Chống nắng cho da khi bức xạ mặt trời TP HCM rất cao
Bôi kem chống nắng, bổ sung các chất chống oxy hóa qua đường uống, trang bị mũ, áo, găng tay, khẩu trang…
TP HCM và khu vực Nam Bộ đang trong đợt nắng nóng dài ngày với bức xạ tia cực tím ở mức rất cao, khoảng 8-10 (mức cao nhất là 12). Đây là mức nguy cơ làm da bị bỏng nắng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng 25 phút mà không được bảo vệ.
Bác sĩ da liễu Nguyễn Thị Bích Châu, Bệnh Viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết trong các ảnh hưởng của tia UV, đáng chú ý nhất là tác hại tới làn da. Bức xạ mặt trời khiến da trở nên đen, sạm, gây nám, tàn nhang, lão hóa da sớm, tăng độ nhạy cảm, da trở nên mẫn cảm, dễ dị ứng hoặc bỏng rát da, tăng nguy cơ ung thư da.
Ngay khi chỉ số tia UV không quá cao, vẫn có khoảng 80% người bị lão hóa da trong khoảng 20 năm đầu đời do không phòng chống tác hại của tia UV đúng cách.
Thoa kem chống nắng là biện pháp bảo vệ da được sử dụng phổ biến ở nhiều nước. Ảnh: skinmagazine.
Bác sĩ Bích Châu chia sẻ một số cách chống bắt nắng hiệu quả và phổ biến cho da:
Bôi kem chống nắng bên ngoài da
Thoa kem chống nắng là biện pháp bảo vệ da truyền thống được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Kem chống nắng toàn thân có hai loại chính gồm kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý.
Video đang HOT
Kem chống nắng hóa học sử dụng một số thành phần hóa chất có khả năng thấm hút nhanh, tạo ra một màng lọc tia UV và phân hủy tia UV trước khi chúng xâm nhập và làm hại đến da. Kem chống nắng hóa học có ưu điểm không để lại “dấu vết” trên da sau khi sử dụng, hạn chế gây nhờn dính.
Nhược điểm là độ bền không cao, cần bôi lên da 30 trước khi ra nắng và bôi lại sau 2-3 tiếng sử dụng. Kem chống nắng hóa học còn có khả năng gây kích ứng da, làm rối loại nội tiết tố gây ung thư vú.
Kem chống nắng vật lý chứa thành phần kẽm oxit và titan đi-oxit khá lành tính nên ít ảnh hưởng sức khỏe. Nhược điểm là dòng sản phẩm này gây bết dính da, nổi mụn, để lại vết trắng gây mất thẩm mỹ trên da.
Sử dụng công cụ chống nắng cơ học
Chống nắng cơ học là biện pháp tận dụng những công cụ như mũ, áo vải chống nắng, ô dù, găng tay, khẩu trang, kính chống nắng để bảo vệ da mỗi khi đi ra ngoài.
Chống nắng bằng việc che chắn không gây tổn hại sức khỏe nhưng hiệu quả không cao. Tia UVA có bước sóng dài nên vẫn âm thầm xuyên qua lớp kính xe, vải áo chống nắng, bóng râm để tác động đến lớp hạ bì của da, gây sạm nám, tàn nhang, lão hóa và ung thư da.
Bổ sung các chất chống oxy hóa qua đường uống
Chế độ dinh dưỡng giàu chất chống oxy hóa và chất kháng viêm tự nhiên giúp bảo vệ da khỏi tác hại từ ánh nắng mặt trời. Trái cây và rau xanh chứa một số vitamin có tính chống oxy hóa cho cơ thể nhưng không đủ để bảo vệ da một cách toàn diện. Có thể bổ sung các chất chống oxy hóa qua đường uống bằng những loại thuốc chống nắng toàn thân như viên dạng nén, nang hoặc sủi bọt.
Lê Phương
Theo VNE
Bức xạ mặt trời ở TP HCM quá cao, cẩn trọng bỏng da
Bức xạ tia cực tím (tia UV) tại TP HCM được đài khí tượng đo ở mức 10, bác sĩ cảnh báo là mức rất cao ảnh hưởng sức khỏe.
Những ngày qua Sài Gòn liên tục nắng nóng, lượng bức xạ tia cực tím luôn ở mức trên 10, theo thông báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ. Các bác sĩ cảnh báo mức tia UV này có thể gây phỏng da nếu tiếp xúc liên tục trong 25 phút mà không có các biện pháp bảo vệ cơ thể. Chỉ số cực tím càng cao thì nguy cơ gây tổn thương cơ thể càng lớn.
Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng Khoa Ung bướu Bệnh viện Quận Thủ Đức, cho biết bức xạ cực tím (ultraviolet radiation) là thành phần trong ánh sáng mặt trời, quan trọng nhất là tia cực tím A và B (UVA và UVB) do có thể gây tổn thương DNA của tế bào da.
"Khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, da sẽ bị phỏng, khô, sạm, mất đàn hồi, tạo nếp nhăn, làm nhanh lão hóa và có thể gây ung thư da", bác sĩ Vũ nhấn mạnh. Tia cực tím còn có thể gây các vấn đề cho mắt.
Bức xạ tia cực tím tại TP HCM đang ở mức rất cao, cần che chắn kỹ khi ra đường. Ảnh: Thành Nguyễn.
Bác sĩ Vũ khuyến cáo, khi ánh nắng quá gay gắt, người dân có thể tự bảo vệ bằng các biện pháp:
Tránh ra đường vào lúc nắng gắt nhất, khoảng 10-16h, khi không cần thiết.
Dùng trang phục dài tay, dài chân để che chở cho da càng nhiều càng tốt, dùng nón che phủ đầu mặt.
Tận dụng các bóng râm khi có thể. Khi trời nhiều mây, không phải lúc nào cũng ít tia cực tím do một số trường hợp đám mây có thể phản xạ và tăng cường độ của tia cực tím. Các toà nhà kính, cửa sổ kính, kim loại cũng làm phản chiếu tia cực tím nên người dân cần cẩn trọng.
Dùng các sản phẩm chống nắng như kem, lotion, dạng xịt... để bảo vệ các vùng cơ thể không được quần áo che phủ như mặt, môi, cánh tay, bàn tay... Lưu ý phải thoa kỹ để che hết.
Phụ nữ dùng kem chống nắng kết hợp với mỹ phẩm thì thoa kem chống nắng trước, trang điểm sau. Khi cơ thể ra nhiều mồ hôi nên thoa lại. Trước khi mua phải đọc kỹ xem sản phẩm có đúng là dùng để chống nắng hay không, với chỉ số bảo vệ ánh nắng SPF từ 30 trở lên.
Dùng kính mát có khả năng chặn tia cực tím (chỉ số ANSI trên bao bì).
Khi đi tắm biển, hồ bơi vào giờ nắng gắt nên dùng kem chống nắng và kính mát do tia cực tím vẫn có thể xuyên thấu qua nước. Ngoài ra bề mặt nước, cát đều có thể gây phản xạ tia cực tím.
Chú ý bảo vệ đặc biệt cho trẻ do da trẻ em nhạy cảm hơn và thời gian tiếp xúc với ánh nắng kéo dài hơn người lớn. Tuy nhiên không nên quá sợ tác hại của ánh nắng mà hạn chế các hoạt động ngoài trời của trẻ.
Ánh nắng mặt trời đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, giúp cơ thể khỏe mạnh, tiêu diệt vi trùng, cung cấp năng lượng, thực phẩm... Người dân không nên quá lo lắng, chỉ cần thực hiện các biện pháp bảo vệ đơn giản để an tâm khi ra đường.
Lê Phương
Theo VNE
Hình xăm thông minh báo động khi cần thoa kem chống nắng Ung thư da vẫn là dạng ung thư phổ biến nhất và nhiều người đang đứng trước nguy cơ ung thư da ngay cả trong những ngày nhiều mây hoặc mát trời. Ảnh chụp từ màn hình trang Daily Mail Đại học Colorado (Mỹ) đã phát minh ra một hình xăm có thể báo động khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt...