[Chế biến]-Bún suông giò heo
Chỉ cần phân lượng cho nước hầm xương thịt để ngọt vừa phải. Các vật liệu khác chỉ trình bày cách thực hiện, số lượng sử dụng tùy ý.
1. Nước dùng:
- Hầm 500gr xương heo với 4 lít nước 150gr hành tây 2 muỗng cà phê muối. Hầm nhỏ lửa, vớt bọt liên tục, hầm cho nước còn khoảng 3, 5 lít nước là được. Tùy thích sử dụng nồi áp suất để nấu. Sau khi có nước xương, vớt bỏ xác xương, hành.
- 50gr tôm khô: Ngâm nước cho tôm mềm, giã hoặc xay nhuyễn tôm, cho vào nồi nước xương.
Ảnh: Englishrainbow
2. Giò heo: Nên dùng chân giò heo trước để ít mỡ hơn. Đừng nên dùng chân giò lớn quá.
- Chế biến cách 1: Dùng dao hoặc cưa chuyên dùng nhà bếp cắt chân giò thành khoanh mỏng. Tẩm ướp mỗi kí thịt chân giò với: 1, 5 muỗng cà phê muối muỗng cà phê tiêu 1 muỗng súp nước mắm nếu thích 1 muỗng súp hành tím băm. Để qua 40 phút rồi thả thịt vào nồi nước xương, nấu nhỏ lửa cho chân giò vừa chín dòn, đừng đề chín mềm quá sẽ không ngon. Vớt các khoanh chân giò ra để riêng.
- Chế biến cách 2: Tẩm ướp nguyên cái chân giò với gia vị theo trọng lượng như cách 1, để qua 2 giờ trong tủ lạnh, thả cả cái chân giò vào nồi nước xương nấu nhỏ lửa cho chân giò chín đều, vớt ra để nguội.
- Chế biến cách 3: Rút xuơng chân giò, tẩm ướp, rồi dùng chỉ ràng chắc lại và luộc chín cả cái chân giò trong nước xương.
Làm chân giò như cách hai và cách ba tuy có tốn công nhưng rất dễ dàng để cắt thịt thành khoanh dày mỏng, dài ngắn đẹp mắt hơn bằng cách dùng dao mỏng bén cắt ngang thành khoanh hoặc cắt lạng xéo từ ngoài vào trong để miếng thịt có ít nhiều nạc mỡ tùy ý, rất dễ làm cho tô bún đẹp mắt hơn.
Ảnh: Muivi
Sau khi luộc chân giò, cho thêm từ từ vào nồi nước xương từng ít nước sôi, vừa cho nước sôi vừa nêm lại để nước dùng nhẹ nhàng, vừa đủ. Nhiều xương thịt quá trong nồi nước dùng không có nghĩa là sẽ ngon. Giữ nóng nước dùng trên bếp.
3. Chả tôm viên:
- Làm từng ít một với khoảng 300gr tôm thẻ tươi, lột vỏ. Nếu bạn làm tôm tươi sống, còn đang bơi thì không cần chế biến, còn dùng tôm đông lạnh hoặc ngâm nước đá thì có thể dùng một trong hai cách sau cho viên chả tôm dai hơn. Pha loãng 1 lít nước với 10gr muối để ngâm tôm đã lột vỏ trong khoảng 5 phút hoặc dùng nước dừa tuơi ngọt để ngâm tôm đã lột vỏ trong khoảng 30 phút. Nếu dùng nước muối thì phải xã lại nước lạnh vài lần rồi dùng miếng vải thưa cho tôm vào để vắt tôm cho thật ráo, còn dùng nước dừa thì chỉ cần vắt ráo là được.
- Quết nhuyễn mỗi 300gr tôm bằng chày cối với 1/3 muỗng cà phê muối muỗng cà phê tiêu 1/3 muỗng súp hành tím băm. Thử tôm đã nhuyễn chưa bằng cho một chút vào đầu hai ngón tay trò và cái, bóp lại, mở ra thấy nặng tay là được (ở nước ngoài nếu không sẵn chày cối thì dùng máy xay nghiền để làm tôm chứ đùng dùng máy băm cắt (chop) có dao hình chữ S để làm nhuyễn tôm).
Video đang HOT
- Dùng một cái muỗng cà phê để múc từng phần tôm cho đều tay, trước mỗi lần xúc tôm lại nhúng muỗng vào chén nước mắm có chút tiêu cho tôm không dính, múc và vo tôm thành viên dẹp, thả vào nồi nước xương, khi chín viên tôm sẽ nổi lên.
4. Phụ gia:
- Tương hột: Loại tương làm bằng đậu nành xay hoặc không: Phi thơm chừng 1 muỗng dầu ăn với 2 tép tỏi băm, cho vào chừng 3 muỗng súp tương với chừng 1 – 2 muỗng súp nước, hòa tan, để sôi, nêm lại với chút đường cho dịu vị mặn. Nếu tương chưa xay phải múc phần đậu hột ra băm nhuyễn rồi mới chế biến.
Ảnh: Tathy
- Nước màu: Làm nóng chừng 3 – 4 muỗng súp dầu với 2 muỗng cà phê hột điều màu, vớt bỏ hột điều rồi cho phần màu dầu vào nồi nước xương. Nhưng đa số người miền Nam làm món bún suông không dùng nước màu.
- Đậu phụng rang vàng, đải vỏ, giã dập.
- Tỏi tươi hoặc hành tím cắt lát mỏng, phi thơm vàng với chút dầu.
- Nước mắm nguyên chất, chanh ớt tươi.
- Giá sống để nguyên; rau thơm, xà lách cắt nhỏ tùy.
- Hành lá, hành tây, ngò… cắt nhỏ.
5. Trình bày món ăn:
- Trước khi ăn trụng lại các khoanh giò trong nước dùng nóng. Chia bún ra tô, tùy ý trải ít nhiều thịt giò cắt mỏng hay giò khoanh, gắp tôm viên ít nhiều cbo vào tô bún, khoắng nồi nước dùng cho xác tôm khô nổi lên, múc nước dùng có lẫn tôm khô tưới đều lên mặt bún, trải ít hành ngò, rắc tiêu bột; tùy thích cho thêm hành tỏi phi. Dọn rau sống ra dĩa riêng; các thứ nước chấm như nước mắm chanh ớt tươi, tương.mỗi thứ một dĩa nhỏ. Tùy thích nêm theo khẩu vị riêng.
Theo PNO
10 món ăn kỳ lạ của người Nhật Bản
Ở Nhật, bên cạnh các món hấp dẫn như sushi, cơm hộp bento, tempura...thì cũng có rất nhiều món ăn được người ta coi là kỳ lạ nhưng lại rất phổ biến và khá được ưa chuộng. Sau đây là danh sách mười món ăn độc đáo, kỳ lạ của người dân đất nước mặt trời mọc.
1. Shirako
Đây là món ăn được chế biến từ cơ quan sinh dục của loài cá. Shirako là món ăn rất phổ biến tại hầu hết các quán rượu và các quán sushi ở Nhật.
2. Inago no Tsukudani (món ăn từ châu chấu)
Inago no Tsukudani là một trong những món ăn truyền thống từ côn trùng của người Nhật Bản. Món ăn này rất phổ biến với cư dân ở các vùng nông thôn của tỉnh Yamagata, tỉnh Nagano và quận Gunma (thuộc đảo Honshu).
"Inago" trong tiếng Nhật có nghĩa là châu chấu. Chỉ cần hầm châu chấu với tsukudani (một loại gia vị Nhật Bản thường được làm bằng cỏ biển đã được nấu nhừ trong nước tương, sake nấu và mirin) là đã có được món Inago no Tsukudani ngon lành.
3. Basashi (Thịt ngựa sống)
Vì thịt ngựa sống có màu đỏ nên người Nhật vẫn gọi món ăn này là "sakura" hoặc "sakuraniku". "Sakura" có nghĩa là hoa anh đào, còn "niku" có nghĩa đơn giản là "thịt".
Khi thịt ngựa được thái thành những lát mỏng người Nhật gọi đó là "basashi". Nhiều quận huyện thuộc các tỉnh Kumamoto, Nagano hay Oita nổi tiếng với basashi và đây cũng là một đặc sản của vùng Tohoku nước Nhật.
Ngoài ra còn có basashi kem - một món tráng miệng quen thuộc và hấp dẫn được làm từ thịt ngựa.
4. Natto (Đậu nành lên men)
Natto là món rất nặng mùi, hương vị nặng và được làm từ đậu nành lên men. Natto được người Nhật Bản dùng phổ biến trong các bữa sáng.
5. Fugu (cá độc)
Fugu trong tiếng Nhật được gọi cho một món ăn làm từ cá độc, tiêu biểu là loài cá nóc. Các ký tự chữ Hán được dùng để viết "fugu" được dịch với nghĩa đen là "dòng sông bẩn".
Thịt cá nóc ăn được. Tuy nhiên da, gan và buồng trứng của loài cá này lại chứa một lượng gây chết người của chất độc tetrododoxin. Nếu ăn phải một trong những thành phần này, chất độc sẽ làm tê liệt các cơ bắp trong khi nạn nhân vẫn rất tỉnh táo. Cuối cùng, người nhiễm độc cá nóc sẽ chết vì ngạt thở.
Những nhà hàng ở Nhật chỉ có thể chế biến và phục vụ Fugu khi đảm bảo được chất lượng đầu bếp. Đầu bếp chế biến fugu phải đảm bảo những điều kiện cơ bản. Họ phải qua một quá trình học tập, kinh nghiệm thực tập ít nhất từ 2 đến 3 năm, và cũng phải trải qua những kỳ thi Quốc Gia ở Nhật Bản.
6. Hachinoko (ấu trùng ong)
Một trong những món ăn ưa thích của vị thiên hoàng Hirohito là ong bắp cày nấu với gạo, đường và nước tương. Đây là món ăn giàu protein khá quen thuộc ở Nhật.
7. Zazamushi (Côn trùng thủy sinh)
Zazamushi khá phổ biến ở Nhật Bản cả trong việc đóng hộp và chế biến món ăn tại các nhà hàng. Zazamushi không phải được gọi cho một loại côn trùng duy nhất, mà được gọi chung cho những côn trùng thủy sinh sống ở các bờ sỏi cát ven sông.
8. Thịt cá voi
Bằng chứng khoa học từ Chương trình nghiên cứu cá voi của Nhật cho thấy rằng, cá voi được tiêu thụ trên toàn nước Nhật Bản, phổ biến nhất là một loại bánh mì kẹp (whaleburger) có nhân là thịt cá voi.
9. Shiokara (Hải sản lên men)
Shiokara là món hải sản lên men của người nhật. Shiokara có thể được chế biến từ nhiều loại cá kết hợp với muối.
10. Shirouo no Odorigui
Shirouo là những chú cá rất nhỏ, trong suốt và được ăn sống. Điều thú vị của món ăn này là cảm nhận những chú cá nhảy múa trong miệng khi ăn.
Theo PNO
Mùi vị trong ẩm thực Việt Món ngon chinh phục tình yêu ẩm thực của mỗi thực khách trước tiên ở mùi vị. Chính vì thế, sự phối kết hợp sáng tạo, tinh tế các loại gia vị để cho "ra đời" những món ăn ngon mang mùi vị đặc trưng, hấp dẫn quả đúng là một nghệ thuật đặc biệt. Cháo cá Trước kia, đời sống con người...