[Chế biến] – Món ngon từ con ong non
Đến U Minh Hạ (Cà Mau), có lẽ điều lý thú nhất là được đắm mình trong không gian yên ả của rừng tràm và thưởng thức những món ăn được lấy từ rừng. Mật ong U Minh nổi tiếng thơm ngon. Còn tàng ong, ong non cũng là một món rất khoái khẩu đối với du khách.
Nếu không đủ điều kiện theo chân những người thợ vào rừng lấy mật thì bạn hãy ở nhà, bắc một nồi nước rồi chờ người thợ rừng mang tàng ong non về. Đợi nước trong nồi vừa sôi, từ từ thả tàng ong vào. Chốc sau, sáp ong gặp nóng tan ra thành nước, chỉ còn lại ong non nổi lên trên. Vớt ong non ra rổ để cho ráo nước. Bột củ năng pha với nước cho vừa trùng rồi đổ ong non vào. Dùng vá đảo đều cho bột và ong non trộn lẫn với nhau. Bắc chảo dầu cho sôi rồi múc từng vá ong non trộn với bột cho vào chảo chiên cho đến khi ngả sang màu vàng rượm là vừa ăn. Món ong non lăn bột chiên giòn rất thơm ngon, bổ dưỡng. Món này ăn kèm với các loại rau s ống, chấm nước mắm chua ngọt. Nếu được gói với rau the, lá chùm ruột, lá lụa… thì không gì sánh bằng. Trong không gian yên tĩnh của rừng xanh, mùi thơm, vị béo của ong non chiên bột hòa lẫn với vị bùi bùi, chua chua, chát chát của rau rừng sẽ khiến thực khách ngất ngây, quên cả lối về.
Chế biến món ong non nướng lá mướp
Ngoài chiên giòn, ong non còn có thể chế biến thành nhiều món ăn như: làm gỏi, nấu cháo. Đặc biệt, người dân U Minh còn chế ra một món rất độc đáo là ong non nướng lá mướp.
Nguyên liệu làm món này chỉ gồm 3 thứ: tàng ong mật non, mật ong, lá mướp. Dùng dao nhỏ cắt tàng ong non ra thành từng thỏi vừa miếng ăn. Chọn lá mướp vừa dày (không quá non cũng không quá già) rửa sạch, để ráo nước. Mật ong rót ra tô để sẵn.
Tẩm miếng tàng ong vào tô mật ong rồi cho vào lá mướp, gói thành từng miếng như miếng trầu, sau đó dùng tăm xỏ ngang để giữ cho lá không bung ra. Khi đưa lên vỉ nướng, mật ong tươm ra khiến cho lá mướp vẫn giữ một màu tươi nguyên, không bị cháy lại dậy mùi thơm ngào ngạt. Món này nếu được chấm với nước mắm thấm (gồm tương, đường, đậu phộng rang, muối, sả và ớt) là rất tuyệt. Vị ngọt của mật ong, vị béo của ong non, mặn nồng của nước chấm, cộng với mùi thơm của lá mướp sẽ là dư vị không thể nào quên.
Theo VNE
Video đang HOT
[Chế biến] - Nộm hoa chuối trộn mực chua chua lạ miệng mà ngon
Vào những ngày hè nóng nực, còn gì ngon bằng một đĩa nộm hoa chuối thanh mát vừa giòn, có vị chua chua trong mâm cơm nhà bạn.
Nguyên liệu:
1 cái hoa chuối (miền Nam thường gọi là bắp chuối).
300 gr mực ống tươi.
Rau răm.
Lạc.
Hành phi.
Ớt hiểm.
Giấm.
Nước mắm, tương ớt, đường.
1 củ hành tây.
Cách làm:
Hoa chuối bỏ lớp bẹ dày, già ở bên ngoài, thái mỏng theo chiều ngang, ngâm với nước lạnh có pha giấm.
Mực rửa sạch, cắt riêng đầu và thân. Phần thân mực khía hình vảy rồng.
Ướp mực với một chút bột nêm.
Hành tây lột vỏ, cắt khoanh mỏng, ngâm với giấm đường.
Chần sơ mực với nước sôi vì mực rất mau chín. Vớt ra, ngâm nước đá để mực được trắng, giòn hơn.
Pha nước trộn nộm: Bạn lấy 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh tương ớt và 1 muỗng canh giấm. Hòa tan phần nguyên liệu trên bạn sẽ được nước trộn nộm vừa miệng.
Rau răm rửa sạch, cắt nhỏ.
Cho các nguyên liệu gồm hoa chuối, hành tây, mực, rau răm, nước sốt vào bát tô to, trộn đều lên.
Để món nộm thêm hấp dẫn, bạn cho nộm ra một bẹ hoa chuối lúc đầu bạn tách bỏ, bên trên rắc đều lạc, thêm vài lát ớt cắt khoanh, hành phi.
Hoa chuối mọc rất nhiều ở vùng thôn quê, ngoài cách làm rau ghém ăn kèm mắm kho hay nấu canh chua thì người ta còn chế biến thành món nộm rất ngon. Đặc biệt vào những ngày hè nóng nực, còn gì bằng đĩa nộm hoa chuối thanh mát vừa giòn, có vị chua chua.
Theo VNE
[Chế biến] - Dẻo bùi với món xôi lá cẩm hạt dẻ Món xôi không chỉ bắt mắt mà còn rất ngon nhờ sự kết hợp giữa gạo nếp dẻo, nước cốt dừa béo ngậy và hạt dẻ bùi, bở với mùi thơm đặc trưng. Nguyên liệu: 1 nắm lá cẩm 2 bát gạo nếp (mình dùng bát nhỏ ăn cơm) 200 gr hạt dẻ Đậu phộng, vừng Muối, đường và chõ hấp xôi. Cách...