mỹ không chính thức công nhận các căn bệnh tương tự và các khuyết tật bẩm sinh có liên quan tới phơi nhiễm dioxin tại Việt Nam. “Quan điểm của chính phủ Mỹ là bạn không thể liên hệ trực tiếp các khuyết tật với chất độc da cam, rằng không đủ bằng chứng khoa học để chứng minh điều đó”, Susan nói.

Nhưng Susan nói một tín hiệu tích cực là chính phủ Mỹ đã dần thay đổi quan điểm về chất độc da cam, dù điều này phải mất rất nhiều năm.

“Khi mới tới đây làm việc về vấn đề da cam, tôi được chính phủ cho biết rằng không có vấn đề gì đối với chất độc da cam tại Việt Nam, rằng các câu chuyện về chủ đề này đều “không đúng”, là “tin giả”. Nhưng sau nhiều năm làm việc tới các đồng nghiệp Việt Nam, chứng kiến những người c.hết vì chất độc da cam, làm việc với những người Mỹ quan tâm tới Việt Nam và quan tâm tới chất độc da cam, chúng tôi đã dần cho chính phủ Mỹ thấy tầm quan trọng và hệ quả của vấn đề này, và cung cấp cho họ các thông tin đúng sự thật về vấn đề này mà họ không thể bác bỏ. Đó là một quá trình rất dài. Rất may là vấn đề này giờ đã có nhiều tiến triển”, bà nói.

Chính phủ Mỹ đã cung cấp viện trợ cho một số tổ chức để trực tiếp trợ giúp các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam tại Việt Nam. Bà Susan cho hay, một số chính trị gia Mỹ cũng rất ủng hộ vấn đề này.

“Chúng tôi có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Thượng nghị sĩ Mỹ Patrick Leahy. Ông là một người rất ủng hộ các vấn đề di sản chiến tranh khắp thế giới, đặc biệt tại Việt Nam, Lào. Ông đảm bảo rằng luôn có một khoản t.iền từ quốc hội Mỹ để trợ giúp các nạn nhân, vì ông hiểu được tầm quan trọng của việc có trách nhiệm đối với những hậu quả từ các cuộc chiến của Mỹ tại các nước khác”, Susan chia sẻ.

Tuy nhiên, bà Susan cho rằng các nguồn viện trợ như vậy là chưa đủ và chưa tới được với tất cả các gia đình bị ảnh hưởng, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa.

Susan cho biết, việc tìm được các nguồn tài chính hỗ trợ nạn nhân là điều không dễ dàng. Tổ chức WLP do bà điều hành là một tổ chức nhỏ nên không nhận được sự hỗ trợ của các chính phủ. Hầu hết các hoạt động gây quỹ là từ các cá nhân và một số tổ chức gia đình nhỏ.

“Thuyết phục mọi người hỗ trợ những người khác ở rất xa đất nước họ thực sự là thách thức lớn. Một khi họ tận mắt nhìn thấy các hậu quả thì họ mới muốn giúp đỡ. Làm thế nào để họ hiểu được các hậu quả của một cuộc chiến đã lùi xa từ lâu, rồi sau đó đồng ý trợ giúp là điều không dễ dàng”, bà Susan trăn trở.

Susan kể, khi tới tỉnh Quảng Nam, các thành viên của Hội chữ thập Đỏ Việt Nam luôn mong bà đến thăm thêm nhiều gia đình nạn nhân. “Tôi muốn giúp tất cả các gia đình cần sự trợ giúp nhưng tôi không thể làm điều đó nếu không có t.iền”, Susan thẳng thắn chia sẻ.

Giải thích về việc sử dụng các khoản viện trợ, bà Susan nói, WLP là một tổ chức nhỏ nên không sử dụng nhiều kinh phí cho các dịch vụ địa phương như thuê nhân viên, lập văn phòng… WLP làm việc với các tổ chức hỗ trợ của Việt Nam như Hội chữ thập Đỏ, Hội nạn nhân chất độc da cam /dioxin Việt Nam, Ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM), các tình nguyện viên. “Chúng tôi không muốn t.iền quyên góp được dùng cho các khoản như t.iền thuê nhân viên hay văn phòng. Chúng tôi muốn t.iền hỗ trợ tới thẳng tay các gia đình cần được trợ giúp và làm việc trực tiếp với các gia đình chặt chẽ nhất có thể”, bà nói.

“Sẽ tiếp tục làm việc tại Việt Nam chừng nào còn có thể”

Trong suốt cuộc trò chuyện với các phóng viên Việt Nam khi trở lại Hà Nội vào đầu tháng này, bà Susan đã bày tỏ tình yêu với đất nước và con người Việt Nam, về những trăn trở trong hơn 2 thập niên làm việc vì các nạn nhân da cam.

Susan say sưa kể về những trường hợp nạn nhân bà từng gặp gỡ và trợ giúp, trong đó có cặp song sinh Phú và Phi tại Đồng Nai. Do di chứng của chất độc da cam, hai anh em song sinh không thể tự đi lại và người mẹ phải cõng hai anh em tới trường.

“Chúng tôi đã giúp họ mua xe lăn để tự di chuyển. Ngay sau khi nhận được xe lăn, họ đã viết thư cho tôi kể về niềm vui và hạnh phúc khi lần đầu tiên trong 20 năm cuộc đời có thể tự di chuyển. Họ có thể đi ra ngoài và làm những việc đơn giản mà không cần sự trợ giúp của mẹ. Sự tự do mà họ có được bằng việc di chuyển bằng xe lăn là vô cùng điều tuyệt vời. Giờ đây, họ vẫn dạy học cho t.rẻ e.m trong làng. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc qua Facebook và đôi khi trò chuyện trên mạng”, Susan xúc động nói.

Nói tiếng Việt với giọng nơ nớ, Susan cho hay bà học tiếng Việt hơn 20 năm nhưng quên nhiều rồi, vì thế bà sẽ phải học thêm nữa.

“Tôi không nhớ hết đã đến Việt Nam bao nhiêu lần trong hơn 20 năm qua. Tôi yêu đất nước này và ước gì có nhiều thời gian hơn ở đây. Tôi cảm nhận được năng lượng phi thường tại đây. Tôi thấy các nạn nhân da cam luôn hi vọng vào tương lai và cố gắng hết mình cho tương lai. Đó là một bài học tốt cho tất cả mọi người”.

Susan tâm sự ước mơ lớn nhất của bà là tất cả nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam có được sự hỗ trợ họ cần. Nhưng ước mơ này hẳn không dễ dàng, bởi giờ đây đã xuất hiện những nạn nhân chất dioxin thế hệ thứ 4.

“Tôi sẽ tiếp tục làm việc tại Việt Nam cho tới chừng nào còn có thể”, Susan nói.

Mỹ giờ đây đang hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để tẩy độc dioxin. Hai bên đã phối hợp triển khai thành công Dự án tẩy độc chất dioxin tại sân bay Đà Nẵng và sẽ sớm triển khai dự án tương tự tại sân bay Biên Hòa. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 8- 9/7, Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo cũng cam kết tăng cường trợ giúp Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh.

An Bình

Theo Dantri

Cựu chiến binh Việt - Mỹ bàn cách khắc phục hậu quả chiến tranh

Các cựu chiến binh Việt Nam và Mỹ đã thảo luận các cách thức nhằm tiếp tục giải quyết vấn đề da cam/dioxin, bom mìn và bộ đội Việt Nam hy sinh, mất tích trong cuộc tọa đàm tại Hà Nội chiều ngày 6/3.

Cựu chiến binh Việt - Mỹ bàn cách khắc phục hậu quả chiến tranh - Hình 1

Các cựu chiến binh Việt Nam và Mỹ tham dự cuộc tọa đàm (Ảnh: An Bình)

Tọa đàm "Việt - Mỹ đối tác toàn diện: Nỗ lực giải quyết vấn đề da cam/dioxin, bom mìn và bộ đội Việt Nam hy sinh, mất tích" được tổ chức nhân dịp đoàn "Cựu chiến binh vì hòa bình" (VFP) của Mỹ, do cựu chiến binh Chuck Searcy làm đồng trưởng đoàn, tới thăm Việt Nam.

Đoàn gồm 14 thành viên, trong đó có 11 người từ Mỹ sang và 3 người đại diện của VFP tại Việt Nam. Các thành viên trong đoàn bao gồm các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở nước ngoài như Iraq, Afghanistan..., và những người Mỹ yêu mến Việt Nam, gắn bó với công cuộc đấu tranh giải phóng của Việt Nam.

Vượt qua "bóng ma" trong quan hệ Việt - Mỹ

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyên Tâm Chiến, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam và hiện là Chủ tịch Hội Việt - Mỹ, đã hoan nghênh đoàn cựu chiến binh Mỹ vào thăm và tìm hiểu tình hình Việt Nam. Việt Nam cũng ghi nhận tình cảm hữu nghị và những đóng góp tích cực thời gian qua của VFP đối với việc thúc đẩy hàn gắn vết thương chiến tranh, hỗ trợ nhân đạo và đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

Nhưng theo ông Chiến, thẳng thắn mà nói, da cam/dioxin, bom mìn và bộ đội Việt Nam hy sinh, mất tích vẫn là 3 vấn đề lớn, là "bóng ma" gây trở ngại trong quan hệ Việt - Mỹ. Trong bối cảnh Mỹ có chính quyền mới, ông Chiến mong muốn chính phủ Mỹ tiếp tục chứng tỏ thiện chí và sự quan tâm đối với việc hàn gắn vết thương chiến tranh. Cựu Đại sứ Mỹ cũng đề nghị VFP quan tâm hơn nữa tới vấn đề nhân đạo, tiếp tục tổ chức các đoàn thăm Việt Nam để hỗ trợ, giúp đỡ những nạn nhân của chiến tranh tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Tâm Chiến cũng đ.ánh giá cao sự trợ giúp của các cựu chiến binh Mỹ, điển hình là ông Chuck Searcy, đối với quá trình hàn gắn viết thương chiến tranh. Ông Chuck từng tham chiến ở miền nam Việt Nam từ 1967-1968. Ông trở lại Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1992 và chuyến đi này đã làm thay đổi cuộc đời ông. Chuck tới Việt Nam để định cư vào năm 1995 và kể từ đó đã làm việc cho RENEW - dự án phục hồi môi trường và khắc phục hậu quả chiến tranh ở Quảng Trị. "Ông Chuck là một người bạn lớn, một trong những đại sứ nhân dân của Việt Nam", ông Chiến nói.

Theo ông Chuck, các cựu chiến binh Mỹ ngày càng già đi và nhiều người trong số họ đã qua đời, trong khi các thế hệ trẻ không hiểu biết nhiều về chiến tranh Việt Nam và những hậu quả dai dẳng mà nó gây ra. Sau khi lắng nghe những chia sẻ của các cựu chiến binh Việt Nam về các vấn đề bom mìn chưa nổ và chất độc da cam/dioxin trong buổi tọa đàm, ông Chuck cho hay ông mong muốn phía Việt Nam cung cấp các số liệu khoa học mới về tác hại của chất độc da cam/dioxin để ông có thể hối thúc chính phủ quan tâm giải quyết vấn đề này.

Cựu chiến binh Việt - Mỹ bàn cách khắc phục hậu quả chiến tranh - Hình 2

Các thành viên của đoàn "Cựu chiến binh vì hòa bình" (VFP) của Mỹ trong buổi tọa đàm (Ảnh: An Bình)

Gia tăng hỗ trợ nguồn lực và công nghệ

Bà Cathlyn Platt Wilkerson, hiện đang sống tại New York, là một trong những người đã tham gia tích cực phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam vào cuối những năm 1960. Tham dự tọa đàm, bà Cathlyn chia sẻ bà từng có chuyến đi tới Việt Nam nhưng không thành vào năm 1967, khi bà bị kẹt ở Phnom Penh do Mỹ thực hiện chiến dịch n.ém b.om miền bắc Việt Nam. Bà Cathlyn đ.ánh giá rất cao các hoạt động của tổ chức "Cựu chiến binh vì hòa bình" trong việc hàn gắn những vết thương chiến tranh.

"Chúng tôi vừa tới thăm các nạn nhân của chất độc da cam/dioxin tại Hà Nội. Tôi từng được xem nhiều bức ảnh, các bài báo nói về họ, nhưng đây là lần đầu tiên tôi gặp họ trực tiếp. Cảm xúc thật khó nói... Tôi nghĩ chúng ta cần làm nhiều việc hơn nữa để khắc phục những vấn đề chiến tranh còn tồn đọng", bà Cathlyn chia sẻ.

Còn bà Williams Nadya Marina cho biết bà rất quan tâm tới Việt Nam và gia đình bà có truyền thống ủng hộ các quốc gia Xã hội Chủ nghĩa. Bố mẹ bà từng là thành viên của đảng Cộng sản Mỹ, đã có nhiều năm hoạt động nhằm hỗ trợ các cuộc cách mạng tại Liên Xô, Cuba... Bà mong muốn tìm hiểu nhiều hơn về Việt Nam và những hậu quả của chiến tranh để lại.

Trong khi đó, ông Harris Floyd Randall, hiện đang sống tại bang Wisconsin, cho hay ông mong muốn tìm hiểu, khám phá nhiều điều về Việt Nam trong lần đầu tiên tới thăm. Từng là một giảng viên, ông Randall quan tâm tới giáo dục và có kế hoạch trở lại để dạy tiếng Anh cho t.rẻ e.m nhằm giúp đỡ thế hệ trẻ của Việt Nam. "Hiện tôi chưa biết sẽ trở lại như thế nào, nhưng tôi sẽ tìm hiểu việc này sau khi quay về Mỹ", ông nói.

Tại tọa đàm, các cựu chiến binh Việt Nam đã chia sẻ với những người bạn Mỹ các câu chuyện chiến sự ác liệt nơi chiến trường năm xưa. Họ cũng đề nghị phía Mỹ gia tăng hỗ trợ các nguồn lực và công nghệ hiện đại để khắc phục các vấn đề da cam/dioxin, bom mìn và tìm kiếm, nhận dạng bộ đội Việt Nam hy sinh, mất tích trong chiến tranh.

"Khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề lớn, cần huy động nguồn lực của Việt Nam và quốc tế, đặc biệt từ Mỹ... Những vấn đề này rất cấp bách nhưng cũng là yêu cầu lâu dài, không chỉ để giúp các nạn nhân với quỹ thời gian còn rất ít, mà còn tránh tai họa với những thế hệ sau", Trung tướng Nguyễn Thế Lực, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin Việt Nam, nhấn mạnh.

Trong chuyến thăm Việt Nam kéo dài 16 ngày, đoàn "Cựu chiến binh vì hòa bình" (VFP) của Mỹ sẽ tìm hiểu hậu quả của chiến tranh, thăm một số địa điểm ô nhiễm bom mìn, chất độc da cam/dioxin, gặp gỡ các gia đình và nạn nhân chiến tranh, thăm các cơ sở nhân đạo, bảo trợ và chăm sóc nạn nhân tại các địa phương. Sau Hà Nội, đoàn sẽ tới Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, thành phố Hồ Chí Minh và Tây Ninh.

An Bình

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Singapore gửi điều tra viên đến Bangkok sau sự cố máy bay gặp nhiễu động không khí
06:16:20 22/05/2024
Mỹ nêu lý do không thể hỗ trợ Iran trong vụ rơi máy bay trực thăng
15:09:43 21/05/2024
Chính phủ Anh bồi thường cho các nạn nhân trong vụ bê bối truyền m.áu nhiễm bệnh
05:50:51 22/05/2024
Hành khách kể lại giây phút kinh hoàng khi máy bay đi qua vùng nhiễu động không khí
22:07:09 22/05/2024
Hoàng gia Tây Ban Nha công bố những bức ảnh chưa từng tiết lộ
19:58:48 21/05/2024
Biến đổi khí hậu làm tăng tần suất nhiễu động không khí
15:44:27 22/05/2024
Nga giải thể ngân hàng Mỹ, đáp trả một động thái liên quan của EU
09:46:42 23/05/2024
Bão lớn kèm lốc xoáy tàn phá miền Trung Tây nước Mỹ
20:18:11 22/05/2024
Ukraine hối thúc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm tấn công vào lãnh thổ Nga
22:22:18 22/05/2024
Oxford Economics công bố danh sách những thành phố có nền kinh tế hàng đầu thế giới
06:09:40 23/05/2024

Thông tin đang nóng

Thiệt hại 'khủng' của Tuấn Hưng khi gỡ MV 'Quả táo vàng' sau vài ngày ra mắt
07:30:12 23/05/2024
Tình trẻ kém 14 t.uổi của Trương Ngọc Ánh đăng đàn ẩn ý: "Ân tình bạc bẽo..."
06:30:32 23/05/2024
Mỹ nhân "độc nhất vô nhị của showbiz" trẻ đẹp bất ngờ sau 30 năm, U55 sống cô độc với 3500 tỷ
06:26:41 23/05/2024
Mỹ nhân Hoa ngữ U40 vẫn trẻ đến ngỡ ngàng, càng có t.uổi càng xinh
05:44:31 23/05/2024
Tuấn Hưng gỡ bỏ MV Quả táo vàng trên YouTube, tránh tiêu cực
07:29:40 23/05/2024
Nghẹn lòng khoảnh khắc Đức Tiến đi chơi vui vẻ cùng con gái 4 t.uổi trước khi qua đời
07:38:10 23/05/2024
Cơ hội để Selena Gomez xóa sạch cái tiếng dựa hơi Justin Bieber
06:12:29 23/05/2024
Hậu sinh đôi, Phương Oanh lần đầu tiết lộ 1 chi tiết đặc biệt liên quan chuyện yêu Shark Bình
08:45:37 23/05/2024
Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập 33: An Nhiên giở thủ đoạn chia cắt Nghĩa và mẹ ruột, quá nham hiểm khiến ai nấy đều khiếp sợ
06:04:49 23/05/2024
Bạn trai vừa công khai của Nam vương Ngọc Tình là ai?
06:34:46 23/05/2024

Tin mới nhất

Phương Tây chia rẽ khi ICC phát lệnh bắt giữ lãnh đạo Israel

09:57:58 23/05/2024
Mỹ và Anh phản đối lệnh bắt của ICC đối với thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng của Israel, trong khi nhiều thành viên EU khác bày tỏ tôn trọng phán quyết của ICC.

Hoan hỉ lễ Phật Đản tại Liên bang Nga

09:36:55 23/05/2024
Tại buổi lễ, các phật tử đã cùng thực hiện những nghi lễ như dâng hương, cúng dường và tắm Phật để cầu hòa bình, an lạc, hạnh phúc cho toàn dân tộc nói chung cũng như cho cộng đồng người Việt Nam tại LB Nga nói riêng.

Trung Quốc ủng hộ Palestine khôi phục quyền dân tộc hợp pháp

09:04:55 23/05/2024
Tới nay, đã có 8 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) - gồm Slovakia, Bulgaria, Cyprus, CH Séc, Hungary, Ba Lan, Romania và Thụy Điển - công nhận Nhà nước Palestine.

Trụ sở Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa (Mỹ) sơ tán vì gói hàng khả nghi

09:01:25 23/05/2024
Một nhân chứng cho biết đến giữa buổi sáng, các nhân viên đã quay trở lại tòa nhà và cảnh sát đã rời khỏi hiện trường.

Bức tranh trái ngược của các nước châu Âu sau 20 năm gia nhập EU

08:57:42 23/05/2024
20 năm gia nhập EU của 10 nước châu Âu cho thấy những bức tranh trái ngược. Quá trình hội nhập này khiến dân số của các nước vùng Baltic suy giảm mạnh.

Anh ấn định thời điểm tổ chức bầu cử sớm

08:55:26 23/05/2024
Thủ tướng Sunak khẳng định chỉ có chính phủ của đảng Bảo thủ dưới quyền lãnh đạo của ông mới đảm bảo được sự ổn định kinh tế mà nước Anh khó khăn mới có được.

Cựu ứng cử viên Nikki Haley tuyên bố bỏ phiếu cho ông Donald Trump

08:04:07 23/05/2024
Giới quan sát đ.ánh giá kết quả các cuộc thăm dò gần đây báo hiệu một cuộc đua rất quyết liệt và sít sao giữa hai ứng cử viên trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.

Đông đảo người dân Iran đưa tang Tổng thống Ebrahim Raisi

07:52:39 23/05/2024
Theo hãng thông tấn IRNA, quyền Tổng thống Iran, Mohammad Mokhber, sau đó đã tiếp người đứng đầu và đại diện các nước ở Trung Đông, Bắc Phi, châu Á và châu Âu đến dự tang lễ.

Mỹ có đứng sau cuộc đảo chính mới thất bại ở Congo?

06:07:44 23/05/2024
Ít nhất 6 người t.hiệt m.ạng trong vụ đấu s.úng, bao gồm 3 quan chức an ninh Congo và người đứng đầu của nhóm đảo chính là Christian Malanga.

Lũ bùn gây thiệt hại nghiêm trọng ở miền Bắc nước Pháp

06:05:59 23/05/2024
Một cơn bão đã bất ngờ quét qua, gây ra lở đất nghiêm trọng ở một số nơi và tạo ra một dòng sông bùn tại ngôi làng Sailly-Laurette chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

20 người đang được điều trị tích cực sau sự cố máy bay của Singapore Airlines

05:58:24 23/05/2024
Singapore Airlines thông báo 74 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn vẫn đang ở Bangkok, trong đó có những người đang được điều trị và người thân của họ.

Ukraine đạt được bước tiến trong mặt trận chống tham nhũng

05:54:21 23/05/2024
Trong những năm gần đây, tham nhũng đã cản trở dòng viện trợ nước ngoài đến Ukraine. Ông Donald Trump trong thời gian giữ chức Tổng thống Mỹ từng viện dẫn lo ngại về tham nhũng khi trì hoãn viện trợ cho Ukraine.

Mục đích thực sự của quân đội Nga khi thúc đẩy chiến dịch quân sự ở Kharkov

05:51:41 23/05/2024
Ý tưởng của Nga không chỉ là chiếm Kharkov, mà còn phá hủy khả năng kháng cự của Ukraine. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, chiến dịch ở Kharkov sẽ chia quân đội Ukraine thành hai hoặc bị chia tách hoàn toàn.

Chùm ảnh vi khuẩn nhìn qua kính hiển vi

05:49:34 23/05/2024
Thuốc sống bao gồm các tế bào có đầy đủ chức năng đã được chọn lọc và thường được sửa đổi để điều trị các bệnh cụ thể, chẳng hạn như ung thư.

Mỹ thông báo kế hoạch tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

05:43:28 23/05/2024
Bên cạnh đó, Đại diện Thương mại Mỹ, bà Katherine Tai cũng khuyến nghị miễn thuế đối với hàng trăm loại máy móc công nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm cả thiết bị sản xuất sản phẩm năng lượng Mặt Trời.

Australia ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm đầu tiên ở người

05:38:52 23/05/2024
Cơ quan Y tế bang lưu ý không có bằng chứng cho thấy virus lây lan khắp bang Victoria, cũng như nguy cơ có thêm người nhiễm cúm gia cầm là rất thấp, bởi bệnh này không dễ lây từ người sang người.

WHO hối thúc các nước đạt thỏa thuận về ứng phó dịch bệnh

22:02:23 22/05/2024
Ngày 21/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định một thỏa thuận toàn cầu về ngăn chặn, chuẩn bị và ứng phó với dịch bệnh sẽ không ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.

Philippines điều chỉnh năm học để tránh nắng nóng

21:56:32 22/05/2024
Lịch học này hiện đang nhận được sự ủng hộ của học sinh và giáo viên, khi nhiệt độ quá cao do biến đổi khí hậu buộc hàng nghìn trường phải tạm dừng các lớp học trực tiếp trong tháng 4 và 5.

Ấn Độ báo động đỏ do nắng nóng kéo dài trên diện rộng

21:54:14 22/05/2024
Phần lớn các khu vực tại Ấn Độ hiện đang phải hứng chịu đợt nắng nóng với nhiệt độ lên tới hơn 45 độ C, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh kế của người dân.

Nhóm biến thể mới FLiRT có thể khiến số ca mắc COVID-19 tăng trong hè này

21:23:03 22/05/2024
Theo CDC, các trường hợp nhiễm KP.1.1, một biến thể FLiRT khác, cũng đã tăng lên, chiếm 7,1% số ca mắc COVID-19 hiện nay ở Mỹ. Tại châu Âu, số ca nhiễm cũng đang gia tăng, khi FLiRT được phát hiện ở 14 quốc gia.

Nga tịch thu tài sản trị giá 870 triệu USD từ ba ngân hàng châu Âu

21:18:51 22/05/2024
Một tòa án Nga đã ra phán quyết cho phép thu giữ tài sản trị giá 870 triệu USD từ ba ngân hàng quốc tế là UniCredit, Deutsche Bank (DB) và Commerzbank.

G7 dự kiến thảo luận việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga

21:06:29 22/05/2024
Những chủ đề khác sẽ được thảo luận tại Stresa bao gồm tác động của trí tuệ nhân tạo đến nền kinh tế toàn cầu và đ.ánh giá lại các lệnh trừng phạt đối với Nga.

Israel triệu hồi đại sứ tại Ireland và Na Uy

20:49:25 22/05/2024
Ngày 22/5, Israel đã triệu hồi các đại sứ của mình từ Ireland và Na Uy để tham vấn khẩn cấp trong bối cảnh chính phủ hai nước này dự kiến chính thức công nhận Nhà nước Palestine.

Diễn đàn Nước Thế giới ở Bali: Đầu tư cho nước là đầu tư xanh

20:45:51 22/05/2024
Tại Indonesia, nước chủ nhà của Diễn đàn Nước Thế giới, Bộ Điều phối Hàng hải và Đầu tư đã đảm bảo với các nhà đầu tư về cam kết của chính phủ trong việc thúc đẩy cách tiếp cận đôi bên cùng có lợi đối với đầu tư xanh.

Có thể bạn quan tâm

LUNAS chính thức phát hành sản phẩm âm nhạc đầu tiên mang tên 'Moonlight'

Nhạc việt

12:25:17 23/05/2024
Chính thức phát hành MV Moonlight vào 20h05 ngày 20/5/2024, LUNAS gây sốt vì âm nhạc bắt tay và hình ảnh ấn tượng, được đầu tư chỉn chu với nhiều không gian hoành tráng.

Ghi nhận 2 ca bệnh ho gà, 12 ổ dịch bệnh dại

Sức khỏe

12:15:05 23/05/2024
Người dân cần có các biện pháp để phòng ngừa bị chó cắn. Nếu chẳng may bị chó, mèo cắn, cào, cần đến cơ sở y tế thăm khám, tiêm vaccine, huyết thanh kháng dại theo chỉ định của bác sĩ.

6 cung hoàng đạo là những người bạn trung thành, là bờ vai bạn có thể dựa vào khi gặp chuyện

Trắc nghiệm

11:58:30 23/05/2024
6 cung hoàng đạo này chính là những viên ngọc quý, khiến cuộc sống này trở nên ấm áp hơn bởi tình yêu thương và sự sẻ chia.

Ăn bao nhiêu calo vào bữa sáng để giảm cân?

Làm đẹp

11:56:07 23/05/2024
Đường bổ sung khiến lượng đường trong m.áu dao động dẫn đến giảm năng lượng và cảm giác thèm ăn, đồng thời tác động tiêu cực đến việc lựa chọn thực phẩm trong thời gian còn lại trong ngày.

NewJeans vướng nghi vấn đạo nhái, có phải bản độc nhất như lời Min Hee Jin?

Nhạc quốc tế

11:45:20 23/05/2024
Giữa lùm xùm tập đoàn HYBE và công ty ADOR, nhóm nhạc nữ NewJeans tiếp tục trở thành tâm điểm bàn tán vì bị tố đạo nhái.

Đ.âm n.gười rồi bỏ trốn 13 năm vẫn không thoát

Pháp luật

11:41:02 23/05/2024
Ngày 23/5, Công an huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) cho biết đã bắt giữ h.ung t.hủ gây ra vụ án cố ý gây thương tích xảy ra tại thị trấn Hữu Lũng hồi tháng 4 năm 2011.

Cho em chồng mượn xe cả ngày, tối nhìn bình xăng tôi tức sôi m.áu

Góc tâm tình

11:37:41 23/05/2024
Tốt với em chồng nhưng thứ tôi nhận về chỉ là sự uất ức, khó chịu. Tôi thực sự cảm thấy mình đã phí hoài công sức.

3 sai lầm phong thuỷ phòng tắm gây hại cho sức khoẻ và tài lộc cần tránh

Sáng tạo

11:26:46 23/05/2024
Phòng tắm vi phạm phong thủy có thể dẫn đến sự gia tăng của các năng lượng xấu và giảm thiểu nguồn năng lượng tích cực trong ngôi nhà của bạn.

Phim Việt giờ vàng mới chiếu liền nhận mưa lời khen, nam chính là tân binh nhưng diễn quá đỉnh

Phim việt

11:22:46 23/05/2024
Sự duyên dáng, hài hước, những biểu cảm hơi... lố nhưng không hề gây khó chịu của nam diễn viên trẻ chính là điểm sáng của tập mở đầu Những Nẻo Đường Gần Xa.

"Cam thường" bắt cận visual nét căng Hồ Ngọc Hà bên Thư Kỳ, hành động với Mai Davika gây bàn tán

Sao việt

11:19:50 23/05/2024
Qua cam thường , Hồ Ngọc Hà còn gây ấn tượng bởi thần thái quyền lực, tạo dáng nào cũng toát ra khí chất cực slay .

5 mẫu áo sáng màu trẻ trung và nhẹ mát nên có trong mùa hè

Thời trang

11:19:41 23/05/2024
Thời trang mùa hè thường xoay quanh bảng màu tươi sáng và rạng rỡ. Trang phục sáng màu không chỉ giúp vẻ ngoài của chị em thêm trẻ trung, nổi bật mà còn tạo cảm giác mát mẻ, chứ không hấp thụ nhiệt như các outfit tối màu.

Nữ chính thừa thãi nhất màn ảnh hiện tại: Diễn như "vô hình" còn quá già so với nam chính

Phim châu á

11:05:52 23/05/2024
Mỹ nhân này diễn cảnh nhí nhảnh thì bị chê gượng gạo, diễn cảnh tình cảm thì rất kịch, thiếu sự hài hòa ăn nhập với bạn diễn.

Nhìn lại các mốc thời gian trong câu chuyện của chàng trai Mèo Béo, đâu mới là sự thật?

Netizen

10:30:51 23/05/2024
Liên quan đến sự việc chàng trai Mèo Béo, những thông tin mới được cập nhật đã khiến nhiều người không khỏi xôn xao. Liệu rằng sự thật nào ẩn chứa phía sau câu chuyện này.