Chống COVID-19 toàn cầu phức tạp hơn vì ca không triệu chứng
Các ca bệnh không có triệu chứng hiện là mối đe dọa nghiêm trọng do khó phát hiện nhưng vẫn có khả năng lây lan. Nhiều quốc gia ghi nhận số lượng đáng kể các ca bệnh dạng này.
Các bác sĩ thăm khám cho người nghi nhiễm COVID-19 tại bệnh viện dã chiến Hoả Thần Sơn, Vũ Hán ngày 17-3. Ảnh: TÂN HOA XÃ
Tờ South China Morning Post ngày 23-3 dẫn số liệu mật của chính quyền Trung Quốc cho biết tính đến cuối tháng 2 đã hơn 43.000 người dương tính với COVID-19 nhưng không biểu lộ triệu chứng.
Những người này sau đó được cách ly để theo dõi nhưng không được tính vào số ca nhiễm chính thức của Trung Quốc, vào thời điểm là khoảng 80.000 ca.
Theo cách phân loại chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mọi ca dương tính với COVID-19 đều được tính là bệnh nhân đã lây nhiễm, bất kể những người đó có triệu chứng bệnh hay chưa.
Chuyên gia y tế làm việc trong phòng thí nghiệm Vũ Hán, Trung Quốc (ảnh chụp ngày 13-2). Ảnh: SCMP
Hàn Quốc và nhiều nước đều tuân thủ yêu cầu này nhưng Trung Quốc lại thay đổi cách tính từ ngày 7-2.
Đến giữa tuần trước, hơn 20% số ca dương tính tại Hàn Quốc vẫn không xuất hiện triệu chứng, ngay cả khi đã được xuất viện, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho biết.
“Hàn Quốc đến nay có số lượng người nhiễm nhưng không có triệu chứng cao đáng kể. Có thể là do việc xét nghiệm hàng loạt trên diện rộng” – Giám đốc KCDC Jeong Eun-kyeong nhận định.
Trong khi đó, trên du thuyền Diamond Princess ở Nhật Bản, sau khi toàn bộ hành khách và thủy thủ đoàn được xét nghiệm, trong 712 người dương tính với virus thì có đến 334 người không có triệu chứng.
Còn ở Hong Kong, 16/138 ca nhiễm tính đến ngày 14-3 đều không biểu hiện triệu chứng.
Theo South China Morning Post, những con số này là lời cảnh báo cho các nước về lỗ hổng trong công tác phòng dịch.
Dù các nhà khoa học chưa thống nhất được mức độ lây nhiễm của những người nhiễm bệnh không có triệu chứng nhưng với việc càng nhiều người không được chẩn đoán để cách ly điều trị thì nguy cơ lây lan dịch bệnh càng cao.
Bên cạnh đó, mặc cho WHO khẳng định khả năng lây nhiễm của người không có triệu chứng có thể không phải là yếu tố chính dẫn đến việc lây lan dịch COVID-19 và các trường hợp không triệu chứng rất hiếm khi xảy ra, giới nghiên cứu nhìn chung nghi ngờ đánh giá này khi so sánh với tình hình thực tế.
Video đang HOT
Trên thực tế, báo cáo của đoàn chuyên gia quốc tế thăm Trung Quốc hồi tháng 2 cũng chỉ ra tỉ lệ người nhiễm không có triệu chứng ở nước này là 1/3 bệnh nhân dương tính với virus ở nước này.
Nghiên cứu mới đây của một nhóm chuyên gia Trung Quốc, Mỹ, Anh và Hong Kong gần đây ước tính số ca nhiễm virus mà không có triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ không được ghi nhận, là nguồn lây lan cho 79% số ca được ghi nhận cho Vũ Hán trước khi thành phố này bị phong tỏa vào ngày 23-1.
Một nghiên cứu khác của ĐH Texas (Mỹ) ước tính những người nhiễm bệnh không có triệu chứng đã lây nhiễm cho khoảng 10% số ca bệnh được nhóm nghiên cứu thống kê.
GS Benjamin Cowling thuộc ĐH Hong Kong cũng cho rằng đã có bằng chứng rõ ràng chứng minh virus vẫn có khả năng lây từ người sang người dù người nhiễm ban đầu chỉ mới ở giai đoạn đầu của bệnh.
“Có rất nhiều báo cáo chỉ ra đã xuất hiện tình trạng lây lan trước khi triệu chứng bắt đầu xuất hiện” – ông Cowling lưu ý, đồng thời cho biết việc hiểu rõ hiện tượng trên sẽ giúp chính phủ các nước có những thay đổi và điều chỉnh thích hợp trong công tác phòng, chống dịch.
Hiện Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước đã cho xét nghiệm toàn bộ những người có triệu chứng bệnh và người tiếp xúc gần. Động thái này được South China Morning Post đánh giá là biện pháp hiệu quả giúp các nước này giảm được mức độ lây lan từ các ca nhiễm không triệu chứng nhờ phát hiện, cách ly sớm.
Trong khi đó, nhiều nước châu Âu và Mỹ chỉ xét nghiệm những người có triệu chứng bệnh COVID-19 và nhân viên y tế phải tiếp xúc gần trong thời gian dài với người bệnh, khiến dịch bệnh các nước này khó kiểm soát hơn.
VĨ CƯỜNG
Các ca lây nhiễm chưa có triệu chứng - "quả bom nổ chậm" của Covid-19?
Các ca lây nhiễm khi chưa có triệu chứng đang thành chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà khoa học và đặt ra những câu hỏi mới về sự kiểm soát dịch Covid-19.
Những nghiên cứu mới ở một vài quốc gia và đợt bùng phát dịch Covid-19 ở bang Massachusetts đã đặt ra những câu hỏi cho các nhà chức trách Mỹ về việc đánh giá lại cách thức lây truyền của virus SARS-CoV-2.
Các quan chức này nhấn mạnh rằng virus SARS-CoV-2 chủ yếu lây nhiễm từ những người đã biểu hiện các triệu chứng như sốt, ho hoặc khó thở. Nếu điều đó là đúng, đây sẽ là một tin tốt bởi những người xuất hiện rõ các triệu chứng nhiễm bệnh có thể được xác định và cách ly. Điều này cũng góp phần quan trọng vào việc kiểm soát dịch bệnh.
Ảnh minh họa: NIAID-RML
Tuy nhiên, dường như, ổ dịch Covid-19 ở Massachusetts với ít nhất 82 trường hợp nhiễm bệnh lại bắt nguồn từ những người chưa biểu hiện các triệu chứng và hơn một nửa các nghiên cứu về Covid-19 đã cho thấy những người không có triệu chứng đang gây ra một lượng đáng kể các ca lây nhiễm.
Trong nhiều tuần qua, các quan chức liên bang đã nhấn mạnh rằng việc truyền nhiễm trước khi xuất hiện triệu chứng là điều có thể xảy ra nhưng cũng khẳng định rằng đó không phải là một nhân tố đáng kể trong quá trình lây nhiễm virus.
Ngày 1/3, trên chương trình "This Week" của kênh truyền hình ABC, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ Alex Azar nhận định rằng sự lây nhiễm khi chưa xuất hiện triệu chứng "không phải là nhân tố chính" trong quá trình lây nhiễm virus corona chủng mới.
"Chúng ta thực sự chỉ cần tập trung vào các cá nhân đã xuất hiện triệu chứng. Chiến lược ngăn chặn dịch bệnh thực sự phụ thuộc vào việc biểu hiện các triệu chứng", ông Azar cho biết.
Trang web của Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng khẳng định lại đánh giá này.
Tuy nhiên, trong một buổi họp báo ở Nhà Trắng ngày 14/3, người điều phối kế hoạch đối phó với virus corona chủng mới - Tiến sĩ Deborah Birx lại có quan điểm dường như hơi khác về việc lây nhiễm khi chưa có triệu chứng.
Bà Deborah Birx cho biết đội ngũ các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm hiểu về nhóm người dưới 20 tuổi, những người nhiễm bệnh không biểu hiện các triệu chứng đáng kể.
"Liệu họ có phải là nhóm có nguy cơ chưa xuất hiện triệu chứng nhưng vẫn có thể lây nhiễm hay không?", chuyên gia này đặt câu hỏi.
"Cho đến khi thực sự biết được có bao nhiêu người chưa xuất hiện triệu chứng và lây nhiễm virus khi chưa xuất hiện triệu chứng, toàn bộ người dân Mỹ nên nhận thức được rằng nguy cơ này là thấp nhưng những người trên vẫn có nguy cơ lây nhiễm virus cho người khác".
"Đó là lý do tại sao chúng ta yêu cầu mỗi người dân Mỹ nên có trách nhiệm với bản thân để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh", bà Deborah Birx khẳng định.
Lây nhiễm khi chưa có triệu chứng
Một số chuyên gia nhận định với CNN rằng mặc dù vẫn chưa rõ chính xác tỷ lệ lây nhiễm giữa những người có triệu chứng rõ ràng với những người chưa xuất hiện triệu chứng hoặc có triệu chứng rất nhẹ là bao nhiêu nhưng rõ ràng việc lây nhiễm từ những người chưa xuất hiện triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ ngày càng chiếm tỷ lệ cao hơn so với những đánh giá trước đây.
"Chúng ta biết rằng việc truyền nhiễm khi chưa xuất hiện triệu chứng có vai trò quan trọng trong quá trình lây lan virus này", Michael Osterholm - giám đốc Trung tâm Chính sách và Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota cho biết.
Ông Osterholm nhận định thêm rằng "rõ ràng" việc truyền nhiễm khi chưa xuất hiện triệu chứng "chắc chắn đã gia tăng tình trạng lây nhiễm của dịch bệnh như hiện nay và khiến nó trở nên rất khó để kiểm soát".
Trong một bài báo cách đây 2 tuần trên tạp chí Y khoa New England, Bill Gates - đồng chủ tịch Quỹ Bill và Melinda Gates đã thể hiện nỗi lo ngại về sự lây lan dịch bệnh từ những người vẫn chưa biểu hiện triệu chứng hoặc những người ốm nhẹ.
"Cũng có những bằng chứng rõ ràng cho thấy virus có thể truyền nhiễm từ những người chỉ ốm nhẹ hoặc ở giai đoạn tiền triệu chứng. Điều đó tức là dịch Covid-19 sẽ ngày càng khó kiểm soát hơn so với MERS hoặc SARS, những dịch bệnh ít lây lan hơn và chỉ lây lan ở những người đã biểu hiện triệu chứng".
Những chuyên gia khác cũng nhất trí rằng những người nhiễm bệnh mà không có các biểu hiện nghiêm trọng vô tình đã lây nhiễm đáng kể cho những người khác trong dịch Covid-19.
"Sự lây nhiễm khi chưa có triệu chứng và có triệu chứng nhẹ là một nhân tố quan trọng trong quá trình lây nhiễm virus SARS-CoV-2", Tiến sĩ Dr. William Schaffner, một giáo sư tại Trường Y khoa Đại học Vanderbilt và cũng là cố vấn lâu năm của Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết.
"Họ đang là những tác nhân gây ra sự lây lan trong cộng đồng", chuyên gia này nhận định.
Ông Osterholm yêu cầu các nhà chức trách cần làm rõ hơn về phương thức lây truyền của virus SARS-CoV-2.
"Vào giai đoạn đầu của dịch bệnh, chúng ta có nhiều câu hỏi về việc lây truyền của loại virus này đã diễn ra như thế nào. Cho tới nay, chúng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu về quá trình lây nhiễm này và rõ ràng nhiều quan điểm trong số các tuyên bố ban đầu đã không còn chính xác", chuyên gia này khẳng định.
Ông cũng tuyên bố thêm rằng: "Đây là lúc để trao đổi thẳng thắn. Đây là lúc để nói với công chúng những điều chúng ta biết và không biết".
Trường hợp dịch Covid-19 bùng phát ở Massachusetts
Tại Mỹ, hơn 2.000 người được xác nhận nhiễm virus SARS-CoV-2 với 50 ca tử vong vì chủng virus này.
Tháng 2/2020, các nhân viên thuộc công ty công nghệ sinh học Biogen của Cambridge đã diễn ra một cuộc họp. Sau khi cuộc họp này kết thúc, 3 nhân viên của công ty đã dương tính với virus SARS-CoV-2.
Điều đáng nói là 3 nhân viên này không hề có bất kỳ triệu chứng nào trong suốt cuộc họp, Ann Scales - một người phát ngôn của Văn phòng Y tế công cộng Massachusetts cho biết.
Các nghiên cứu quốc tế
Tại các quốc gia khác cũng đã có những báo cáo về các trường hợp lây nhiễm khi chưa xuất hiện triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ.
Ngày 10/3, Tiến sĩ Sandra Ciesek - giám đốc Viện virus học ở Frankfurt, Đức đã xét nghiệm 24 hành khách vừa bay đến từ Israel.
7 trong số 24 hành khách dương tính với virus SARS-CoV-2. 4 người không hề có triệu chứng và Tiến sĩ Ciesek rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng tải lượng virus từ các mẫu bệnh phẩm lấy từ các bệnh nhân chưa có triệu chứng cao hơn tải lượng virus từ các mẫu bệnh phẩm lấy từ 3 bệnh nhân đã có triệu chứng. Tải lượng virus cao tức là ai đó có khả năng lây nhiễm cao hơn cho những người khác.
Mặc dù Tiến sĩ Ciesek vẫn chưa công bố phát hiện này nhưng ngày 18/2, bà đã gửi một bức thư tới Tạp chí Y khoa New England về 2 hành khách quay trở về Đức từ Vũ Hán, Trung Quốc đã dương tính với virus SARS-CoV-2.
Một trong 2 hành khách dương tính này không xuất hiện triệu chứng và người còn lại chỉ phát ban nhẹ và hơi đau họng.
Trước đó, các nghiên cứu trên quy mô lớn sử dụng các mô hình toán học về sự bùng phát dịch bệnh ở Thiên Tân, Trung Quốc và Singapore hồi tháng 1 và tháng 2 cũng đã phát hiện ra một số lượng đáng kể các ca lây nhiễm từ những người chưa xuất hiện triệu chứng.
Một nghiên cứu đăng tải ngày 15/3 của các nhà nghiên cứu Bỉ và Hà Lan đã cho thấy khoảng 48 - 66% trong số 91 người nhiễm bệnh ở một ổ dịch tại Singapore đã lây nhiễm từ ai đó chưa xuất hiện triệu chứng. Trong số 135 người trong ổ dịch ở Thiên Tân, khoảng 62 - 77% các ca nhiễm là cũng lây từ 1 trường hợp chưa xuất hiện triệu chứng.
Các nhà nghiên cứu Canada, Hà Lan và Singapore cũng đều có kết luận tương tự và phát hiện ra rằng sự lây nhiễm xảy ra trung bình trong 2,55 - 2,89 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện.
"Phân tích cảu chúng tôi cho thấy rằng sự lây nhiễm tiền triệu chứng khá phổ biến", Caroline Colijn, một chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Simon Fraser ở British Columbia nhận định./.
Theo vov.vn
Chuyên gia y tế: COVID-19 vẫn có thể trở lại nơi đã dập dịch Các chuyên gia y tế cảnh báo COVID-19 có thể trở lại những nơi dịch đã "hạ nhiệt" và phát hiện hơn nửa số ca nhiễm nhập viện không có dấu hiệu sốt. Chuyên gia nói rằng dịch COVID-19 vẫn có thể quay trở lại và giữ khoảng cách an toàn là cách ngăn ngừa dịch bệnh. Ảnh: SOUTH CHINA MORNING POST Báo...