Có một căn bệnh rất nhiều mẹ bầu mắc phải trong thai kỳ nhưng lại chưa lường hết được mối nguy hiểm của nó
Đây là căn bệnh xảy ra trong thời kỳ mang thai khi cơ thể người mẹ không thể điều chỉnh được lượng đường trong máu khiến nó tăng cao.
Khi bắt đầu mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ trải qua nhiều thay đổi để thích nghi với việc cưu mang, bảo vệ và nuôi nấng một sinh linh bé bỏng. Những thay đổi này không chỉ diễn ra ở vẻ bề ngoài như bạn tròn trịa hơn, bụng to hơn, tăng cân nhiều hơn, mà còn có một số bệnh lý sẽ phát sinh trong quá trình mang thai, chẳng hạn như tiểu đường trong thai kỳ.
Đây là căn bệnh xảy ra trong thời kỳ mang thai khi cơ thể người mẹ không thể điều chỉnh được lượng đường trong máu khiến nó tăng cao. Nói cách khác, khi dung nạp thực phẩm, các hormone insulin được tạo ra bởi tuyến tụy có nhiệm vụ chuyển hóa glucose từ tế bào máu thành năng lượng.
Vì mang thai nên cơ thể người mẹ cần nhiều glucose hơn để cung cấp cho em bé. Tuy nhiên, có một số trường hợp, cơ thể của mẹ bầu đã không sử dụng insulin tốt như trước đây hoặc không sản xuất ra đủ insulin để chuyển hóa lượng glucose cần thiết. Do đó, đường dư thừa sẽ đi vào trong máu và gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và em bé?
Tiến sĩ Michael Paidas, công tác tại khoa phụ sản của trường đại học Y Miami (Mỹ) cho biết: “Việc tầm soát tiểu đường trong thai kỳ là rất quan trọng. Bởi căn bệnh này sẽ gây ra các biến chứng cho mẹ và bé như làm tăng huyết áp của thai phụ, tiền sản giật, em bé nặng cân nên phải sinh mổ và người mẹ có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ngay cả khi đã sinh con. Đây chính là lý do vì sao bác sĩ phải theo dõi chặt chẽ bệnh tiểu đường trong thai kỳ ở thai phụ”.
Phụ nữ mang thai nên được tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ khi bước vào tháng thứ 3 và giai đoạn từ 24 – 28 tuần (Ảnh minh họa).
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, có khoảng 10% phụ nữ mang thai được phát hiện mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở Mỹ. Tiến sĩ Michael giải thích: “Bạn sẽ có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn nếu bạn đã mắc phải bệnh này vào lần mang thai trước đó, hoặc bạn bị béo phì hay gia đình có người bị tiểu đường. Do đó, phụ nữ mang thai nên được tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ khi bước vào tháng thứ 3 và giai đoạn từ 24 – 28 tuần. Những bệnh nhân có nguy cơ cao nên được kiểm tra sàng lọc sớm hơn một chút”.
Tiến sĩ Michael cũng cho biết rằng quy trình kiểm tra tiểu đường thai kỳ vô cùng đơn giản. Đầu tiên, kỹ thuật viên sẽ lấy một mẫu xét nghiệm máu để xác định chỉ số đường huyết lúc đói của thai phụ. Việc này thường được thực hiện vào buổi sáng khi bệnh nhân chưa ăn uống gì hoặc đã nhịn ăn ít nhất trong khoảng 8 giờ và không quá 12 giờ.
Sau đó, bạn sẽ được hướng dẫn uống 200ml nước có pha 75g glucose trong khoảng thời gian 3 đến 5 phút. 1 – 2 giờ đồng hồ tiếp theo, thai phụ không được ăn uống hay hút thuốc, vận động mạnh cho đến khi kỹ thuật viên lấy mẫu máu thứ 2 để đo đường huyết.
Kết quả đường huyết bình thường là:
- Lúc đói: dưới 95 mg/dL.
- Sau 1 giờ uống nước đường là dưới 140 mg/dL.
- Sau 2 giờ uống nước đường là dưới 120 mg/dL.
Tiểu đường thai kỳ được xác định nếu bạn có từ hai mẫu máu bằng hoặc cao hơn các giới hạn trên. Còn nếu bạn chỉ có một mẫu máu cao hơn hoặc bằng thì gọi là rối loạn dung nạp đường trong thai kỳ.
Vậy làm thế nào để tránh nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ?
Tiến sĩ Michael chia sẻ để ngăn chặn tình trạng tiểu đường thai kỳ, các mẹ bầu cần xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, đồng thời phải thường xuyên vận động, tập luyện thể dục nhẹ nhàng.
Video đang HOT
1. Cắt giảm tinh bột, thức ăn nhanh, đồ chiên rán, hạn chế nước trái cây và bánh ngọt
Các loại thực phẩm như bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, mì ống, gạo lứt, bột yến mạch, rau và trái cây là những lựa chọn giúp các mẹ bầu vừa no vừa bảo đảm sức khỏe (Ảnh minh họa).
“Muốn ngăn chặn tình trạng tiểu đường trong thai kỳ, chúng tôi thường khuyên các thai phụ cắt giảm lượng tinh bột, chẳng hạn như ăn ít cơm, khoai tây và bánh mì trắng. Thay vào đó, bạn cần bổ sung ít nhất 20 – 35gram chất xơ mỗi ngày. Các loại thực phẩm như bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, mì ống, gạo lứt, bột yến mạch, rau và trái cây là những lựa chọn giúp bạn vừa no vừa bảo đảm sức khỏe” , tiến sĩ Michael cho biết.
Bên cạnh đó, chuyên gia dinh dưỡng Sonia Angel – người đứng đầu Trung tâm Dinh Dưỡng tại bệnh viện Khu vực Memorial ở Hollywood (Mỹ) cũng chia sẻ thêm: “Mang thai không phải là thời điểm thích hợp để bạn ăn kiêng. Cho nên bạn có đang bị tiểu đường trong thai kỳ hay không thì bạn cũng cần đảm bảo ăn ít nhất 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ thì nên tránh các loại đường tinh chế nằm ẩn trong nước trái cây, nước ngọt, bánh kẹo.
Đồng thời, bạn nên ăn ít carbohydrate hơn vào buổi sáng. Nguyên nhân là do hormone thai kỳ khiến bạn có xu hướng tăng lượng đường trong máu vào buổi sáng hơn so với buổi trưa hay buổi chiều tối”.
Sonia Angel cũng khuyên các mẹ bầu hãy ăn trứng, giăm bông hoặc phô mát vào buổi sáng và để dành trái cây cho bữa xế vào buổi chiều. Và dù có như thế nào, bạn cũng cần phải bổ sung protein: thịt bò nạc, trứng, thịt gà, cá,… trong mỗi bữa ăn và đảm bảo mình nhận đủ sắt và canxi trong chế độ ăn.
2. Tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn hàng ngày
Bên cạnh việc ăn uống lành mạnh, điều độ ra, chuyên gia dinh dưỡng Sonia Angel cũng nhắc nhở các mẹ bầu hãy tập thể dục như một thói quen hàng ngày. “Bạn không nhất thiết phải tập luyện bài bản hay cường độ cao, nhưng ít nhất hãy đi bộ 15 đến 30 phút mỗi ngày hoặc thực hiện các bài tập giãn cơ. Việc duy trì hoạt động thể chất không chỉ giúp bạn và em bé khỏe mạnh, mà quan trọng hơn, nó còn ngăn lượng đường trong máu của bạn tăng lên”, cô nhắn nhủ.
Ngoài ra, sau khi kết thúc thai kỳ, những phụ nữ bị tiểu đường trong thời kỳ mang thai tiếp thục theo dõi lượng đường trong máu. Vì theo tiến sĩ Michael, rất có khả năng bạn sẽ bị mắc tiểu đường tuýp 2 ngay sau khi sinh con xong. Để giảm rủi ro mắc căn bệnh này, bạn nên :
- Giữ cân nặng ở mức phù hợp với cơ thể.
- Thực hiện chế độ ăn uống nhiều rau, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và thịt nạc.
- Tập thể dục đều đặn và thường xuyên.
Và hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc liên quan đến căn bệnh này.
Không phải sữa nghệ, đây mới là thức uống có nguồn gốc từ nghệ lên ngôi vào mùa đông năm nay!
Thức uống siêu đơn giản khi làm này được dự đoán sẽ làm mưa làm gió vào mùa lạnh năm nay bởi những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại.
Nghệ là loại gia vị phổ biến và dường như không thể thiếu trong căn bếp nhà bạn. Chúng còn tạo thêm màu sắc rực rỡ cho các món ăn ngon và được biết đến với các đặc tính chữa bệnh, chống viêm và chống oxy hóa. Nhưng sẽ thế nào nếu nghệ dùng để làm trà uống hàng ngày? Thực tế, trong y học cổ truyền Ấn Độ và Trung Hoa, sử dụng nghệ để uống hàng ngày đã diễn ra hàng nghìn năm nhờ công dụng sức khỏe tuyệt vời mà nó mang lại. Vào mùa đông, trà nghệ càng đáng được sử dụng để làm đồ uống chăm sóc sức khỏe hơn.
Trà nghệ là gì?
Trà nghệ là một loại trà thảo mộc được làm bằng cách pha củ nghệ đã xay hoặc bột nghệ. Nó có một hương vị độc đáo nhưng tinh tế và cung cấp một loạt các lợi ích sức khỏe. Trà nghệ cũng có thể được kết hợp với các thành phần khác như gừng, chanh, mật ong và hạt tiêu để tăng hương vị và chất dinh dưỡng.
Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Thực phẩm cho thấy rằng tiêu thụ nghệ với hạt tiêu đen làm tăng khả năng hấp thụ curcumin lên đến 2000%. Curcumin là một hợp chất hoạt động trong nghệ được biết đến với tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ.
Uống trà nghệ vào mùa đông, cơ thể nhận được vô vàn lợi ích
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), sử dụng trà nghệ vào mùa đông là một giải pháp giúp tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Nhờ đặc tính chống viêm mạnh, giàu chất oxy hóa, sử dụng nghệ trong những loại đồ uống, thêm vào các món ăn sẽ giúp cơ thể có sức chống chọi lại với nhiều tác nhân gây bệnh thường gặp vào mùa đông lạnh lẽo. Vai trò của trà nghệ được cụ thể như sau:
Sử dụng trà nghệ vào mùa đông là một giải pháp giúp tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Tăng khả năng miễn dịch
Trà nghệ có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, nhờ các đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng vi-rút và kháng khuẩn. Theo Health, nghệ có thể tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi-rút. Trà nghệ được sử dụng như một phương thuốc để điều trị cảm lạnh và cảm cúm vì nó có đặc tính kháng khuẩn và kháng vi-rút.
Giảm các triệu chứng viêm khớp
Trà nghệ có đặc tính chống viêm mạnh mẽ có thể giúp giảm viêm và sưng tấy ở những người bị viêm khớp. Một nghiên cứu năm 2013 trên Healthline cho thấy, chất curcumin trong nghệ có hiệu quả trong việc giảm đau ở bệnh nhân viêm xương khớp.
Giảm mức cholesterol
Curcumin đã được chứng minh là giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh bằng cách giảm mức cholesterol LDL (có hại). Mức cholesterol LDL tăng làm tăng nguy cơ bệnh tim, bệnh mạch vành và đột quỵ và uống trà nghệ làm giảm những nguy cơ sức khỏe này.
Mức cholesterol LDL tăng làm tăng nguy cơ bệnh tim, bệnh mạch vành và đột quỵ và uống trà nghệ làm giảm những nguy cơ sức khỏe này.
Điều chỉnh lượng đường trong máu
Trong hàng ngàn năm, nghệ đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị bệnh tiểu đường. Uống trà nghệ có thể giúp giữ lượng đường trong máu của bạn ổn định. Một nghiên cứu năm 2009 được công bố trên Tạp chí the Biochemical and Biophysical Research Communications cho thấy rằng chất curcumin làm giảm mức đường huyết và các biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường.
Ngăn ngừa tổn thương gan
Các đặc tính chống viêm trong nghệ có thể ngăn ngừa tổn thương gan do các bệnh gan mãn tính gây ra. Curcumin ngăn ngừa nhiễm độc gan và giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan. Thậm chí, curcumin có khả năng ức chế biểu hiện của các TNF- - một loại protein đóng vai trò quan trọng giúp bệnh ung thư gan tiến triển và di căn sang các cơ quan khác. Ngoài ra, curcumin tác động vào ty thể, nơi sản xuất năng lượng chính cung cấp cho các tế bào ung thư gan. Curcumin gắn vào ty thể của các tế bào này và khiến chúng nhạy cảm hơn với các gốc tự do, từ đó khiến chúng dễ bị tiêu diệt hơn.
Giảm các triệu chứng IBS
Nghệ từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền như một phương pháp điều trị nhiều vấn đề về tiêu hóa. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung báo cáo rằng chất curcumin có thể giúp giảm cơn đau liên quan đến hội chứng ruột kích thích (IBS) và cải thiện chất lượng cuộc sống của những người mắc chứng này.
Nghệ từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền như một phương pháp điều trị nhiều vấn đề về tiêu hóa.
Ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Các nghiên cứu đáng chú ý đã chỉ ra rằng chất curcumin có thể giúp giảm nguy cơ rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer. Nguyên nhân là bởi các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của curcumin làm giảm tổn thương tế bào, viêm nhiễm và lắng đọng hoặc mảng amyloid liên quan đến sự phát triển của bệnh Alzheimer.
Kiểm soát sức khỏe phổi
Các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của curcumin có trong trà nghệ có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh phổi mãn tính. Một đánh giá y tế năm 2017 đã kết luận rằng curcumin có thể giúp điều trị bệnh hen suyễn, phổi và xơ nang, ung thư phổi, tổn thương phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Có thể điều trị viêm màng bồ đào
Viêm màng bồ đào là một tình trạng gây viêm nhiễm cho mắt. Và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng curcumin có trong trà nghệ có thể giúp điều trị viêm màng bồ đào do sự hiện diện của các đặc tính chống viêm.
Curcumin có trong trà nghệ có thể giúp điều trị viêm màng bồ đào do sự hiện diện của các đặc tính chống viêm.
Có thể phòng ngừa ung thư
Uống trà nghệ cũng có thể có lợi cho việc phòng nguy cơ ung thư do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Trên thực tế, Viện Ung thư Quốc gia Ấn Độ công nhận curcumin là một chất chống ung thư hiệu quả có thể giúp ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư.
Uống trà nghệ cần lưu ý tác dụng phụ
Theo lương y Bùi Hồng Minh, trà nghệ nói chung làm từ gia vị tên nghệ nhưng cũng là thuốc chữa bệnh trong Đông y. Do đó không thể sử dụng tùy tiện. Một số người bị dị ứng với nghệ nên tránh uống trà nghệ, mặc dù dị ứng nghệ rất hiếm. Uống trà nghệ với liều lượng cao có thể gây ra các phản ứng phụ như buồn nôn và tiêu chảy. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Đau đớn mất con ở tuần thứ 39 thai kỳ vì chủ quan Người phụ nữ 36 tuổi mang thai ở tuần thứ 39 bỗng phát hiện tim thai không còn. Nguyên nhân chính do sự chủ quan của mẹ. Bệnh nhân là chị H.T.H, 36 tuổi ở TP Tuyên Quang. Thai phụ nhập viện khoa Phụ sản, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, cách đây 2 ngày trong tình trạng đau bụng, ra huyết,...