Chữa rong huyết nhờ cây mần tưới
Mần tưới giàu dược tính nên được sử dụng để chữa kinh nguyệt không đều, các chứng đau bụng huyết ứ, sau đẻ máu hôi không sạch, chữa mụn nhọt, chốc lở, chấn thương.
Cây mần tưới còn có tên là cây hương thảo, lan thảo, trạch lan, tên khoa học là Eupatorium fortunei Turcz., họ Cúc – Asteraceae. Là loại cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta.
Mần tưới giàu dược tính nên được sử dụng để chữa kinh nguyệt không đều, các chứng đau bụng huyết ứ, sau đẻ máu hôi không sạch. Chữa mụn nhọt, chốc lở, chấn thương.
Bộ phận dùng, chế biến của mần tưới là thân, lá mần tưới hoặc toàn cây, dùng tươi hay phơi khô trong mát để dùng dần. Ngoài ra còn được dùng để trừ bọ gà, mạt gà, bọ chét, rệp, mọt, chấy, rận.
Liều dùng mần tưới: Mỗi lần dùng 10 – 20g khô hoặc 50 – 150g tươi, dạng thuốc sắc. Lá mần tưới tươi giã nát với ít muối đắp chỗ sưng đau. Dùng lá tươi rải vào ổ chó, ổ gà và giường để diệt bọ, mạt, rệp.
Dưới đây là cách trị bệnh tiêu biểu từ cây mần tưới:
Chữa rong huyết nhờ cây mần tưới
Mần tưới 20g, ké hoa vàng, chỉ thiên, mã đề mỗi loại dùng từ 15 – 20g, thái nhỏ sao vàng sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia uống 2 lần/ngày. Dùng trong 5 ngày.
Video đang HOT
Cây mần tưới có nhiều công dụng chữa bệnh.
Cây mần tưới chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh:
Mần tưới, củ gấu, ích mẫu, ngải cứu, nhọ nồi, mỗi vị 20g, tán nhỏ, rây thành bột mịn, trộn với bột gạo và đường kính (nấu thành sirô), làm thành viên bằng hạt lạc. Ngày uống 1 lần trước khi đi ngủ, mỗi lần dùng từ 15 – 20 viên. Dùng trong 10 – 15 ngày liền.
Chữa sưng tấy, mụn nhọt chưa có mủ, chấn thương bầm dập nhờ cây mần tưới
Mần tưới lá tươi 1 nắm (40g) giã nát với muối đắp chỗ đau ngày 1 – 2 lần.
Cây mần tưới giải cảm do nắng nóng
Lá non mần tưới 100g, nấu canh ăn trong ngày. Nên ăn khi canh còn nóng. Dùng trong 3 ngày.
Xua muỗi, dĩn, vắt… khi đi rừng nhờ cây mần tưới
Giã nát lá mần tưới, bọc vải, xoa xát chân tay vùng da hở, tẩm nước mần tưới vào xà cạp… có tác dụng chống muỗi, vắt trong 3 giờ.
Trừ côn trùng bằng cây mần tưới
Mần tưới diệt được chấy, rận, rệp; xua đuổi các loại bọ chó, bọ mạt, dĩn, kiến và hạn chế hoạt động của ruồi, muỗi…
Theo Nông nghiệp
Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Theo Y học cổ truyền, kinh nguyệt không đều là do tuổi vị thành niên chức năng tiêu hóa bị trục trặc, cản trở sự hấp thu dinh dưỡng, khiến cơ thể phát dục không đầy đủ, chức năng sinh sản chưa hoàn thiện.
Các chấn động về tinh thần, tình cảm cũng có thể là một trong những nguyên nhân. Sau đây là một số bài thuốc cải thiện tình trạng trên: Bài 1: Dùng cho trường hợp kinh kỳ thất thường, lượng huyết ít, chất huyết loãng, nhợt; người mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ... do cơ thể khí huyết còn non yếu. Hoàng kỳ 20g, đương quy 15g, kê huyết đằng 12g, trứng gà 2 quả, đường đỏ vừa đủ. Cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước, nấu đến khi trứng chín. Bỏ bã thuốc, bóc bỏ vỏ trứng, thêm đường đỏ vào đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút là được. Chia 2 lần ngày, dùng liền 5 ngày.
Bài 2: Dùng cho trường hợp kinh kỳ thất thường hay lo buồn, dễ cáu giận, trước hoặc trong khi hành kinh thấy bụng trướng đau, lượng huyết lúc ít lúc nhiều: Ích mẫu thảo 30g, hương phụ (củ gấu) 20g, trần bì (vỏ quít để lâu ngày) 10g, trứng gà 2 quả, đường đỏ vừa đủ. Cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước, nấu đến khi trứng chín. Bỏ bã thuốc, bóc bỏ vỏ trứng, thêm đường đỏ vào đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút là được, chia 2 lần ngày, dùng liền 5 ngày.
Bài 3: Dùng cho trường hợp kinh kỳ chậm, sợ lạnh; trước hoặc trong khi hành kinh thấy bụng lạnh và đau, chườm nóng thì thấy dễ chịu; lượng kinh ít, chất huyết loãng... do người bị ngưng trệ khí huyết trước hoặc trong khi kinh kỳ bị ngấm nước mưa, cảm lạnh. Gừng tươi 15g, quế chi 10g, ngải cứu 10g, trứng gà 2 quả, đường đỏ vừa đủ. Cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước, nấu đến khi trứng chín. Bỏ bã thuốc, bóc bỏ vỏ trứng, thêm đường đỏ vào đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút là được. chia 2 lần ngày, dùng liền 5 ngày.
Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Gừng, ngải cứu, trứng gà... tốt cho phụ nữ kinh nguyệt không đều.
Hoặc gạo tẻ 100g hương phụ 3g, trứng gà 1 quả. Cách chế biến như sau: Hương phụ và trứng gà cho vào nồi nấu chín. Gạo vo sạch nấu cháo rồi cho nước hương phụ, đường vào; trứng gà bóc vỏ, ăn cùng một lúc. Ngày ăn 2 lần lúc nóng.
- Thịt lợn nạc 150g, rễ rau kim châm 15g, đương quy 15g, tất cả rửa sạch, cho nước vừa đủ hầm chín. Ăn cách ngày, ăn 5 lần.
Lưu ý: Trong quá trình chữa bệnh cần chú ý kết hợp nghỉ ngơi, không làm nặng, tránh gió lạnh, tránh ăn uống đồ sống lạnh và các thứ có tính kích thích cay, nóng, nước có ga. Nếu kinh kỳ thất thường không cải thiện và kéo dài, cần đến cơ sở y tế để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó mới có thể tìm ra phương pháp chữa trị hữu hiệu.
Theo Sức khỏe & đời sống
Công dụng chữa bệnh của nghệ Nghệ từ lâu đã được sử dụng trong y học Trung Quốc và y học của Ấn Độ để trị một số bệnh như đầy hơi, vàng da, kinh nguyệt không đều, nước tiểu có máu, xuất huyết, đau răng, vết bầm tím, ngực đau đớn, và đau bụng. Nghệ có nguồn gốc từ cây curcuma longa - là một loại cây thân...