Chủ quan sống chung với chứng ợ nóng 50 năm, người đàn ông phải trả cái giá đắt: Cắt bỏ thực quản vì có thể tái phát ung thư bất cứ lúc nào!
Joe Moore bị trào ngược axit và ợ chua trong gần 50 năm trước khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thực quản giai đoạn 3.
Joe Moore đã sống chung với chứng ợ nóng từ năm 15 tuổi – và hiện ông đã 66 tuổi. Ông là thợ sửa ống nước đã nghỉ hưu tại Washington Township. Cha của ông đã chiến đấu với chứng ợ nóng mãn tính và ông cho rằng bản thân biết chính xác các triệu chứng của mình đến từ đâu. Điều mà Moore không bao giờ ngờ đến là chứng ợ nóng mãn tính của ông – được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản – đã dẫn đến một kết cục chết người.
“Tôi đã thấy cha tôi điều trị các triệu chứng của ông ấy bằng thuốc kháng axit không kê đơn và baking soda — vì vậy tôi cũng làm như vậy”. Khi ông già đi, các triệu chứng vẫn còn và chúng thường trở nên tồi tệ hơn sau bữa ăn muộn .
Mãi cho đến khi bắt đầu trải qua những cơn nấc cụt hàng đêm và cảm giác vặn vẹo kỳ lạ trong lồng ngực, Moore mới bắt đầu tự hỏi liệu có chuyện gì khác đang xảy ra hay không. “Tại thời điểm đó, tôi biết rằng có điều gì đó không ổn”, ông nói. Bác sĩ chăm sóc chính của Moore đã giới thiệu ông đến một bác sĩ tiêu hóa để nội soi .
“Sau khi nội soi , bác sĩ quay lại với tôi và nói, bạn bị ung thư giai đoạn 3″. Ngoài ra bác sĩ còn cho biết thêm ông chỉ còn một năm để sống. “Khi bạn nghe ai đó nói rằng bạn bị ung thư và điều đó thật tồi tệ – bạn nghĩ đến con cái và gia đình của mình trước tiên. Tôi đã dành một năm tiếp theo để sắp xếp công việc của mình”.
Moore đã tìm cách điều trị tại Trung tâm Y tế Đại học Thomas Jefferson ở Philadelphia, phụ trách bởi Anthony Infantolino, một giáo sư y khoa tại Trường Cao đẳng Y tế Sidney Kimmel. Ông đã điều trị bằng hóa trị trong một năm và xạ trị trong 40 ngày sau đó.
Đáng chú ý, việc điều trị của Moore đã thành công và ông được các bác sĩ kết luận đã không còn bị ung thư, mặc dù ông vẫn có nguy cơ tái phát cao. Khi các bác sĩ đề nghị cắt bỏ phần thực quản, ông đã không ngần ngại gật đầu: “Họ cho tôi lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ thực quản, và tôi đã thực hiện nó”. Ông chia sẻ lý do chọn phẫu thuật vì có thể bệnh ung thư sẽ quay trở lại.
Cuộc phẫu thuật đã loại bỏ hầu hết thực quản của Moore, thay thế nó bằng một ống được làm từ niêm mạc dạ dày của anh ta. Ông nói: “Tôi không còn van giữ thức ăn trong dạ dày nữa”, và kết quả của cuộc phẫu thuật là dạ dày của Moore đã to bằng một phần tư kích thước ban đầu. Bây giờ ông không thể ngủ như trước đây, và đáng lo ngại hơn, ông có thể nôn đến hai mươi lần mỗi tuần. “Với tôi bây giờ là chuyện bình thường”, Moore cho biết thêm.
Tiến sĩ Infantalino nói: “Chứng ợ nóng có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc, nhưng chỉ điều đó sẽ không ngăn ngừa được ung thư thực quản. Một người không nên tự ý chỉ dùng thuốc trị chứng ợ nóng kéo dài mà không đi kiểm tra”.
Điều đó áp dụng cho cả thuốc giảm axit không kê đơn và thuốc giảm axit kê đơn, ông nói. “Cách duy nhất để ngăn ngừa ung thư thực quản là biết liệu lớp niêm mạc của thực quản có bị thay đổi sau nhiều năm trào ngược axit hay không. Các cách khác để ngăn ngừa ung thư thực quản là không hút thuốc, tránh béo phì và hạn chế tối đa việc sử dụng bia rượu cũng như các loại đồ uống có cồn”.
Chứng ợ nóng xuất hiện khá phổ biến — hơn 15 triệu người Mỹ gặp phải các triệu chứng này mỗi ngày. Tuy nhiên, chứng ợ nóng mãn tính có thể dẫn đến một chứng rối loạn tiêu hóa, trong đó chất chứa trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây tổn thương thực quản. Nếu không được điều trị như trường hợp của Moore, triệu chứng này có thể dẫn đến ung thư thực quản, nguyên nhân gây tử vong do ung thư phổ biến thứ sáu.
“Nếu một người bị ợ chua ít nhất ba lần một tuần trong ít nhất ba đến năm năm, đặc biệt nếu người đó là nam giới da trắng từ 45 đến 70, béo phì, hút thuốc và có tiền sử gia đình mắc bệnh Barrett thực quản hoặc ung thư thực quản, bạn nên nói với bác sĩ”, Tiến sĩ Infantalino nhấn mạnh thêm.
Cảnh giác với mầm mống ung thư nguy hiểm dễ bị chẩn đoán nhầm
Trào ngược dạ dày - thực quản là bệnh phổ biến, có thể có triệu chứng ợ chua, nóng... hoặc không. Những người bị trào ngược làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
Tôi bị trào ngược thực quản, viêm hang vị dạ dày không có HP. Tôi đang uống thuốc nhưng dạo này có cảm giác thức ăn trào ngược lên, nghẹn và tức. Tôi cũng bị đau họng và đã đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán viêm họng, theo dõi thêm viêm xoang nhưng hết thuốc mà họng tôi vẫn đau, đặc biệt ở vùng dưới cuống họng. Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì?
(Bích Ngọc, Hà Nội)
ThS.BSCK II Hà Hải Nam - Phó trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội): Trào ngược dạ dày - thực quản là một rối loạn tiêu hóa xảy ra khi dịch axit trong dạ dày hoặc thức ăn trào ngược từ dạ dày lên trên thực quản. Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn tuổi. Khi dịch axit trào lên như vậy sẽ gây những tổn thương ở thực quản, họng, miệng dẫn đến một số biểu hiện hay gặp như: nuốt đau, nuốt khó, viêm họng mạn tính, khàn tiếng, viêm thanh quản, sâu răng, hôi miệng, đau tức ngực, tăng tiết nước bọt...
Những dấu hiệu này khiến các bệnh nhân thường đến gặp các bác sĩ chuyên khoa khác như: tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt,... từ đó dẫn đến việc điều trị không triệt để, vì căn nguyên của nó là trào ngược dịch dạ dày lên thực quản.
Bệnh này thường gặp ở các bệnh nhân có tăng tiết dạ dày như hội chứng Zollinger-Ellison; bệnh nhân xơ cứng bì, tăng canxi trong máu; thừa cân, béo phì; phụ nữ khi mang thai; mặc đồ bó, đồ chật; hút thuốc lá; stress; ăn quá nhiều thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chua; lạm dụng đồ uống có cồn như bia, rượu...
Chẩn đoán trào ngược dạ dày - thực quản thường dựa trên nội soi. Về điều trị, chủ yếu tập trung vào thay đổi thói quen, lối sống, chế độ ăn uống sinh hoạt, ví dụ: không ăn quá no, không ăn uống trước khi đi ngủ tối thiểu 3 tiếng, không uống đồ uống có cồn, không hút thuốc, không sử dụng chất kích thích, không ăn thực phẩm có khả năng tăng tiết axit như cam, quýt, cà chua; tránh các chất gây kích thích dạ dày như: hạt tiêu, đồ ăn cay nóng, chocolate, bạc hà, dầu mỡ; không thức quá khuya, tăng cường tập thể dục, thể thao; khi đi ngủ cần để đầu cao và tốt nhất nằm nghiêng bên trái; duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
Ngoài ra, khi đi khám các bác sĩ có thể kê một số thuốc giúp làm giảm lượng axit dạ dày, trung hòa axit, tăng trương lực của cơ tiêu hóa.
Với tình trạng của bạn, chúng tôi khuyên nên đi khám sớm để kiểm tra tình trạng trào ngược đến mức độ nào. Chúng tôi nhận thấy các tổn thương mà bạn mô tả về họng, về thanh quản là do axit trào ngược trong thời gian khá dài.
Trào ngược dạ dày - thực quản làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, đặc biệt là ung thư biểu mô tuyến.
Barrett Thực quản là bệnh lý thường xuất hiện ở những người mắc chứng trào ngược dạ dày - thực quản lâu năm. Nếu hiện tượng trào ngược axit dạ dày vào đoạn dưới thực quản diễn ra liên tục trong thời gian dài, nó có thể làm tổn thương lớp niêm mạc bên trong của thực quản. Điều này khiến các tế bào vảy thường lót bên trong niêm mạc thực quản được thay thế bằng các tế bào biểu mô tuyến. Các tế bào tuyến này trông giống như các tế bào lót ở niêm mạc dạ dày và ruột non, chúng có khả năng chống lại axit dạ dày cao hơn. Tình trạng này được gọi là bệnh Barrett thực quản.
Hầu hết những người bị Barrett thực quản đều có triệu chứng ợ chua nóng, nhưng nhiều người cũng không có triệu chứng gì. Người bị Barrett thực quản có nguy cơ cao hơn nhiều phát triển ung thư biểu mô tuyến thực quản so với những người không có tình trạng này.
Suýt mất mạng vì “đam mê” tiết mục xiếc nuốt kiếm Trong lúc học nuốt thanh kiếm bằng kim loại, một nam thanh niên ở miền Tây phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Vụ việc dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh, cần hết sức thận trọng khi lựa chọn thử nghiệm bản thân với các tiết mục xiếc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. N.V.L. đang thực hành...