Che Căn (Điện Biên) bảo tồn văn hóa ẩm thực dân tộc Thái
Nằm cách trung tâm Thành phố Điện Biên Phủ 40 km, bản Che Căn, xã Mường Phăng có 85 hộ với 431 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Thái, nằm ở trung tâm xã Mường Phăng, huyện Điện Biên.
Nơi đây hội tụ đủ các điều kiện để phát triển các loại hình du lịch văn hóa, sinh thái, lịch sử với hệ sinh thái hồ Pá Khoang, Sở Chỉ huy chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc: Thái, Khơ Mú, Mông…
Xác định được vị trí và lợi thế của bản cũng như ý thức lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc, nhân dân bản Che Căn luôn gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái với những nếp nhà sàn truyền thống, trang phục và những điệu dân ca dân vũ, các món ăn đặc trưng, các trò chơi dân gian. Với dân tộc Thái, việc làm món ăn trong dịp lễ, tết hay tiếp khách có vai trò rất đặc biệt. Họ chế biến rất cầu kỳ, theo nhiều phương thức, sử dụng những loại nguyên liệu, các loại gia vị độc đáo mang đặc trưng phong tục tập quán của dân tộc mình để tỏ lòng thành kính. Tham gia chuẩn bị các món ăn trong ngày lễ tết là niềm vui và quyền lợi của mỗi thành viên trong cộng đồng. Món ăn trong những ngày vui này mang ý nghĩa tinh thần rất lớn, đó không chỉ là hưởng thụ thành quả lao động do mình làm ra, mà nó còn là sợi dây gắn kết tình cảm cộng đồng, làng xóm, là sự tiếp nối truyền thống văn hóa ẩm thực của tổ tiên để lại.
Ngày nay nếp sinh hoạt, ăn uống của người Thái cũng có nhiều thay đổi, cầu kỳ hơn. Từ nhu cầu lương thực để đủ ăn, nay lại là nhu cầu được thưởng thức món ăn. Trong các món ăn hàng ngày cũng như lễ hội, họ rất chú trọng đến gia vị và màu sắc vì đặc điểm khí hậu ở đây lạnh, rất cần có những món ăn ấm, nóng với màu sắc mạnh.
Người Thái chủ yếu trồng lúa nếp nên món ăn trong ngày thường chủ yếu là xôi, xôi chấm với loại nước mắm đặc biệt được chế biến từ các món cá, ruột cá…
Dân tộc Thái ưa thích các món ăn được chế biến bằng phương pháp nướng; món thịt trâu, bò, cá, gà nướng được tẩm ướp gia vị rất cầu kỳ. Gia vị để ướp là tiêu rừng hay còn gọi là mắc khén, tỏi, ớt, gừng, muối là những gia vị chủ đạo không thể thiếu. Trước khi đem ướp với thịt, các gia vị được nướng cho chín, thơm. Tùy từng món ăn, thịt hoặc cá được gói trong lá chuối rừng, lá dong hoặc kẹp tre nướng trên than củi hồng hay vùi tro bếp nóng; khi chín, thịt rất thơm, ăn không ngán. Món “Pỉnh Tộp” – cá nướng, thường được chế biến từ cá chép, trôi, trắm loại to mổ lưng, để ráo nước, xoa một lớp muối rang nổ, tẩm ớt tươi nướng và mắc khén nghiền nát, chờ cá ngấm gia vị săn thịt lại đặt lên than hồng nướng; hay món rau thập cẩm gồm 20 loại rau cho vào ống bương Mạy Phiêu đồ chín chấm với chẩm chéo ăn bùi bùi, ngọt ngọt có hương vị thơm, rất độc đáo.
Đối với đồng bào dân tộc Thái những nét đẹp bình dị ấy thực sự là những dấu ấn sinh động hòa vào bức tranh văn hóa ẩm thực của dân tộc Việt Nam.
Theo PNO
Đuông hấp xôi Đặc sản "đệ nhất Nam bộ"
Món ăn đặc sản quý hiếm ở Nam bộ mà ngày xưa được tiến về triều cho vua ngự lãm hàng năm gọi là con đuông. Có nhiều loại như: đuông dừa, đuông đủng đỉnh, đuông chà là và đuông măng.
Đuông mẹ có cánh, mỏ nhọn, hai cánh cứng như thép, có thể khoét thủng cả gỗ để vào đẻ trứng. Trứng đẻ thành ấu trùng, béo múp míp, trở thành thứ đặc sản "đệ nhất Nam bộ".
Sau mùa giao hoan, đuông tìm một cây dừa đang sung sức, khoét ngọn vào đẻ trứng. Trứng nở thành ấu trùng. Mẹ con nhà đuông bắt đầu chiến dịch công phá, chén củ hũ dừa thỏa thuê. Mỗi cây dừa có hàng trăm con đuông rúc rỉa "tủy sống" của cây dừa. Đến khi cây dừa không còn sức sống đến chết thì người ta buộc phải đốn dừa bắt đuông. Bửa củ hũ ra, hàng trăm con ngọ nguậy, lăn tròn, đứng không nổi. Con nào đã mọc cánh thì không bắt. Ở cây đủng đỉnh cũng vậy. Ấu trùng đuông có thể sánh với "sơn dương trùng" mà Tây Thái hậu thường đem đãi sứ thần. Mỗi loại đuông có mỗi cách ăn riêng. Đuông dừa ngon nhất là nướng lửa than. Đuông nướng phải ăn kèm với cải trời, bù ngót, cải đất, càng cua, tai tượng, tía tô, quế và ớt trái hiểm còn xanh. Còn đuông đủng đỉnh thường nấu cháo nước cốt dừa. Trước khi nấu cho đuông vào tô nước muối tương đối mặn ngâm khoảng nửa giờ để đuông nhả chất dơ ra. Tuyệt cú mèo nhất là con đuông chà là. Đuông về đến nhà còn nằm trong bắp cây, chẻ sao cho khéo để đuông không bị dập xì chất bổ dưỡng ra ngoài. Sau đó cho ngay đuông vào tô nước mắm ngon để nhả chất dơ ra và tự ướp mình! Ngày xưa dân quý tộc thường lấy đuông chà là lăn bột chiên, còn thời Pháp thuộc, "quý bà" trưởng giả học làm sang thường đem chiên bơ. Đuông ăn kiểu đó chỉ sang chứ không ngon. Độc đáo nhất là món đuông hấp xôi. Sáng mùng một Tết hấp nồi xôi ăn với gà ram mặn thì xưa chỉ có vua mới được nếm. Nồi xôi vừa cạn nước, người ta để đuông vô miếng lá chuối đặt trên mặt rồi đậy nắp lại. Xôi chín thì đuông cũng chín. Theo sử sách ghi lại, thời nhà Nguyễn có hai ông vua cực kỳ thích ăn xôi đuông là Gia Long và Minh Mạng. Lúc ở Bến Tre, cha con ông Hoàng được dân bắt đuông về hấp xôi dâng lên, khoái khẩu sau này bắt tiến kinh hàng năm. Vua Minh Mạng còn cho khắc trái bần và con đuông lên cửu đỉnh đặt ở thế miếu ngoài cung đình Huế, xem như sản vật quý lạ nước Nam.
Theo PNO
5 món gỏi cá tuyệt nhất trong ẩm thực Việt Món gỏi cá dân dã đã lâu nay đã trở thành món khoái khẩu của dân sành nhậu. Gỏi thường được hiểu là món ăn làm bằng cá sống ăn kèm với rau thơm. Thực ra chẳng phải đơn giản vậy, phải chọn đúng loài cá nào để làm gỏi ra gỏi, phải chọn thứ rau thơm nào ăn gỏi cho thích hợp,...