[Chế biến] – Canh chua gà bông so đũa
Canh chua gà bông so đũa kích thích vị giác, làm giảm độ ngấy của các món ăn và giúp bữa ăn ngon miệng hơn.
Nguyên liệu:
Thịt gà: 500 gram Bông so đũa: 200 gram Cà chua: 2 quả, me chín: 1 vắt Rau tần dày lá: 1 nhánh Ngò gai, ớt tươi, tỏi băm, nước mắm, đường, hạt nêm.
Thực hiện:
Bước 1: Thịt gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn, ướp 2 muỗng cà phê hạt nêm, để ngấm.
Bước 2: Bông so đũa rửa sạch, ngắt bỏ phần nhụy để không bị đắng.
Video đang HOT
Bước 3: Cà chua rửa sạch, xắt múi cau.
Bước 4: Rau tần dày lá và ngò gai xắt nhuyễn. Ớt xắt lát hoặc xắt sợi.
Bước 5: Đun nóng dầu trong nồi, cho tỏi băm vào phi thơm rồi cho gà vào xào săn.
Bước 6: Cho một lượng nước dùng vào nồi, nấu gà đến khi chín mềm.
Bước 7: Chần me chín trong nước nóng, lọc lấy nước me. Cho nước me vào nồi gà.
Bước 8: Nêm 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh hạt nêm, ½ muỗng canh nước mắm ngon.
Bước 9: Lần lượt cho cà chua, rau tần dày lá và ngò gai vào nồi.
Bước 10: Nêm nếm lại cho vừa ăn, thêm ớt xắt lát. Cho bông so đũa vào nồi canh đang sôi, tắt bếp ngay (không nấu bông lâu, bông sẽ mất độ giòn, không ngon).
Bước 11: Múc canh chua gà bông so đũa ra bát, rắc thêm ngò gai xắt nhỏ lên mặt. Ngoài ra, các bạn có thể phi vàng tỏi rồi cho lên mặt, mùi canh chua sẽ thơm ngon hơn.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với canh chua gà bông so đũa!
Theo Eva
So đũa hương vị thật khó quên
Vị nhân nhẫn của bông, vị ngọt từ tép, hòa quyện với vị chua thanh của tô canh chua bông so đũa để lại cho người thưởng thức hương vị thật khó quên.
So đũa hay điền thanh hoa lớn (Sesbania grandiflora) thuộc chi Sesbania, họ đậu, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Đông Nam Á, được trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long. Là giống cây nhỏ, cao 3-5 m, thân có đường kính khoảng 25 cm và có thể sống đến 25 năm, nên so đũa có thể trồng thành bonsai. So đũa rất dẻo dai, có thể chịu lạnh rất tốt (âm 10 độ C). Bông so đũa màu trắng hoặc đỏ, mọc thành từng chùm 2-3 bông, được sử dụng như một loại rau trong ẩm thực của nhiều nước. Quả non và lá so đũa được người Sri Lanka dùng trong các món cà ri trắng.
Trong y học dân tộc Ấn Độ, so đũa với thành phần tăng lực, giàu calcium, sắt, phosphor và beta caroten, được sử dụng trong các bài thuốc trị các bệnh thông thường. Các loại nước sắc từ vỏ cây, lá, nhựa hay hoa đều có tác dụng chống tiêu chảy, làm sạch vết thương và vết loét nhầy nhụa, rối loạn chức năng gan. Gỗ so đũa có khả năng chống côn trùng tốt. Hạt hình quả thận, chứa nhiều a xít béo không bão hòa, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, hai sắc tố là agathin màu đỏ và xanthoagathin màu vàng trong bông so đũa, là những thành phần có tác dụng chống ô xy hóa cao. Ngoài ra, so đũa còn có các thành phần khác như vitamin nhóm B, C, kali, sắt, chất xơ, đường bột.
Bông so đũa có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, khi chế biến món ăn sẽ không có vị nhẫn nếu được lặt bỏ nhụy, đài và cuống. Tuy nhiên, vị nhẫn lại là nét đặc trưng của so đũa. Bông phải được hái vào buổi sáng sớm khi các cánh hoa còn tươi mơn mởn. Khi mua nên chọn cách hoa không bị dập. Bông so đũa có thể nấu canh chua với cá, tôm làm rau sống ăn kèm với các món lẩu, mắm trộn gỏi hay muối dưa.
Theo TNO
[Chế biến] - Canh cá thu nấu mẻ Vị chua thanh của cá nấu giấm mẻ ăn kèm bún tươi chắc chắn sẽ rất ngon miệng. Nguyên liệu:Cá thu: 300grCà chua: 200gr Mẻ chua: 100gr Thìa là: 50gr Ớt trái, hành lá, bột nêm, nước mắm, muối, đường, dầu ăn. Cách làm: - Cá thu rửa sạch qua nước muối loãng, để ráo, cắt khúc vừa ăn. Bắc chảo dầu, cho...