Chuyên gia gợi ý cách ăn sáng khoa học có thể kéo dài tuổi thọ, giảm bệnh tật
Bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, nhưng ăn vào thời gian nào là tốt nhất và có thể kéo dài tuổi thọ là điều không phải ai cũng biết.
Thời gian và chế độ ăn uống thường đi đôi với nhau. Hầu hết mọi người đều biết tầm quan trọng của bữa sáng nhưng ít người biết về thời gian ăn sáng có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ như thế nào.
Từ việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và cholesterol cao, ăn sáng sớm và hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều đường là chìa khóa giúp bạn sống lâu hơn.
Ăn bữa sáng vào lúc bình minh cũng có thể giúp bạn sống lâu hơn.
Bữa sáng không chỉ tạo năng lượng cho cả ngày mà thậm chí có thể là tiền đề cho sức khỏe phần đời còn lại của mỗi người. Từ việc tăng lượng đường trong máu, mức cholesterol cao và các vấn đề tim mạch, một số loại thực phẩm bạn tiêu thụ vào bữa sáng có thể dẫn đến nguy cơ sức khỏe giảm sút.
Do đó, biết được những thực phẩm tiêu thụ vào buổi sáng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khi nào là thời điểm tốt nhất để ăn là điều cần thiết.
Chế độ ăn “nghèo nàn” là nguyên nhân dẫn đến nhiều ca tử vong trên toàn cầu hơn bất kỳ nguy cơ sức khỏe nào khác, bao gồm cả hút thuốc lá, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chế độ ăn uống có thể làm tăng tuổi thọ của mỗi người.
Video đang HOT
Trên thực tế, theo nghiên cứu, chế độ ăn uống lành mạnh hơn có thể kéo dài tuổi thọ từ 6-7 năm ở người tuổi trung niên và đối với người trẻ tuổi, có thể tăng tuổi thọ khoảng 10 năm.
Các yếu tố nguy cơ gây tử vong hàng đầu trong chế độ ăn uống là chế độ ăn chứa nhiều natri, ít ngũ cốc nguyên hạt, ít trái cây, ít các loại hạt, ít rau và ít chất béo omega-3.
Ăn sáng trước 7h sáng có thể giúp tăng tuổi thọ.
Theo nghiên cứu, ăn sáng lúc 7h có thể kéo dài tuổi thọ, nhưng đợi đến 10h mới ăn sáng thì có thể rút ngắn tuổi thọ của bạn.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Thành phố New York (Mỹ) đã theo dõi hơn 34.000 người Mỹ trên 40 tuổi trong vài thập kỷ.
Những người tham gia đã ghi lại thời gian ăn uống và các nhà khoa học đã so sánh thời gian này với tỷ lệ tử vong trong suốt quá trình nghiên cứu.
Kết quả, được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng, cho thấy những người ăn sáng trong khoảng thời gian từ 6h – 7h sáng có nguy cơ tử vong vì các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim hoặc ung thư thấp hơn 6% so với những người thường xuyên ăn sáng lúc 8h và thấp hơn 12% nguy cơ mắc bệnh gây tử vong sớm hơn những người ăn sáng lúc 10h.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý, những người có thói quen ăn sáng muộn – cơ thể dần tạo ra ít insulin hơn và tăng lượng đường trong máu, dẫn đến bệnh tiểu đường, béo phì và bệnh tim.
Cách để sống lâu hơn: Hạn chế tiêu thụ thức ăn sáng nhiều đường.
Các loại thực phẩm nên tránh tiêu thụ vào bữa sáng như các loại đường bổ sung, sữa chua nhiều đường, thực phẩm đông lạnh đã qua chế biến, đồ nướng…
Chuyên gia dinh dưỡng Sarah Elder (Vương Quốc Anh) cho biết: “Cơ thể chúng ta sử dụng rất nhiều năng lượng dự trữ để tăng trưởng và sửa chữa các mô khi ngủ. Một bữa sáng cân bằng giúp tăng cường năng lượng, cũng như cung cấp protein và canxi đã được sử dụng suốt đêm”.
Do đó, ăn sáng đúng bữa vào đúng thời điểm giúp cân bằng nội tiết tố và lượng đường trong máu, cung cấp đủ năng lượng cho chúng ta hoạt động suốt cả ngày.
2 cách tự nhiên giúp trị vảy nến trên da đầu hiệu quả
Bạn bị vảy nến trên da đầu thì hãy chú ý những liệu pháp từ thiên nhiên dưới đây nhé.
Bệnh vẩy nến da đầu
Bệnh vẩy nến là một tình trạng các tế bào da tích tụ trên bề mặt da. Nguồn ảnh: Internet
Bệnh vẩy nến là một tình trạng các tế bào da tích tụ trên bề mặt da. Sự tích tụ này dẫn đến các mảng bong tróc, màu đỏ bạc và ngứa. Đôi khi những mảng đỏ này có thể gây đau đớn, nứt và chảy máu. Thông thường, tình trạng này ảnh hưởng đến da đầu, trán, sau tai và cổ. Trong trường hợp này, nó được gọi là bệnh vẩy nến da đầu.
Bệnh vẩy nến da đầu là một tình trạng mãn tính, có nghĩa là nó có xu hướng đến và đi theo thời gian. Thông thường, nó kích hoạt hoặc trở nên tồi tệ hơn bởi các yếu tố nhất định như: Căng thẳng, uống rượu, hút thuốc.
Bệnh vẩy nến da đầu cần được theo dõi và điều trị. Bệnh vẩy nến da đầu có thể gây ra tình trạng viêm mãn tính, thường xuất hiện với các vấn đề sức khỏe khác như: kháng insulin, viêm khớp, béo phì, cholesterol cao, bệnh tim. Hầu hết các bác sĩ khuyên dùng thuốc bôi, liệu pháp ánh sáng và thuốc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể để điều trị bệnh vẩy nến da đầu. Nó có thể kết hợp điều trị y tế với các biện pháp khắc phục tại nhà để giảm các triệu chứng bệnh vẩy nến da đầu.
Dầu ô liu giúp làm bong tróc vẩy nến da đầu
BS Soheil Simzar (chuyên khoa da liễu), trường Y Geffen thuộc Đại học California ở Los Angeles cho biết, dầu ô liu không chỉ là một phần quan trọng của chế độ ăn Địa Trung Hải lành mạnh mà còn mang lại lợi ích cho những người bị bệnh vẩy nến da đầu, giúp làm giảm bong tróc vẩy.
Chỉ cần xoa bóp trực tiếp 1 hoặc 2 muỗng canh dầu vào da đầu. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến, để từ 10 phút đến qua đêm (nhớ đội mũ tắm để giữ cho áo gối sạch sẽ khi nằm). Dùng lược răng thưa nhẹ nhàng loại bỏ lớp vảy bong tróc, sau đó gội sạch đầu.
Giấm táo có thể làm giảm ngứa
Nhờ đặc tính kháng khuẩn, giấm táo có thể làm dịu sự kích ứng, giúp giảm ngứa da đầu và loại bỏ vảy nến.
Chuẩn bị hỗn hợp gồm 1 đến 2 phần nước và 1 phần giấm, sau đó thấm lên da đầu vài lần một tuần trong 10 phút.
Dùng lược chải nhẹ để loại bỏ vảy, sau đó gội và xả như bình thường.
Tuy nhiên, phương pháp điều trị tại nhà này không dành cho tất cả mọi người. Không sử dụng đối với các trường hợp có da đầu của bạn bị nứt hoặc chảy máu. Tiến sĩ Simzar cảnh báo.
Thêm gừng vào bữa ăn hàng ngày để không bỏ lỡ 7 lợi ích sức khỏe tuyệt vời này Trong hàng ngàn năm, các nhà thảo dược đã sử dụng rễ của cây gừng để làm giảm các vấn đề về dạ dày. Với tác dụng chống viêm tự nhiên, gừng cũng thường được sử dụng trong một số bệnh như viêm khớp, cholesterol cao, đau bụng kinh và các tình trạng sức khỏe khác. Gừng là một loại gia vị quen...