Cảnh giác với tác dụng phụ của khoai môn
Khoai môn có vị bùi, kết cấu dạng tinh bột có nhiều lợi ích với sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích, khoai môn cũng có thể gây những bất lợi nếu không sử dụng đúng cách.
Khoai môn có nhiều lợi ích cho sức khỏe
Khoai môn rất giàu chất dinh dưỡng có thể mang lại những lợi ích quan trọng cho sức khỏe. Một khẩu phần một cốc khoai môn có một phần ba lượng mangan được khuyến nghị hàng ngày, góp phần vào quá trình trao đổi chất tốt, tăng cường sức khỏe xương và cải thiện quá trình đông máu.
Hàm lượng vitamin cao trong khoai môn cũng có thể làm sáng mắt, tăng cường vẻ đẹp của làn da, tăng cường tuần hoàn và chức năng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Khoai môn rất phổ biến và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ngoài ra, khoai môn còn mang lại những lợi ích sức khỏe khác như:
Cải thiện tiêu hóa
Khoai môn có lượng chất xơ cao gấp đôi khoai tây. Chất xơ trong chế độ ăn uống giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và có thể làm giảm các vấn đề như táo bón, tiêu chảy, loét dạ dày và trào ngược axit.
Vì chất xơ di chuyển chậm qua hệ tiêu hóa nên các nghiên cứu cho thấy chất xơ cũng giúp bạn cảm thấy no hơn giữa các bữa ăn, hỗ trợ kiểm soát cân nặng lành mạnh.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Hàm lượng carbohydrate trong khoai môn được gọi là tinh bột kháng. Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng những loại carbohydrate tốt này có tác dụng ổn định lượng đường trong máu, giúp kiểm soát cân nặng và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Những loại tinh bột này cũng phù hợp với chế độ ăn ít carbohydrate và chế độ ăn keto.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Khoai môn có hàm lượng kali cao giúp kiểm soát tăng huyết áp bằng cách phân hủy lượng muối dư thừa. Điều này làm giảm căng thẳng cho hệ thống tim mạch, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vấn đề về tim mạn tính.
Giảm nguy cơ liên quan đến ung thư
Khoai môn chứa nhiều chất chống oxy hóa. Trong đó, quercetin, có nguồn gốc từ sắc tố tím của khoai môn là một chất chống oxy hóa mạnh, có đặc tính chống viêm, kháng virus, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do.
Các gốc tự do là các phân tử tích tụ trong cơ thể từ quá trình lão hóa và lối sống, gây tổn thương tế bào có thể dẫn đến ung thư.
Rủi ro và tác dụng phụ
Mặc dù khoai môn có nhiều lợi ích tiềm tàng nhưng cũng có một số tác dụng phụ mà bạn cần cân nhắc.
Video đang HOT
Dị ứng : Mặc dù không phổ biến, nhưng đã có một số trường hợp được báo cáo về phản ứng dị ứng do loại củ này gây ra.
Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ bất lợi nào như phát ban, nổi mề đay hoặc ngứa sau khi ăn, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nguy cơ sỏi thận: Một trong những nhược điểm hàng đầu khác của khoai môn là hàm lượng canxi oxalat, một hợp chất tự nhiên có thể tích tụ trong cơ thể, gây ra bệnh gút và góp phần hình thành sỏi thận. Do hàm lượng oxalat, ăn khoai môn sống cũng có thể gây kích ứng cổ họng và khiến miệng tê liệt.
Có thể gây ngộ độc: Cũng giống như khoai sọ, khoai tây, khoai môn khi mọc mầm chứa một lượng độc tố nhất định ở mầm và khu vực xung quanh mầm. Do đó, nếu tiêu thụ khoai môn đã mọc mầm có thể gây ngộ độc với biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
Đầy hơi, khó tiêu: Khoai môn chứa một lượng chất xơ lớn nên nếu ăn nhiều khoai môn cùng một lúc sẽ gây tình trạng đầy hơi, bụng ậm ạch, khó tiêu.
Ngoài ra, khoai môn cũng có hàm lượng carbohydrate tương đối cao. Mặc dù khoai môn cũng giàu chất xơ có lợi và tinh bột kháng, nhưng những người ăn kiêng ít carb hoặc ketogenic nên hạn chế lượng tiêu thụ để tối đa hóa lợi ích tiềm năng của khoai môn.
Những người bị đái tháo đường cũng nên ăn ở mức độ vừa phải cùng với nhiều loại rau không chứa tinh bột khác để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
8 bài thuốc giúp giảm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên
Loét dạ dày là các vết loét hình thành trên niêm mạc dạ dày, dưới đây là một số phương pháp tự nhiên giúp giảm triệu chứng, hỗ trợ điều trị loét dạ dày.
Trái cây tươi và rau quả
Flavonoid (còn được gọi là bioflavonoid) là những hợp chất tự nhiên trong nhiều loại trái cây, rau củ, và đồ uống. Chúng có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn H.pylori. Flavonoid giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào niêm mạc khỏi tổn thương.
Nguồn thực phẩm chứa flavonoid là táo, việt quất, súp lơ, bông cải xanh, đậu Hà Lan, trà xanh. Cách tốt nhất để đảm bảo hấp thụ đủ lượng flavonoid là ăn nhiều trái cây tươi và rau quả hàng ngày.
Sữa chua, dưa cải muối, kim chi
Probiotics là những vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột. Nghiên cứu cho thấy probiotics có thể giúp loại bỏ vi khuẩn H.pylori và tăng cường hiệu quả của các liệu pháp điều trị loét. Probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh trong dạ dày và giảm tình trạng viêm.
Nguồn thực phẩm chứa probiotics: Sữa chua, dưa cải muối, kim chi. Hầu hết các nghiên cứu đều báo cáo lợi ích sau khi dùng 200 triệu đến 2 tỷ đơn vị hình thành khuẩn lạc (CFU) trong 2-16 tuần.
Mật ong là một nguyên liệu tự nhiên có tính kháng khuẩn cao. (Ảnh minh họa)
Mật ong
Mật ong là nguyên liệu tự nhiên có tính kháng khuẩn cao, nó có thể giúp chống lại H.pylori và thúc đẩy quá trình lành vết loét dạ dày nhờ vào các enzym và đặc tính kháng viêm.
Cách sử dụng:
- Dùng 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất hòa cùng 200ml nước ấm.
- Nên uống vào buổi sáng sớm hoặc tối trước khi đi ngủ.
- Nên kiên trì thực hiện hằng ngày.
Tỏi
Tỏi chứa hợp chất allicin, có tính kháng khuẩn mạnh và có thể giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn H.pylori. Ăn tỏi sống hoặc bổ sung tỏi trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm nguy cơ loét dạ dày.
Cách sử dụng:
- Ăn 2-3 tép tỏi sống mỗi ngày hoặc dùng kết hợp tỏi và mật ong theo cách sau: Bạn chuẩn bị 15g tỏi tươi đem bóc vỏ và đập dập, cho vào hũ thủy tinh, sau đó đổ 100ml mật ong nguyên chất cho ngập, đậy kín nắp và đặt nơi khô ráo thoáng mát khoảng 3 tuần. Sáng và tối bạn pha 1 thìa mật ong tỏi cùng nước ấm hoặc xúc 2-3 tép tỏi ngâm mật ong nhai và nuốt.
Cam thảo
Cam thảo, đặc biệt là dạng cam thảo khử glycyrrhizin (DGL) là một liệu pháp tự nhiên phổ biến trong việc điều trị loét dạ dày. Nó giúp tăng cường sản xuất chất nhầy dạ dày, tạo ra một lớp bảo vệ tự nhiên cho niêm mạc. Nghiên cứu cho thấy cam thảo DGL có thể giúp làm giảm kích thước vết loét và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit dạ dày.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 3-5 gram cam thảo khô đem rửa sạch hết bụi bẩn.
- Cho cam thảo vào ấm, đổ thêm 500ml nước đun sôi.
- Khi nước sôi vặn lửa nhỏ liu riu đun thêm khoảng 10 phút.
- Vớt xác cam thảo ra, chắt lấy nước cốt chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Nghệ
Nghệ chứa curcumin, hợp chất có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh. Nghệ có thể giúp giảm triệu chứng của loét dạ dày và hỗ trợ quá trình lành vết loét.
Cách sử dụng:
- Pha hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong theo tỷ lệ 1:1 với nước ấm.
- Khuấy đều uống trực tiếp trước mỗi bữa ăn.
- Nên uống 3 lần/ ngày liên tục trong 2 tuần để thấy sự cải thiện.
Cây nha đam (Lô hội)
Nha đam là nguyên liệu tự nhiên có tác dụng làm dịu và kháng viêm. Nó thường được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa và giúp giảm triệu chứng của loét dạ dày.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 5 lá nha đam đem gọt vỏ, rửa sạch để bỏ hết hết lớp nhựa nhớt bên ngoài.
- Xay nhuyễn nha đam cho vào lọ và trộn cùng 1/2 lít mật ong.
- Đậy kín nắp bảo quản trong tủ lạnh.
- Mỗi lần dùng 10ml nha đam pha cùng 150ml nước ấm, uống trước bữa ăn 30 phút.
- Sử dụng 3 lần/ngày, thực hiện đều đặn 2-3 ngày.
Gừng
Gừng là loại gia vị quen thuộc có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Gừng tác dụng làm giảm lượng axit dạ dày và bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của các yếu tố gây loét.
Cách sử dụng:
- Gừng tươi đem rửa sạch, cạo hết vỏ và thái lát mỏng.
- Giã hoặc ép gừng lấy nước cốt.
- Lấy 2 thìa cà phê nước cốt gừng pha cùng 200ml nước nóng, thêm vài hạt muối.
- Uống vào mỗi sáng trước khi ăn.
- Kiên trì sử dụng hằng ngày để thấy triệu chứng bệnh cải thiện.
Mặc dù các phương pháp tự nhiên trên có thể giúp giảm triệu chứng loét dạ dày, nhưng không nên thay thế hoàn toàn các liệu pháp điều trị y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp tự nhiên nào để đảm bảo chúng không gây tương tác xấu với các thuốc điều trị hiện tại.
Lợi ích sức khỏe của ổi: ăn cả vỏ giúp giảm viêm loét dạ dày và tá tràng Ổi là một loại trái cây giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như vitamin A, B và C, giúp cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, tăng khả năng phòng vệ của cơ thể, thúc đẩy giảm cân và tăng cường sức khỏe làn da. Vitamin C có trong ổi tăng sự hấp thụ...