Chăm sóc sen đá ghi nhớ quy tắc “8 không”, cây luôn khỏe mạnh lá căng mọng không bị héo úa
Sen đá là loại cây cảnh hiện đang được nhiều người yêu thích trồng trong nhà, đặt trên bàn làm việc ở cơ quan, xí nghiệp. Nhìn bề ngoài có vẻ đơn giản, thế nhưng việc chăm sóc sen đá là cả một nghệ thuật không phải ai cũng làm được.
Cây sen đá là tên gọi chung để chỉ về một nhóm thực vật thuộc họ Lá Bỏng (Crassulaceae). Đây là một loài cây vô cùng phổ biến trong giới cây cảnh ngày nay, nổi tiếng với sự dễ trồng và khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Sen đá vốn có nguồn gốc từ Nam Phi, thế nhưng hiện chúng đang được trồng và phân bố rộng rãi trên khắp thế giới, trong đó có nước ta.
Thường đối với các giống cây thuộc họ Lá Bỏng, chiều cao của chúng vô cùng khiêm tốn, trong khi phần thân có dạng hình trụ hoặc hình tròn, thường có màu xanh lá cây. Lá của sen đá thường khá dày thịt, có màu xanh bóng hoặc một số biến thể có các sắc thái màu khác nhau như màu đỏ, vàng hoặc màu bạc.
Sen đá không chỉ đa dạng về màu sắc và kích cỡ, chúng còn có tuổi thọ khá dài nếu như được chăm sóc đúng cách. Loài thực vật đẹp đẽ này ẩn chứa nhiều giá trị ý nghĩa về nhân sinh, rất hợp để cải thiện phong thủy cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên trong quá trình trồng và chăm sóc, những điều sau đây bạn nên tránh để giúp cây có thể sinh trưởng tốt và sống lâu.
1. Không để nước đọng trên cây
Thực tế trong quá trình tưới nước cho sen đá, nhiều người thường dùng bình tưới phun sương để tưới cho sen đá. Điều này là hoàn toàn sai lầm, bởi nếu nước đọng trên lá cây rất dễ khiến lá sen đá bị úng, thối và không thể phát triển. Do đó chỉ nên tưới trực tiếp vào đất trồng để rễ cây hút nước.
2. Không trồng ở nơi nhiều ánh sáng mạnh
Sen đá vẫn cần ánh sáng mặt trời để quang hợp giúp xanh tốt hơn. Tuy nhiên bạn không nên đặt chúng dưới ánh nắng cả ngày, điều này sẽ khiến sen đá nhanh bị khô héo và chết cây. Tốt nhất hãy cho cây tắm nắng từ 2-3 tiếng mỗi ngày vào buổi sáng, sau đó đặt vào trong phòng để duy trì độ ẩm cho cây.
Sen đá không phải là loại cây quá ưa nước, thế nhưng chúng cũng không phải là cây có thể chịu hạn được. Do đó hãy tưới nước vừa đủ để cây có thể sinh trưởng tốt nhất. Tránh tưới nước quá ít có thể khiến cây khô héo, còn tưới quá nhiều có thể làm trôi hết khoáng chất có lợi trong đất.
4. Không bón quá nhiều phân
Video đang HOT
Sen đá thực tế không cần nhiều dinh dưỡng từ đất trồng, cho nên việc bón phân cho cây không mang lại nhiều ý nghĩa. Chỉ cần đất trồng sen đá có đủ dinh dưỡng cơ bản là đá quá đủ để cây có thể sinh trưởng được rồi. Việc bón quá nhiều phân có thể gây tác dụng ngược, khiến sen đá bị thừa khoáng, dễ bị ngộ độc, chết cây.
5. Không chọn sai chậu khi trồng
Nhiều người nghĩ rằng sen đá trồng đơn giản nên đặt nó trong loại chậu nào cũng được. Tuy nhiên nếu lựa chọn sai loại chậu hoàn toàn có thể khiến sen đá không phát triển được như mong muốn. Tốt nhất bạn chỉ nên lựa chọn loại chậu có lỗ thoát nước phía dưới, chậu làm bằng đất nung là lựa chọn hàng đầu, thích hợp cho cả sen đá, xương rồng với nhiều loại thực vật khác tương tự. Tránh trồng sen đá trong những chậu kín, không có khả năng thoát nước tốt.
6. Không trồng tại những nơi chật chội
Hãy để sen đá có đủ không gian để phát triển. Tránh trồng chúng quá gần nhau, vì điều này có thể làm hạn chế sự phát triển của cây. Ngoài ra việc trồng quá sát nhau, chật chội có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng trong đất trồng.
7. Không trồng trong chậu quá lớn
Sen đá chỉ cần trồng trong những chậu có kích thước nhỏ gọn vừa đủ với kích cỡ của cây, không nên trồng chúng trong những chậu quá lớn. Bởi lẽ chậu càng lớn thì càng có nhiều đất, như vậy lượng nước mà chậu cây sẽ giữ lại khá nhiều, ảnh hưởng đến thời gian thoát nước, làm sen đá có nguy cơ bị ngập úng và chết cây nhanh chóng.
8. Không tưới nước khi mới thay chậu
Nhiều người có thói quen tưới nước ngay lập tức khi vừa mới thay chậu cho sen đá. Điều này có thể khiến sen đá chưa kịp thích nghi với chậu cây mới, làm gia tăng nguy cơ ngập úng trong rễ. Tốt nhất sau khi thay chậu, hãy để cho cây được nghỉ ngơi trong khoảng 1-2 ngày rồi mới tiến hành tưới nước như bình thường.
7 loài cây cảnh ưa nắng là lựa chọn hàng đầu để bạn phủ xanh không gian sống
Những loại cây trồng ưa nắng này sẽ giúp đem đến một bầu không gian trong lành, tươi mát cho cả gia đình bạn.
Nếu ngôi nhà của bạn luôn ngập tràn ánh nắng và nhận được nguồn ánh sáng tự nhiên lý tưởng từ bên ngoài thì việc lựa chọn những loại cây phát triển tốt dưới ánh nắng là điều quan trọng trước khi mua chúng về và chăm sóc trong nhà.
Trên thực tế, không phải loại cây trồng trong nhà nào cũng là cây ưa nắng. Việc xác định được đặc tính của các loại cây trồng sẽ giúp bạn biết được cách chăm sóc và sắp đặt chúng tại những vị trí thích hợp nhất trong nhà.
Dưới đây là danh sách 7 loại cây ưa nắng phù hợp trồng trong nhà, luôn là những lựa chọn hàng đầu mà các chuyên gia luôn dành lời khuyên cho bạn.
1. Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ yêu thích ánh sáng mặt trời và khi được đặt bên bậu cửa sổ, chúng có thể phát triển rất tốt. Cây lưỡi hổ cũng là một loại cây trồng trong nhà được nhiều gia đình yêu thích vì dễ trồng, không đòi hỏi nhiều thời gian và công sức chăm sóc.
Khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ các chất độc như formaldehyde và benzen cũng là điều khiến cây lưỡi hổ trở thành lựa chọn hàng đầu dành cho gia đình bạn. Loại cây này lưu trữ oxy suốt cả ngày và nhả oxy vào bầu khí quyển vào ban đêm. Vì thế, phòng ngủ chính là không gian thích hợp nhất để đặt những chậu cây lưỡi hổ.
2. Cây cọ đuôi ngựa
Cây cọ đuôi ngựa phát triển mạnh khi nhận được nhiều ánh sáng và có thể chịu được ánh nắng trực tiếp cả ngày. Vì thế, bạn có thể thoải mái trồng cây trong hay ngoài nhà đều được. Khi trồng cây trong nhà, vị trí tốt nhất để đặt chậu cây cọ đuôi ngựa chính là bên cạnh cửa sổ.
Cây cọ đuôi ngựa rất dễ chăm sóc và gần như không đòi hỏi bất kì một kỹ năng chăm sóc đặc biệt nào. Bởi vậy, loại cây này được xem là lựa chọn lý tưởng với những người mới bắt đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc cây cảnh.
3. Cây Yucca
Các loại cây Yucca được tìm thấy nhiều ở những vùng nắng nóng và khô cằn. Chúng là loại cây trồng trong nhà rất lý tưởng bởi khả năng chịu hạn, chịu được ánh nắng mặt trời. Bạn có thể thoải mái đặt cây ở bên cạnh cửa sổ hay cửa ra vào mà không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây nhờ đặc tính chịu được sự biến đổi nhiệt độ và gió lùa.
4. Cây phỉ thúy
Đầu tiên, cây phỉ thúy gây chú ý với nhiều người bởi cái tên đầy ấn tượng của mình. Sau khi tìm hiểu, bạn sẽ càng vui mừng hơn khi biết đây là một loại cây mọng nước rất thích hợp để trồng trong nhà.
Là một cây ưa nắng nên bạn hãy ưu tiên đặt các chậu cây phỉ thúy bên cạnh cửa sổ đầy nắng. Loại cây này không thể phát triển tốt trong bầu không khí ẩm ướt, vì thế phòng tắm hoặc nhà bếp đều không phải nơi thích hợp để đặt các chậu cây phỉ thúy.
5. Sen đá
Sen đá cũng là loại cây mọng nước, ưa nắng và rất dễ trồng. Ngay cả khi bạn thường xuyên quên tưới nước cho cây thì chúng vẫn có thể phát triển bình thường.
Bạn nên đặt các chậu sen đá ở những nơi nhận được nhiều ánh nắng mặt trời để cây phát triển tốt và có khả năng ra hoa. Việc không được nhận đủ ánh sáng thường xuyên có thể là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng của cây.
6. Hoa thiên điểu
Hoa thiên điểu gây thu hút bằng chính vẻ đẹp độc đáo, thanh lịch của mình. Mặc dù có vẻ ngoài rực rỡ nhưng loại cây này lại rất dễ chăm sóc. Hoa thiên điểu thích ánh sáng mặt trời trực tiếp, thích hợp để đặt bên cửa sổ và cửa ra vào.
7. Nha đam
Giống với cây phỉ thúy và sen đá phía trên, nha đam cũng là loại cây mọng nước, ưa nắng, rất thích hợp để trồng trong nhà. Loại cây này cực kì dễ trồng và bạn có thể sử dụng nha đam cho nhiều mục đích khác nhau như làm dịu vết bỏng, kích ứng da, nấu chè, làm đồ uống. Cũng bởi vậy mà các chị em nội trợ rất thích đặt những chậu cây nha đam bên trong phòng bếp gia đình.
Bị bệnh về da, khi nào cần đến gặp bác sĩ da liễu? Da là cơ quan lớn nhất cơ thể, giúp bảo vệ khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng, nhiệt độ khắc nghiệt và nhiều nguy cơ khác từ môi trường. Trên thực tế, da có thể tiết lộ một số thông tin đáng nhiên về sức khỏe. Thói quen, lối sống, bệnh tiềm ẩn, tình trạng mất cân bằng nội tiết và nhiều...