Các chuyên gia cảnh báo, những người mắc bệnh về gan, thận nếu dùng cao hổ có thể gặp nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y, khẳng định, dù bỏ ra vài chục triệu đồng để mua cao hổ thì cũng không thể mua được cao “xịn” mà có nguy cơ mua phải cao gấu, cao khỉ và tệ hơn là trâu, bò… Ông Hướng đã tham quan nhiều nơi được coi là nấu cao hổ, nhưng không hề thấy xương hổ, chỉ duy nhất một nơi có được vài mảnh xương thì nhiều năm sau vẫn chỉ mang mấy xương đó ra để “lòe” người tiêu dùng.
Các chuyên gia khẳng định không có cao hổ thật trên thị trường
Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Y học Cổ truyền Bệnh viện Quân đội 108, cho biết để chế ra cao hổ cốt giả, kẻ xấu thường dùng các loại cao xương động vật khác như trâu, bò, lợn, gà… mạo danh là cao hổ để bán với giá tương đương. Nguy hiểm nhất, chúng thường trộn một số thuốc Tây dạng chống viêm, giảm đau mạnh để lừa những người đang bị hành hạ bởi chứng đau khớp.
Thạc sĩ Toàn khẳng định, nấu cao hổ cốt tốt nhất phải có 5 bộ xương hổ và cứ 1 kg xương đã chế biến theo đúng quy chuẩn (rất nhiều công đoạn và khó thực hiện) sẽ nấu được hơn 200 gr cao. Để cho cao hổ thêm mạnh và “dẫn” nhanh, người ta thường pha thêm xương sơn dương, xương khỉ. Bộ xương hổ đủ điều kiện để nấu cao phải nặng tối thiểu 12 kg và không được thiếu mảnh xương nào, cũng không được lẫn các loại xương khác. Và như vậy thì không thể có cao hổ đủ tiêu chuẩn ngoài thị trường được.
Về thành phần dinh dưỡng, cao hổ cốt chứa collagen, mỡ, calcium phosphate, calcium carbonate, megiesium phosphate… nghĩa là cũng giống như các loại cao xương động vật khác như gấu, khỉ, chó và gần đây là mèo. Thành phần đạm toàn phần trong cao hổ cốt là 14,93 – 16,66, tương đương với cao gấu, cao khỉ, cao ban long (gạc nai) và tỷ lệ axit amin cũng tương tự như vậy.
Hơn nữa, thực tế cho đến nay cũng chưa có bất kỳ một công trình khoa học nghiêm túc nào nghiên cứu về hiệu quả của cao hổ trong điều trị các bệnh lý xương khớp cả về lâm sàng và thực nghiệm. Các tác dụng “thần kỳ” của cao hổ chỉ là lời đồn đại, huyền thoại và lâu dần trở thành niềm tin.
Theo y học cổ truyền, loại cao này có tính nóng và trợ dương khá mạnh nên không được dùng cho những người có thể chất nóng hoặc bị mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư hỏa vượng (biểu hiện là người gầy, hay có cảm giác nóng trong hoặc sốt về chiều, hay có cơn bốc hỏa, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc). Những người bị gan, thận, cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường… tuyệt đối không được dùng, vì có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Theo Khoa Học & Đời Sống
Tin mới nhất
Được coi là 'tinh hoa' của mùa lạnh, nhưng lẩu lại 'đại kỵ' với những người này
09:12:03 25/12/2024
Lẩu là món ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người bị tiểu đường. Nước lẩu thường chứa nhiều đường, tinh bột, làm tăng đường huyết sau ăn, gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh.
Những lợi ích bất ngờ từ thói quen uống cà phê buổi sáng
08:54:57 25/12/2024
Với nhiều người, cà phê là thức uống không thể thiếu trong ngày. Dù là ngày thường hay cuối tuần, họ đều uống một tách cà phê vào buổi sáng để bắt đầu ngày làm việc.
Những dấu hiệu sức khỏe tiêu cực nếu ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngày
08:51:49 25/12/2024
Mất ngủ thường xuyên gây rối loạn chức năng chuyển hóa, làm mất khối lượng cơ bắp. Thiếu ngủ làm suy giảm tốc độ tổng hợp protein. Lâu dài, tình trạng này có thể dẫn đến teo cơ ở tay, chân.
Bệnh lác đồng tiền là bệnh gì và cách điều trị, dự phòng
08:28:36 25/12/2024
Vị trí xuất hiện có thể ở bất kỳ đâu trên cơ thể, thường gặp nhất là ở nếp lằn mông, nếp gấp dưới cánh tay, vùng bẹn hoặc những vùng ra nhiều mồ hôi.
Trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp
08:20:15 25/12/2024
Sau 3 ngày, bệnh nhi phục hồi sức khỏe tốt, không bị khàn tiếng. Sau phẫu thuật, bệnh nhi được điều trị thêm với iod phóng xạ để ngăn chặn ung thư tái phát.
Gừng là vị thuốc cực bổ trong mùa đông nhưng những người này chớ dại ăn vào
09:25:37 24/12/2024
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản nên hạn chế sử dụng gừng. Nếu sử dụng, nên dùng với liều lượng nhỏ, sau bữa ăn và kết hợp với các thực phẩm khác để giảm kích ứng dạ dày.
Tóc bạc nhiều, uống hà thủ ô có giúp đen trở lại?
09:06:22 24/12/2024
Thời xưa, phương thức dùng hà thủ ô chủ yếu là sắc uống, chế thành viên hoàn, cao thuốc hoặc ngâm rượu. Hiện nay, với công nghệ hiện đại người ta bào chế thành các dạng tiện dùng như bột hà thủ ô, viên nang, trà tan.
Ăn bánh mì hàng ngày có tốt không?
08:56:49 24/12/2024
Bánh mì là món ăn sáng quen thuộc và tiện lợi được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc ăn bánh mì thường xuyên, đặc biệt là mỗi sáng, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Những "lần đầu tiên" và 10 sự kiện nổi bật nhất ngành Y tế TPHCM năm 2024
08:54:08 24/12/2024
Đấu thầu thuốc gộp cho tuyến y tế cơ sở, lần đầu triển khai thành công kỹ thuật thông tim bào thai nằm trong danh sách 10 sự kiện nổi bật của ngành Y tế TPHCM năm 2024.
5 loại gia vị phổ biến tốt cho tim mạch
08:51:43 24/12/2024
Một đánh giá khác của 13 nghiên cứu cho thấy quế có thể làm giảm mức chất béo trung tính và cholesterol toàn phần, cả hai đều là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.
Khối u nặng 5kg nằm trong bụng người đàn ông
08:44:16 24/12/2024
Ngày 23/12, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa vừa phẫu thuật, loại bỏ khối u mỡ nặng 5kg cho bệnh nhân Đ.V.T. (58 tuổi, trú tỉnh Quảng Ngãi).
5 không sau khi massage để tránh phản tác dụng
08:13:47 24/12/2024
Massage là liệu pháp chăm sóc sức khỏe phổ biến, giúp giảm căng thẳng, thư giãn cơ thể và cải thiện tuần hoàn máu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa và tránh những tác động không mong muốn, bạn cần lưu ý một số điều sau khi massage: