Cho 4 loại vỏ hạt này vào chậu hoa, không lo thiếu dưỡng chất, cây luôn xanh tốt hoa nở rộ
Bạn thường vứt vỏ sau khi ăn xong các loại hạt, thực phẩm,… Hãy tận dụng chúng để biến thành phân bón hữu cơ nhằm giúp cải thiện dinh dưỡng cho cây hoa của bạn.
Trong quá trình trồng các loại cây hoa, chắc hẳn nhiều người cũng đã sử dụng một số loại phân bón hữu cơ để giúp cây trồng luôn xanh tốt và phát triển vượt bậc. Tuy nhiên thay vì bạn phải mất tiền để đi mua các loại phân bón như vậy, tại sao không tận dụng luôn nguồn phân bón hữu cơ được tạo ra từ chính những thứ bỏ đi của con người, điển hình đó là các loại vỏ hạt, vỏ thực phẩm nhỉ. Chắc chắn bạn sẽ phải kinh ngạc khi thấy được hiệu quả mà chúng đem lại.
1. Phân bón từ vỏ trứng rất giàu dinh dưỡng
Vỏ trứng thường bị vứt bỏ sau khi chúng ta ăn xong, tuy nhiên bạn nên giữ lại vì chúng chứa khá nhiều dưỡng chất có lợi đối với cây trồng. Vỏ trứng chứa tới 91% thành phần là canxi cacbonat, rất cần thiết cho sự phát triển của thực vật. Nhờ đó giúp các loại cây hoa hấp thu dinh dưỡng từ đất tốt hơn, trở nên khỏe mạnh và tươi tốt.
Ngoài canxi cacbonat, vỏ trứng còn chứa nitơ, kali, phốt pho, canxi, magie, kẽm và clorua,… Tất cả những nguyên tố này đều rất có ích cho sức khỏe của cả cây hoa và đất trồng. Bên cạnh đó, nếu đất đang có tính axit cao thì việc sử dụng phân bón làm từ vỏ trứng sẽ rất có lợi vì nó giúp làm giảm độ chua của đất, từ đó trung hòa pH và ổn định chất lượng của đất trồng.
2. Sử dụng bột vỏ sò để cải thiện chất lượng cây hoa
Vỏ sò chứa rất nhiều canxi, keratin và hàng chục loại khoáng chất khác nhau rất có lợi đối với đời sống sinh hoạt của con người như trong làm đẹp, ẩm thực hoặc thậm chí là làm phân bón cho các loại cây hoa. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng để cải thiện chất lượng đất cũng như tăng năng suất cây trồng của mình.
Bột làm từ vỏ sò nghiền vụn giúp gia tăng đáng kể hàm lượng hữu cơ trong đất trồng. Photpho trong vỏ sò giúp cải thiện độ pH trong đất, Canxi và Nitơ dồi dào trong vỏ sò sẽ giúp kích thích hoạt động của các enzyme có lợi trong đất trồng. Nhờ đó năng suất cây hoa sẽ được gia tăng, mau phát triển và cho ra hoa nở to đẹp.
3. Vỏ hạt óc chó vô cùng hữu ích
Video đang HOT
Hạt óc chó không chỉ là loại hạt cực kỳ bổ dưỡng, mà vỏ của nó cũng chứa lượng dinh dưỡng đáng ngưỡng mộ. Cụ thể, vỏ hạt óc chó chứa 60% chất xơ, 35% là các khoáng chất thiết yếu, 2,5% là protein, phần còn lại là tro và những thứ khác. Nhờ đó đây quả thực là nguồn phân bón hữu cơ mà bạn nên sử dụng để gia tăng chất lượng và năng suất cây hoa của mình.
Tuy nhiên, trong vỏ hạt óc chó cũng chứa một số chất có khả năng ức chế sự tăng trưởng của rễ và giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất. Vậy nên tốt nhất bạn chỉ rải vỏ hạt óc chó nghiền nhỏ lên trên bề mặt đất trồng, chứ đừng nghiền nhỏ rồi trộn vào trong đất. Đặc biệt trong vỏ hạt óc chó còn chứa tannin có khả năng khôi phục các tổn thương gặp phải ở thực vật nói chung.
4. Vỏ đậu phộng chứa nhiều chất có lợi cho cây trồng
Đậu phộng hay củ lạc là loại thực phẩm chúng ta sử dụng vô cùng phổ biến hàng ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong vỏ của đậu phộng có chứa nhiều khoáng chất thiết yếu như canxi, photpho, kali, magie, kẽm và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng, một lượng nhỏ chất béo và protein. Nhờ đó mà vỏ đậu phộng được khuyên dùng để làm phân bón cho cây trồng sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn.
Thông thường, vỏ đậu phộng sẽ được cất giữ trong các túi kín, thêm nước để làm ẩm và để cho chúng lên men tự nhiên từ 1-2 tháng. Sau đó mới có thể đem chúng ra để làm phân bón hữu cơ cho cây hoa của bạn. Hàm lượng dinh dưỡng cao trong vỏ đậu phộng sẽ giúp kích thích khả năng phát triển của cây trồng tốt hơn.
Trong quá trình sử dụng vỏ của các loại thực phẩm, các loại hạt để làm phân bón cho cây trồng, bạn chỉ nên rải các loại vỏ đã nghiền vụn lên trên bề mặt của đất. Bởi lẽ trong các loại vỏ, thành phần khoáng chất như canxi chiếm tỷ trọng cao, cho nên phải được cây hoa hấp thụ từ từ, tránh gây ngộ độc. Các loại vỏ sẽ dần bị phân hủy, lên men và được cây trồng sử dụng để phát triển tốt hơn.
Cách ăn cà chua có lợi về dinh dưỡng nhất
Cà chua được mệnh danh là một trong những loại rau quả tốt nhất. Không chỉ đẹp mắt, ngon miệng, giàu dinh dưỡng, cà chua còn chứa một chất chống oxy hóa đặc biệt có thể giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa ung thư.
1. Cà chua chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng
Cà chua là loại quả có lượng calo thấp và giàu chất dinh dưỡng, khiến nó trở thành một thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho sức khỏe và phù hợp với khẩu vị của hầu hết mọi người.
Một quả cà chua sống cỡ vừa chứa khoảng 22 calo và ít hơn một gam chất béo. Nó có lượng natri thấp và lượng đường huyết thấp tự nhiên, chỉ với 6mg natri và 3g đường và là thực phẩm tuyệt vời để cung cấp nước. Cà chua cũng chứa một số vitamin và khoáng chất thiết yếu hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể.
Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, trong một quả cà chua cỡ vừa chứa gần như đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng như:
Chất đạm: 1,1gChất xơ: 1,5gCanxi: 12mgMagie: 13,5mgPhốt pho: 29,5mgKali: 292mgVitamin C: 17mgCholin: 8,2mgLycopen: 3,2mg
Cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa.
2. Tác dụng của chất chống oxy hóa đặc biệt trong cà chua
Chất chống oxy hóa là những hợp chất tự nhiên có thể ngăn chặn hoặc hạn chế tổn thương gây ra bởi các gốc tự do. Gốc tự do gây tổn thương, làm rối loạn quá trình trao đổi chất và làm thay đổi cấu trúc gene của tế bào gây ra nhiều bệnh như: đái tháo đường, tim mạch và ung thư.
Theo TS. BS Trần Thị Bích Nga, nguyên Giảng viên chuyên khoa Dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội, chất chống oxy hóa là các hợp chất được tìm thấy nhiều trong trái cây, rau quả và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác. Các chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật có nhiều trong các loại trái cây và rau quả giàu vitamin A, C, E, beta-carotene, selen, lycopene...
Cà chua đặc biệt giàu chất chống oxy hóa gọi là lycopene. Trên thực tế, lycopene là nguyên nhân chính tạo nên sắc tố đỏ của cà chua. Lycopene cũng có nhiều trong một số trái cây có màu đỏ giống cà chua như gấc, dưa hấu...
Lycopene là chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào khỏi tác hại của quá trình oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do. Chất lycopene trong cà chua giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa lipid, làm giảm các loại mỡ máu có hại và cholesterol xấu LDL. Đây là nguyên nhân gây bệnh tim mạch do làm tăng sự lắng đọng chất béo trong các mạch máu, gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp...
Nghiên cứu cho thấy, tác dụng chống oxy hóa mạnh của lycopene có thể hỗ trợ ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt bằng cách hạn chế sự phát triển của khối u.
Những lợi ích sức khỏe đặc biệt của cà chua được nghiên cứu bao gồm các đặc tính chống ung thư của lycopene và các thành phần khác của cà chua như chất xơ, vitamin C và acid ferulic cấu thành phenolic. Mặc dù chưa có nghiên cứu toàn diện trên người nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng lycopene và beta-carotene trong cà chua giúp làm giảm nguy cơ ung thư. Hai chất chống oxy hóa này đã được chứng minh có đặc tính chống ung thư trong các nghiên cứu ống nghiệm sử dụng tế bào.
Cà chua cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch do có mối liên hệ giữa việc tiêu thụ cà chua và giảm huyết áp cũng như nguy cơ xơ vữa động mạch.
Cà chua càng chín mọng thì càng có nhiều dưỡng chất.
3. Cách ăn cà chua có lợi về dinh dưỡng nhất
Khi mua hoặc thu hoạch cà chua, bạn nên chọn những quả cà chua chín mọng, có lớp vỏ ngoài màu đỏ tươi, căng mọng, đều màu, không trầy xước là cà chua tươi ngon.
Chọn cà chua chín cây là tốt nhất. Cà chua chín cây tự nhiên thường có hương thơm dịu nhẹ, trong khi những quả bị chín ép thì không có mùi thơm.
Cà chua chín cũng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất. Hàm lượng lycopene trong cà chua tùy thuộc vào chủng loại và độ chín. Cà chua chín mọng, có màu càng đỏ thì càng chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là lycopene.
Cà chua có thể giữ được độ tươi ngon lâu nhất nếu được bảo quản phù hợp. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản cà chua là từ 20 - 25 độ C. Đối với cà chua đã chín đỏ nên dùng giấy bọc lại sau đó bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ từ 2-5 độ C để để giữ độ tươi trong vài ngày.
Cà chua có thể ăn sống hoặc nấu chín nhưng ăn chín sẽ tốt hơn. Cà chua nấu chín ở nhiệt độ cao vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng. Đun chín cà chua càng lâu thì sự tác dụng của nhiệt sẽ làm phóng thích nồng độ lycopene, các chất chống ôxy hóa càng tăng và giúp cơ thể hấp thu được nhiều hơn.
Ăn thực phẩm này giúp chống lại bệnh viêm khớp Theo NDTV ăn cá béo, rau xanh giàu vitamin K, nghệ, gừng... hàng ngày không chỉ tốt cho sức khỏe mà nó có thể giúp chống viêm khớp. Viêm khớp, một căn bệnh gây đau khớp, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Mặc dù việc điều trị y tế và thay đổi lối sống rất quan trọng trong việc kiểm soát...