[Chế biến]-Kem kiwi chocolate
Trong vô số các loại trái cây, kiwi là một trong những loại quả có chứa nhiều vitamin (đặc biệt là vitamin C), một lượng lớn chất chống oxy hoá nhất. Kiwi không chỉ có khả năng giúp bạn phòng ngừa nguy cơ bị ung thư mà còn mệnh danh là “vua” traí cây, mà còn hấp dẫn bạn bởi vị thơm ngon và màu sắc quyến rũ của nó.
Nguyên liệu:
500 g quả kiwi (chọn quả tươi, chắc mình)
1 bát đường xay
2 lòng đỏ trứng gà
500 ml kem tươi
500 g chocolate đen giã nát.
Video đang HOT
Ảnh: teentvo.com
Cách làm:
Kiwi gọt vỏ, cắt nhỏ cho vào máy sinh tố xay nhuyễn.
Đánh nổi lòng trứng bằng máy đánh trứng rồi cho từ từ đường vào và tiếp tục đánh tan đường
Cho kiwi đã xay vào và tiếp tục đánh đều.
Cho tiếp kem tươi và tiếp tục đánh cho đến khi hỗn hợp kem đều và mịn, cho chocolate giã nát vào, trộn đều.
Cho kem vào khuôn và để vào ngăn đá tủ lạnh.
Dùng muỗng múc kem ra ly. Trang trí thêm dâu tây tươi cắt hạt lựu và lá bạc hà.
Theo PNO
Món ăn truyền thống vùng Tây Bắc
Tây Bắc - cái nôi của các dân tộc thiểu số như Thái, Tày, Mường, Dao, Mông, Lô Lô, Hà Nhì... Một trong những sắc thái văn hóa dân tộc độc đáo của họ là những món ăn truyền thống nổi tiếng chỉ có ở vùng này.
Mỗi dân tộc kể trên có những món ăn truyền thống mang sắc thái dân tộc của mình. Người HMông có món mèn mèn, người Tày nổi tiếng về thắng cố, người Thái được biết đến nhiều qua các món nướng như: cá, gà, thịt lợn... Tuy nhiên một số món ăn được nhiều dân tộc ưa dùng như thắng cố, các món làm từ thịt trâu, từ cá... Và đặc điểm nổi bật khác là không gian và thời gian thưởng thức các món ăn này.
Người Tây Bắc thường thưởng thức những món ăn truyền thống của mình trong không gian và không khí cộng đồng như tại các lễ hội, tại các chợ và đặc biệt là vào ngày tết nhân dịp năm mới xuân về.
Mùa xuân đất trời Tây Bắc bừng sáng, con người, vật nuôi và cây cối chuẩn bị cho mình một hành trình tốt nhất để bước vào năm mới. Vào thời gian này, tại nhiều làng bản, tại các chợ, tại các lễ hội dân tộc, người dân miền rừng núi tươi đẹp này thường tổ chức những cuộc vui và những cuộc liên hoan trong đó các món ăn truyền thống dân tộc được đặc biệt quan tâm. Những người khéo tay, nhiều kinh nghiệm, những đầu bếp giỏi đều có dịp trổ tài vì mọi loại thực phẩm và gia vị cần thiết đều đã được chuẩn bị từ lâu trong năm...
Không chỉ người dân Tây Bắc mà cả những người khách phương xa trong dịp này đến Tây Bắc đều được thưởng thức những món ăn truyền thống tuyệt vời này.
Đông vui và nhộn nhịp nhất là xung quanh các chảo thắng cố nóng hổi và dậy mùi thơm tại các chợ hoặc những chỗ dành riêng trong không gian lễ hội. Thắng cố của người Tày, người Thái thường được làm từ thịt ngựa, lòng ngựa hoặc thịt trâu, lòng trâu... với ít nhất là 8 loại gia vị đăc biệt là sản vật của núi rưng địa phương nên cho mùi vị rất đặc trưng Tây Bắc. Thắng cố thường được ăn khi có rượu ngô uống cùng.
Thắng cố
Trong không khí của những ngày tết và lễ hội mùa xuân Tây Bắc người ta cũng thích thưởng thức các món chế biến từ thịt trâu mà hiện nay tại các thành phố được coi là đặc sản. Cách chế biến thịt trâu nổi tiếng là của người Thái. Một số món từ thịt trâu của họ là thịt trâu khô, món lạp, món da trâu nấu canh bon, món nậm pịa, món đuôi trâu... Tất cả các món này được chế biến theo cách riêng của người Thái cho mùi vị đặc biệt...
Nậm pía
Một số ví dụ về đặc sản chế biến từ trâu là món canh da trâu. Da trâu sau khi giết được lột và thui sạch lông rồi gác lên gác bếp cho khô. Để chế biến món canh nấu với bon, người Thái lấy số da khô vừa đủ đốt cho chát sùi ra, cạo sạch đến khi trông miếng da có màu vàng ươm, mùi thơm phức.
Miếng das au khi nướng giòn tan, bẻ thành từng miếng nhỏ bỏ vào nồi bon đun nhỏ lửa cho đến nhừ. Trước khi bắc xuống người ta thêm gia vị vào nồi canh bon này. Nồi canh bon đúng nghĩa là phải có đủ 30 loại gia vị mang hương vị núi rừng Tây Bắc trong đó gồm cả những gia vị dễ nhận biết như sả, cà đắng, hạt tiêu, mắc khèn. Món ăn bổ dưỡng nhưng đậm đà hương vị núi rừng này để lại cảm giác khó quên cho nhiều thực khách.
Món ăn dân tộc truyền thống Tây Bắc còn có rất nhiều, đã và đang góp phần đáng kể làm rộn rang không khí tết và xuân ở vùng này. Đồng thời cũng làm phong phú thêm lý luận và thực tiễn của nền ẩm thực cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Theo PNO
[Chế biến]-Bún suông giò heo Chỉ cần phân lượng cho nước hầm xương thịt để ngọt vừa phải. Các vật liệu khác chỉ trình bày cách thực hiện, số lượng sử dụng tùy ý. 1. Nước dùng: - Hầm 500gr xương heo với 4 lít nước 150gr hành tây 2 muỗng cà phê muối. Hầm nhỏ lửa, vớt bọt liên tục, hầm cho nước còn khoảng 3, 5...