Chỉ ngủ được 6 giờ mỗi đêm, có sao không?
Thiếu ngủ rõ ràng là có hại cho sức khỏe. Thường xuyên ngủ không ngon giấc khiến bạn có nguy cơ mắc một số bệnh nghiêm trọng.
Người lớn từ 18-65 tuổi cần ngủ từ 7-9 giờ mỗi ngày – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nhưng ngủ bao nhiêu mới đủ?
Tiến sĩ Ranj Singh, bác sĩ nhi khoa của Royal College of Paediatrics and Child Health (Anh), nhấn mạnh tầm quan trọng của giấc ngủ
Một đêm ngủ không ngon giấc sẽ gây uể oải, khó tập trung. Và thiếu ngủ kéo dài sẽ gây hại nhiều hơn.
Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh như béo phì, tiểu đường và bệnh tim.
Trong khi đó, ngủ ngon giúp ngăn ngừa bệnh tim và tiểu đường, đồng thời làm tăng ham muốn “chuyện yêu” và tăng khả năng sinh sản, theo Express.
Ngủ đủ giấc còn tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa trầm cảm và lo âu và giúp giữ dáng.
Hầu hết mọi người nghĩ rằng cần ngủ 8 tiếng mỗi đêm, nhưng điều này có đúng không?
Câu trả lời là cần ngủ bao nhiêu tùy thuộc vào từng người.
Vậy bạn thực sự cần ngủ bao nhiêu?
Video đang HOT
Một người trung bình dành khoảng 1/3 cuộc đời để ngủ, nhưng mỗi người sẽ có nhu cầu về giấc ngủ khác nhau.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, hầu hết mọi người cần ngủ khoảng 8 tiếng mỗi đêm, nhưng có người cần nhiều hơn và có người ít hơn.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh đưa ra lời khuyên: “Nguyên tắc là nếu cảm thấy uể oải khi thức dậy và buồn ngủ rũ rượi cả ngày hôm sau, thì có thể bạn ngủ không đủ giấc”.
Người càng trẻ càng cần ngủ nhiều, và càng lớn tuổi càng ngủ ít đi.
Tổ chức về giấc ngủ của Anh – Sleep Council gợi ý như sau:
Trẻ sơ sinh, trẻ em và thiếu niên cần ngủ nhiều hơn người lớn, nhằm hỗ trợ sự phát triển trí não và thể chất nhanh chóng của trẻ.
Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi cần ngủ khoảng 14 – 15 giờ mỗi ngày.
Trẻ từ 2 – 3 tuổi cần từ 12 – 14 giờ mỗi ngày.
Từ 3 – 6 tuổi cần ngủ từ 10 – 12 giờ mỗi ngày.
Trẻ từ 7 – 12 cần ngủ từ 10 – 11 giờ.
Thanh thiếu niên từ 12 – 18 cần ngủ từ 8 – 9 giờ.
Người lớn từ 18 – 65 tuổi cần ngủ từ 7 – 9 giờ mỗi ngày.
Từ 65 tuổi trở đi có thể cần ngủ ít hơn và nên cố gắng đảm bảo từ 7 – 8 giờ mỗi ngày.
Vậy ngủ 6 giờ có đủ không?
Thỉnh thoảng ngủ 6 giờ thì không sao, nhưng đêm nào cũng chỉ ngủ được 6 giờ là không đủ, theo tổ chức Sleep Council, thường xuyên ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, theo Express.
Đó là tình trạng thường xuyên ngủ ít hơn số giờ được khuyến nghị, khiến sức khỏe tinh thần và thể chất đều bị suy giảm.
Ngủ bù sẽ không khắc phục được điều này, mà cần phải ngủ đủ giấc mỗi đêm.
Ngủ tới 10 giờ sáng vào thứ bảy sẽ không khắc phục được tình trạng thiếu hụt do ngủ 6 giờ mỗi ngày.
Tổ chức Sleep Council giải thích: Mất ngủ một vài ngày có thể đã gây hại, như buồn ngủ vào ban ngày, hoạt động ban ngày tồi tệ hơn, gia tăng sự viêm nhiễm không tốt cho cơ thể và suy giảm điều hòa lượng đường trong máu.
Giấc ngủ bù vào cuối tuần có thể không bù đắp được các tác hại của giấc ngủ đã mất và có thể phản tác dụng khi thay đổi nhịp sinh học, vì vậy cần tập thói quen ngủ đều đặn.
Hãy cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ đều đặn mỗi ngày ngay cả vào cuối tuần.
Nếu không thể tìm ra lý do tại sao không thể ngủ ngon, hãy ghi nhật ký giấc ngủ để tìm ra thủ phạm đang phá giấc ngủ của bạn, theo Express.
Ví dụ, uống ly cà phê cuối cùng vào mấy giờ hôm nay? Có tập thể dục khuya không? Có ngủ trưa không?
Điều gì xảy ra khi bạn đi ngủ lúc bụng đói?
Có nhiều nghiên cứu đề xuất giảm cân bằng cách ngủ khi bụng đói. Nhưng khoa học đã chứng minh điều ngược lại, và thậm chí cho thấy có nhiều tác hại.
Giảm cân bằng cách ngủ khi bụng đói. Nhưng khoa học đã chứng minh điều ngược lại, và thậm chí cho thấy có nhiều tác hại - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sau đây là những lý do có thể khiến bạn suy nghĩ lại nếu đang ngủ bụng đói để giảm cân, theo Bright Side.
1. Có thể mất khối lượng cơ bắp
Đối với những người đang cố gắng phát triển cơ bắp, hoàn toàn không nên ngủ khi bụng đói, theo các chuyên gia. Bạn có thể bỏ qua bữa tối, nhưng bạn cần chất dinh dưỡng để chuyển đổi protein thành cơ bắp. Hãy đừng làm căng thẳng cơ thể vì cảm giác đói.
2. Có thể tăng cân
Đúng vậy, ngủ đói có thể gây phản tác dụng. Các nghiên cứu đề xuất giảm cân bằng cách không ăn trước khi ngủ đang gây tranh cãi. Vì vậy, mặt tiêu cực là việc bỏ bữa có thể kích hoạt cơn thèm ăn vào sáng hôm sau, vì quá đói. Nói cách khác, thức ăn trở nên hấp dẫn gấp đôi và đột nhiên bạn có nguy cơ nhồi nhét thật nhiều. Trong trường hợp này, bạn có nhiều nguy cơ tăng cân.
Tuyên bố cho rằng sự trao đổi chất chậm hơn vào ban đêm đang gây tranh cãi và không có bằng chứng rõ ràng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên ăn nhiều ngay trước khi ngủ. Ăn cách 2 - 3 giờ trước khi ngủ thì không sao, miễn là một bữa ăn lành mạnh.
3. Ngủ không ngon giấc
Hầu hết chúng ta có lẽ đã từng đi ngủ khi bụng đói. Dạ dày "kêu" ùng ục liên hồi và chỉ mong đến sáng để được ăn. Với tình trạng như vậy, bạn sẽ trằn trọc khó ngủ hơn, theo Bright Side.
Bạn có thể cảm thấy ổn sau khi bỏ bữa tối nhưng cuối cùng khi bạn ngủ thiếp đi, cơn đói sẽ khiến não bộ tỉnh táo, khiến bạn không thể ngủ ngon, theo chuyên gia dinh dưỡng Wesley Delbridge, phát ngôn viên của Viện Dinh dưỡng và Ẩm thực Mỹ.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên, muốn ngủ ngon thì đừng nhịn đói. Nếu bạn đã đi ngủ mà cảm thấy đói, hãy ăn 1 quả dưa chuột hoặc vài hạt hạnh nhân và uống ít nước, thay vì ăn bánh mì.
4. Thiếu năng lượng cho ngày hôm sau
Nếu bạn không ăn, bạn không có chút nhiên liệu nào để hoạt động trong ngày. Rất cần phải đầy đủ năng lượng vào buổi sáng vì mọi người cần phải đi làm và bộ não cần phải hoạt động.
Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng ngủ bụng đói có thể có nhiều tác hại, như mệt mỏi và trầm cảm. Nếu chúng ta quyết định ngủ bụng đói vào đêm hôm trước và thức dậy thiếu năng lượng, với một tâm trạng không tốt, cũng sẽ ảnh hưởng không tốt tại nơi làm việc, theo Bright Side.
Gặp 5 triệu chứng này, bạn nên gặp bác sĩ sớm Có nhiều triệu chứng bệnh tật mà chúng ta thường bỏ qua và xem nó là bình thường. Ngủ không ngon giấc, ho dai dẳng, huyết áp thấp, mệt đứt hơi, táo bón là những vấn đề sức khỏe mà bạn không được xem thường và cần đi khám để kiểm tra - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Thực tế đó có thể là...