Cô đơn kẻ thù của sức khỏe
Dưới đây là những bằng chứng về tác động tiêu cực của cô đơn lên sức khỏe của con người thông qua các nghiên cứu lâm sàng được thực hiện gần đây. Theo các nghiên cứu này, những tác động do cô đơn gây ra còn tệ hại hơn cả thuốc lá hay béo phì, vì vậy, mọi người nên tìm cách tạo ra cuộc sống tốt hơn cho bản thân để hạn chế những tác động tiêu cực do cô đơn mang lại.
Cô đơn nhìn từ góc độ y học
Cô đơn là một trong số rất nhiều cảm xúc mang tính tiêu cực mà con người phải đối mặt và cũng giống như bất kỳ cảm xúc nào khác, nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Mọi hoạt động của con người đều mang tính xã hội và mối giao tiếp giữa con người với con người được xem là quy luật tự nhiên. Trong khi nhiều người sống hòa đồng, duy trì cuộc sống ôn hòa thì có những người lại duy trì cách sống khép kín. Thậm chí có người sống trong gia đình đông đúc nhưng vẫn cảm thấy cô đơn hoặc những người giàu có nhưng không vui, luôn cảm thấy buồn tẻ… Tuy ở hoàn cảnh nào thì cảm giác cô đơn, nhất là cô đơn kinh niên sẽ tạo ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới thể chất lẫn tinh thần, làm rút ngắn tuổi thọ và nhiều tác hại khôn lường khác. Cô đơn thể chất khác với cô đơn tinh thần nhưng tổng thể, nó làm cho người trong cuộc luôn cảm thấy buồn, trống trải, không hứng thú với những công việc mà xưa nay rất thích làm, khó khăn trong việc giao tiếp, nhất là khi chuyển đến môi trường sống mới hoặc người thân qua đời, sau ly hôn hoặc cũng có người lại quá tự ti, ngại tiếp xúc, thiếu niềm tin, quay lưng lại với cuộc sống.
Những ảnh hưởng của cô đơn đến sức khỏe con người
Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý ở ĐH Chicago, Mỹ (UOC) thì cô đơn gây ra rất nhiều tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe con người, trong số này phải kể đến các tác động dưới đây:
- Tác động trực tiếp đến sức khỏe tim mạch: Theo nghiên cứu của UOC thì cô đơn có mối quan hệ rất mật thiết với bệnh tăng huyết áp. Cụ thể, theo nghiên cứu dài 5 năm của UOC ở 24 người tuổi từ 50 – 68 cho thấy, những người mắc bệnh cô đơn mạn tính thường có huyết áp cao hơn 10% so với những người không cô đơn, đây chính là thủ phạm làm gia tăng các cơn đau tim, đột quỵ và chứng bệnh về thận.
- Sức khỏe tâm thần: Như đã đề cập, cô đơn liên quan đến nhận thức nên nó có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tâm thần. Nó làm cho con người có cảm giác lúc nào cũng bị cách ly khỏi xã hội nên lại càng tăng stress và nhiều nỗi lo vô cớ khác. Cô đơn và trầm cảm được xem là cặp bài trùng, trầm cảm càng cao thì ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh càng lớn. Trường hợp mạn tính, thể nặng có thể làm tăng bệnh Alzheimer (sa sút trí tuệ) và làm tăng tỷ lệ quyên sinh. Người cô đơn thường có ý nghĩ cho rằng bản thân không còn giá trị, cuộc sống trở nên vô nghĩa, thiếu tự tin, mất lòng tin, giảm trí nhớ, tính cách thay đổi sang chiều tiêu cực và cuối cùng dễ mắc bệnh tâm thần, thần kinh, làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm tính ngon miệng, mất ngủ và lâu ngày sức khỏe sẽ xuống cấp trầm trọng.
- Hiệu ứng di truyền: Theo nghiên cứu của các chuyên gia ĐH California, Mỹ thì cảm giác cô đơn làm thay đổi các hoạt động của gen trong cơ thể, làm tăng viêm nhiễm. Đây là phản ứng đầu tiên của hệ thống miễn dịch cơ thể, nó làm triệt tiêu chức năng của các gen khác liên quan đến hệ thống miễn dịch, kể cả cơ chế kháng virut và mầm bệnh. Nói cụ thể hơn là làm giảm quá trình sản xuất các chất kháng thể, vì vậy, cô đơn càng trầm trọng thì sức khỏe hệ miễn dịch càng suy yếu, rủi ro mắc bệnh lại càng cao.
Video đang HOT
- Gây gián đoạn giấc ngủ: Căng thẳng, stress, trầm cảm và ý nghĩ cô đơn xâm lấn tâm hồn càng nhiều thì khả năng ngủ càng kém. Chính vì vậy mà những người suốt ngày buồn rầu, tự cho mình là cô đơn thì giấc ngủ không được sâu. Mất ngủ kéo dài làm đảo lộn đồng hồ sinh học của cơ thể, làm cho chức năng của cơ thể bị ảnh hưởng, gây mệt mỏi, suy nhược tinh thần, hiệu quả công việc thấp, chất lượng cuộc sống bị suy giảm nghiêm trọng.
- Gây lão hoá: Cô đơn phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực cho sức khỏe như stress, trầm cảm, kém ăn, kém ngủ… và đây là những yếu tố làm cho người ta chóng già, chóng lão hoá. Hiện tượng thường gặp là mắt thâm, da xấu, tóc bạc, cơ thể thiếu sinh lực.
Làm gì để khắc phục sự cô đơn?
Như đã đề cập, cô đơn là một cảm xúc thường gặp của con người. Mọi người cần “vượt lên chính mình” để tạo ra cuộc sống tích cực, sống vui, sống khỏe, tự tìm cho mình một hướng đi, một công việc yêu thích, bạn bè phù hợp để kết thân, loại bỏ những ý nghĩa tiêu cực, tăng cường giao tiếp xã hội, tăng cường cuộc sống vận động nhằm khám phá những cái mới lạ, yêu đời, tự yêu quý bản thân, yêu quý những người xung quanh và cuối cùng sẽ tìm được niềm vui trong cuộc sống.
Theo SK&ĐS
Điểm mặt "vi khuẩn" trong nhà
Có rất nhiều loại vi khuẩn cư trú trong mọi ngóc ngách trong gia đình bạn mà mắt thường không thấy được.
Bếp là nơi chế biến thức ăn vì vậy cần thoáng, đủ ánh sáng và năng quét dọn sạch sẽ, gọn gàng sau khi sử dụng. Ảnh minh họa
Chúng là thủ phạm gây ra các triệu chứng khó chịu như nhức đầu, mất ngủ, mệt mỏi, kém ăn... thậm chí phát sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm như: Thấp khớp, còi xương, suy dinh dưỡng, lao phổi, giun sán, ghẻ lở, hen suyễn...
Nhận diện được những ổ vi khuẩn sẽ giúp bạn có cách loại trừ hiệu quả.
Phòng ngủ
Ga gối đệm: Vi khuẩn có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các chứng sốt, eczema, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm xoang... Vì vậy, bạn nên ngâm vỏ chăn, ga, gối trong nước sôi 60 độ (khoảng 20 phút). Bạn nên làm việc này thường xuyên hoặc ít nhất là 6 tháng nên thực hiện 1 lần.
Chăn lông: Có nhiều mạt bụi da chết, vi khuẩn và các bào tử nấm nên cần giặt 6 tháng/1 lần và sau 5 năm nên thay mới một lần; Đệm nhiều mạt bụi gây sốt, dị ứng, cần thường xuyên thay ga trải giường và hút bụi ít nhất 1 lần/tuần. Sau 5 - 10 năm nên thay mới đệm. Gối chỉ nên sử dụng trong 2 năm.
Máy lạnh: Cũng là nơi trú ngụ của vô số loài vi khuẩn và bọ, nhất là các máy lạnh hai chiều mùa đông dùng chế độ sưởi ấm càng lắm vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây các bệnh về đường hô hấp và da. Do đó vào mùa đông nên vệ sinh thiết bị này, có thể tự làm sạch bằng cách làm sạch màng lọc, rửa và phun thuốc diệt côn trùng vào tấm tản nhiệt - nguồn gây ô nhiễm.
Máy giặt: Là nơi vi sinh vật trú ngụ sinh sôi trong các đường dẫn nước, tạo thành các mảng đen. Thói quen đóng nắp máy sau khi giặt càng làm vi sinh vật phát triển. 100% máy giặt đều có khuẩn coliform. Do đó không nên đặt máy giặt ở nơi ẩm ướt (nhà tắm, nhà vệ sinh). Sau mỗi lần giặt nên mở nắp máy cho khô ráo, 2 tháng nên làm sạch toàn bộ máy.
Nhà bếp
Nhà ở cần thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Nhà cửa, sân, vườn phải được thường xuyên quét dọn sạch sẽ. Đồ đạc phải được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, lau chùi thường xuyên. Cửa kín, ngăn được bụi và tiếng ồn. Không để gia súc, gia cầm vào nhà. Có biện pháp diệt các con vật trung gian truyền bệnh như ruồi, nhặng, gián, chuột, muỗi..
(Theo ông Nguyễn Cường, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế)
Theo ông Nguyễn Cường, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế, bếp là nơi có nhiều ổ vi trùng nhất trong nhà, dù lau chùi sạch sẽ. Bếp cũng là nơi chế biến thức ăn và cũng là nơi cả nhà quây quần ăn uống nên cần thoáng mát, đủ ánh sáng, năng quét dọn sạch sẽ, gọn gàng. Thức ăn không để lẫn lộn sống - chín. Dao kéo cần cất ở nơi an toàn, xa tầm với của trẻ em. Không để chai lọ đựng hoá chất bảo vệ thực vật, bình phun hóa chất trong nhà bếp. Ở nông thôn nên sử dụng bếp ít khói (bếp năng lượng mặt trời, bếp lò...) để tiết kiệm nhiên liệu, thời gian, đề phòng hoả hoạn và tránh được các bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt.
Các loại đồ gỗ: Là nơi vi khuẩn trú ngụ, nhất là khuẩn E.coli (gây ngộ độc và tiêu chảy) thường có ở các vật dụng làm bếp (thìa gỗ, đũa ăn, thớt, chuôi dao, cối, chày...). Cần để ý tới việc vệ sinh các dụng cụ này, không dùng để chế biến đồ ăn sống và chín lẫn lộn, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, để khô ráo và nên thay sau 5 năm sử dụng.
Bồn rửa bát: Thường xuyên ẩm ướt, mọi thứ bỏ vào bồn rửa như thực phẩm tươi sống, chén đĩa bẩn... là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển. Theo các nhà vi trùng học, mỗi centimét vuông ống thoát nước ra chứa tới 200.000 loại vi khuẩn khác nhau. Miếng bọt biển, giẻ rửa bát là nơi trú ẩn lý tưởng của nấm, vi khuẩn và mầm bệnh, chứa lượng vi khuẩn nhiều gấp 200 lần so với bồn nhà vệ sinh và sinh sôi và phát triển nhiều gấp 4 lần chỉ trong vòng 8 giờ.
Để khắc phục, mỗi tối nên dùng thuốc xịt để tẩy uế bồn rửa bát và các đường ống thoát nước. Giẻ và bọt biển rửa chén bát nên dùng nhiều miếng khác nhau phục vụ rửa chén đĩa, hoặc lau chùi. Một tuần nên giặt xà phòng một lần/tuần, hoặc cho vào lò vi ba hấp 2 phút cũng có thể tiêu diệt sạch vi khuẩn.
Thớt: Là nơi tập hợp lượng vi khuẩn rất lớn vì chúng dùng để chặt các loại thực phẩm, thịt, cá sống... Các vết rãnh do dao tạo nên có thể lưu giữ vi khuẩn trên bề mặt thớt và rất khó tẩy sạch. Mỗi nhà cần ít nhất 2 thớt: Một dùng cho thức ăn chín, một dùng cho thực phẩm sống (nếu có cái thứ 3 thì dùng cắt trái cây, phô mai...). Dùng xong nhớ rửa xà phòng (hoặc dầu vô cơ) để trám kín các rãnh trên thớt và ngăn cản vi khuẩn tích tụ. Nên phơi nắng, để riêng từng thớt và tráng nước sôi trước khi dùng, nhất là với thớt dùng cho thực phẩm chín.
Các vòi nước: Vi khuẩn lây lan thói quen sau khi cầm các loại thịt, cá sống... xong lại dùng tay mở vòi nước để rửa tay. Khắc phục bằng cách xịt các loại thuốc tẩy vào tay vặn và đầu vòi, hoặc lau sạch chúng bằng vải chống vi khuẩn, vi trùng.
Tủ lạnh: Là nơi cất giữ thực phẩm, nhưng ở 0-7 độ C chỉ ngừa sự sinh sôi của phần lớn vi khuẩn, một số vi khuẩn như Listeria, Shigella, Yersinia... vẫn sống đẩy nhanh quá trình biến chất của thực phẩm. Tay cầm ở tủ lạnh tiếp xúc với tay của nhiều người trở thành nơi làm lây lan mầm bệnh. Ngăn dưới cùng của tủ bị thực phẩm ở các ngăn trên rò rỉ nước xuống, tất cả đều tập trung ở đó. Vì vậy, nên vệ sinh tủ lạnh hàng tuần, đặc biệt chú ý rãnh mút nơi cánh tủ, lau sạch tay cầm, các ngăn kéo và ngăn dưới của tủ lạnh trước mỗi lần mua sắm hàng tuần. Cần để tách biệt hoàn toàn thực phẩm sống và đã chế biến trong tủ lạnh để ngừa nguy cơ lây nhiễm, ngộ độc, vi khuẩn không thể lây lan. Thức ăn chín trong tủ ra phải đun kỹ trước khi dùng.
Khăn lau: Nên tách biệt "nhiệm vụ" cho từng khăn bếp như khăn lau bàn, khăn rửa bát... Giặt khăn ở nhiệt độ ít nhất là 900C và dùng các chất tẩy mạnh để làm sạch vi khuẩn. Hoặc cho khăn bếp vào lò vi sóng 2 phút quay sẽ giết hoặc làm ngưng hoạt động của hơn 99% vi khuẩn có trong khăn (nhớ làm ướt trước khi cho vào lò). Mỗi tháng nên thay khăn 1 lần.
Trà Giang
Theo Gia đình
Muốn ngủ ngon, đừng ăn nhiều muối Mặc dù natri trong muối ăn không có chức năng cụ thể là làm cho bạn tỉnh táo, nhưng các tác động tiêu cực của nó có thể ảnh hưởng đến khả năng đi vào giấc ngủ của bạn. Cơ thể con người cần natri để hoạt động, do vậy, natri là một trong những khoáng chất thiết yếu cần thiết cho cơ...