Chuyên gia cảnh báo uống trà sữa trân châu mỗi ngày có thể khiến tay chân “hóa đá”
Có thể bạn đã nghe nói về những yếu tố không có lợi cho sức khỏe của trà sữa trân châu như hàm lượng đường cao, nhiều calo nhưng liệu bạn đã biết món đồ uống này dễ góp phần gây bệnh gout?
Bệnh gout thường được biết đến là bệnh của người già nhưng hiện nay ngay cả những người trẻ cũng có thể mắc. Bệnh gout là tình trạng đau đớn dữ dội tại các khớp. Nguyên nhân do nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Thông thường, axit uric trong máu của bạn được thận lọc và thải ra ngoài dưới dạng nước tiểu. Nhưng khi nồng độ axit uric quá cao, chúng sẽ tích tụ và hình thành các tinh thể hình kim ở các khớp, đặc biệt là ngón chân cái.
Victor Seah, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện Parkway East (Singapore) cho biết mỗi tháng có trung bình 4-5 bệnh nhân bị bệnh gout tới khám. Những bệnh nhân này chia sẻ họ thường xuyên uống trà sữa trân châu. Tuy nhiên chưa xác định được số lượng và tần suất uống.
Mối liên quan giữa bệnh gout và trà sữa
Thông thường bệnh gout xuất phát từ việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ, hải sản và bia. Những thực phẩm và đồ uống đó có thể là tác nhân gây ra bệnh gout vì chúng chứa một loại axit amin được gọi là glutamate.
Jaclyn Reutens, chuyên gia dinh dưỡng thể thao đồng thời là người sáng lập Trung tâm tư vấn dinh dưỡng và thể thao Aptima (Singapore) giải thích, glutamate khi được tiêu hóa sẽ hình thành purin, sau đó bị phá vỡ thành axit uric.
Tuy nhiên, đường fructose có trong trân châu, đường, siro, mật ong, hương liệu trái cây, trái cây tươi và nước ép trái cây cũng có thể dẫn đến tăng mức độ purin trong cơ thể khi tiêu hóa. Chuyên gia Reutens cho biết: “Ước tính, một tách trà sữa trân châu có kích thước từ trung bình đến lớn sẽ chứa 15g-42g đường sucrose, trong đó có tới 7,5g-21g đường fructose.
Hậu quả của việc uống quá nhiều trà sữa trân châu có thể rất nghiêm trọng. Ví dụ điển hình là một thanh niên 18 tuổi đến từ Quảng Đông, Trung Quốc nghiện uống trà sữa chân trâu mỗi ngày. Hậu quả là những tinh thể axit uric ở trong ngón tay và bàn chân của bệnh nhân nhiều đến mức gần như hóa đá.
Nam thanh niên này không thể đi lại hoặc sử dụng tay do những cơn đau và tình trạng viêm nặng ở các khớp. “Khi bệnh nhân đến, bệnh gout đã phát ở cả tay và chân. Bệnh nhân không thể đi lại được”, bác sĩ nội trú Zheng Shaoling của Bệnh viện Quảng Đông số 2 cho biết. Sau 1 tuần điều trị, nam thanh niên đã được xuất viện.
Tuy nhiên, tác động của thực phẩm đến mỗi người không giống nhau. Do đó, nguy cơ mắc bệnh gout cũng khác nhau. Vì vậy, không thể khẳng định rằng bất cứ ai uống một cốc trà sữa trân châu mỗi ngày cũng đều sẽ bị gout.
Video đang HOT
Một yếu tố khác cần lưu ý là lượng nước bạn uống. Chuyên gia Reutens cho biết: “Uống nhiều nước hơn có thể làm loãng các tinh thể axit uric và chúng sẽ được đào thải qua nước tiểu. Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và uống 2 cốc nước sau khi uống trà sữa”.
Bác sĩ Seah khuyến cáo nếu bạn có cảm giác ngứa ran và nghi ngờ đó là sự khởi đầu của bệnh gout, hãy ngừng ngay việc tiêu thụ thực phẩm và rượu có nhiều purin. Uống nhiều nước để tăng đào thải axit uric. Chườm đá vùng khớp bị sưng để giảm sưng, đau.
“Uống trà sữa trân châu quá nhiều cũng có thể gây tăng cân. Nên uống trà sữa ít hoặc không có đường, trân châu”, Reutens nói.
Bệnh gout ảnh hưởng sức khỏe thế nào?
Triệu chứng ban đầu của bệnh gout là ngứa ran, sau đó nhanh chóng tiến triển thành cơn đau dữ dội. Bác sĩ Seah cho biết: “Đó là một cơn đau dữ dội và đôi khi nóng rát ở các khớp. Một số bệnh nhân đã mô tả đó là cảm giác như bị nhiều mũi kim chọc vào. Cơn đau kéo dài liên tục, ngay cả khi nghỉ ngơi”.
Bác sĩ Seah cũng cho biết bệnh gút thường ảnh hưởng đến khớp ngón chân cái của bàn chân, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến mắt cá chân, đầu gối và thậm chí cả cổ tay và khớp khuỷu tay.
Những biểu hiện khác của bệnh gout bao gồm:
- Đỏ, nóng, sưng và đau ở một hoặc một vài khớp. Các khớp ngón chân cái, đầu gối hoặc mắt cá chân thường bị ảnh hưởng nhất.
- Cơn đau khởi phát đột ngột, thường xuyên về đêm.
- Có thể bị sốt.
Bác sĩ Seah cho biết thêm, nếu bệnh gút không được kiểm soát có thể gây biến dạng khớp, tổn thương sụn, viêm khớp, đau mãn tính và cứng khớp. Thậm chí, các tinh thể axit uric đôi khi có thể lắng đọng trong da và các mô mềm, tạo ra các cục u đau đớn, vết loét có thể bị nhiễm trùng và thậm chí là hỏng da. Bệnh gút không được kiểm soát cũng có thể gây ra sỏi thận và trong trường hợp nặng có thể gây suy thận.
Giật mình mối nguy sức khỏe từ trà sữa giới trẻ "đam mê" thưởng thức
Rất 'được lòng' giới trẻ, thế nhưng uống trà sữa lại tiềm ẩn mối nguy sức khỏe đáng lo ngại.
Theo trang Minnan.com của Trung Quốc, Bệnh viện Tuyền Châu gần đây có tiếp nhận một bệnh nhân tên là A Kiệt (29 tuổi, cao 1m70, nặng 180kg, Tuyền Châu, Phúc Kiến) đến châm cứu. Khi mới đến bệnh viện, A Kiệt không thể đi lại bình thường vì bệnh gút và đau đớn, anh đã phải nhờ đến sự hỗ trợ của người thân mới có thể di chuyển.
Tại bệnh viện, kiểm tra chỉ số axit uric trong máu của A Kiệt vượt mức 800mol/L. A Kiệt cho biết, anh duy trì chế độ ăn kiêng khá khắt khe. Anh cũng không uống rượu hay ham thích các món thịt nướng. Sau khi hỏi rõ thói quen ăn uống, bác sĩ tin rằng nguyên nhân bệnh của anh bắt nguồn từ sở thích uống trà sữa. Ngày nào anh cũng phải thưởng thức 1 cốc. Những hôm nóng nực, anh phải uống 2 cốc mới đã cơn thèm.
Trường hợp bệnh của A Kiệt không phải duy nhất có vấn đề sức khỏe liên quan đến trà sữa. Cách đây không lâu, một giáo viên sống tại Nhạc Lộc, Hồ Nam, Trung Quốc bỗng dưng cảm thấy đau bụng âm ỉ khi đang đứng lớp. Cứ nghĩ bệnh dạ dày tái phát, cô Kiều dùng thuốc domperidin nhưng các triệu chứng không hề thuyên giảm mà ngày càng nghiêm trọng hơn. Giờ nghỉ trưa, đồng nghiệp phát hiện cô bất tỉnh trên giường, tiểu tiện không tự chủ, gọi thế nào cũng không phản ứng.
Trong quá trình điều trị, bác sĩ cho biết huyết áp của cô Kiều chỉ còn 95/37mmHg, đồng tử giãn. Phân tích máu cho thấy bệnh nhân bị "nhiễm toan chuyển hóa" và đường huyết "HI". Chẩn đoán ban đầu là "nhiễm toan ceton do tiểu đường".
Nhờ được cứu chữa kịp thời, các dấu hiệu sinh tồn của cô Kiều cuối cùng cũng ổn định. Hóa ra, cô có thói quen uống trà sữa, mỗi ngày nhất định phải uống 1 cốc. Hậu quả là lượng đường trong máu quá cao, khiến cô đối mặt với bệnh tiểu đường cấp tính.
Uống trà sữa nạp lượng lớn caffein. Được biết, trà sữa rất được nhiều bạn trẻ ưu ái. Tuy nhiên ít người biết rằng, lượng caffein trong chúng rất cao. Quá trình phân tích, các chuyên gia nhận thấy lượng caffein trung bình trong trà sữa là 258mg/kg.
Uống trà sữa, nhiều người có phản ứng tim đập chân run, và phản ứng phổ biến nhất là mất ngủ ban đêm. Caffein giúp kích thích hệ thần kinh trung ương, mang lại tỉnh táo, phục hồi năng lượng song tiêu thụ lượng lớn lại dễ gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, cáu kỉnh, lo lắng... thậm chí có thể tăng mối nguy sức khỏe từ trà sữa như loét đường tiêu hóa.
Uống trà sữa nạp lượng lớn đường. Lượng đường trong trà sữa cũng ở mức báo động. Một người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 25g đường mỗi ngày. Trong khi đó, một cốc trà sữa cũng đã vượt qua giới hạn này.
Nạp quá nhiều đường trong thời gian dài khiến cơ thể đối diện mối nguy sức khỏe như béo phì, tăng gánh nặng cho tim, gây bệnh tiểu đường. Bà bầu nạp quá nhiều đường còn có thể gây dị tật thai nhi.
Uống trà sữa nhưng "không có sữa". Một trong những vấn đề "nhức nhối" của trà sữa là "không chứa sữa". Theo quy định, lượng protein trong trà sữa phải 0,5g/100g.
Vậy nhưng, trong số 40 mẫu thử trà do Hội người Tiêu dùng Phúc Châu (Trung Quốc), có 4 loại trà sữa không đạt chuẩn. Thay vì dùng sữa, người bán tận dụng một loại bơ thực vật chứa axit béo chuyển hóa. Axit béo chuyển hóa có liên quan trực tiếp đến các bệnh tim mạch. Ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng mức cholesterol trong máu. Ảnh: Internet.
Uống liền 6 cốc trà sữa một ngày, người phụ nữ bị trào ngược dạ dày thực quản, nước tiểu biến màu nâu sẫm Một người phụ nữ họ Đổng (Hồ Bắc, Trung Quốc) vì "theo đuổi" tình yêu với trà sữa đã uống quá nhiều trà sữa mỗi ngày. Hậu quả là cô bị trào ngược dạ dày, vùng thực quản và thượng vị bị tổn thương; nước tiểu biến màu nâu sẫm. Cô Đổng, là một người sành ăn và rất yêu thích uống trà...