Ba không khi ăn lẩu
Bạn nên tránh một số thói quen xấu khi ăn lẩu để không hại sức khỏe như húp nước đun sôi nhiều lần, gắp thực phẩm trong nồi khi đang nhúng thịt sống.
Trong các dịp tụ họp đông, mọi người thường thích ăn lẩu với lựa chọn phong phú, thực phẩm nhúng kèm ngon miệng mà không tốn quá nhiều thời gian chuẩn bị.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tránh một số thói quen dưới đây để đảm bảo bữa lẩu ngon vui, không gây hại cho sức khỏe.
Húp nước lẩu đun sôi liên tục
Hầu hết các món lẩu đều sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo như thịt lợn, nước xương nêm thêm muối, ớt, hạt tiêu…
Theo Today Online, đun sôi liên tục lẩu kèm theo các loại thịt, hải sản sẽ khiến hương vị đậm đà và thơm ngon. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng người Singapore Chloe Ong, khi đó, lượng natri, chất béo và purin trong nước dùng rất cao.
Bạn nên chờ thực phẩm trong nồi chín hết mới ăn. Ảnh minh họa: AI
Video đang HOT
Purin là hợp chất hóa học có trong một số loại thực phẩm, phân hủy thành axit uric khi vào cơ thể, nguy cơ gây ra bệnh gout. Natri không tốt cho huyết áp còn dầu mỡ làm tăng mức cholesterol xấu trong khi lượng calo bổ sung góp phần tăng cân.
Ngoài ra, theo Aboluowang, khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày chỉ có thể chịu được nhiệt độ 50 độ C. Ăn đồ quá nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc. Trong khi đó, nhiệt độ của lẩu có thể cao tới 120 độ C. Nếu lấy đồ nhúng ra ăn luôn, bạn rất dễ bị bỏng miệng, lưỡi, gây hại cho thực quản và niêm mạc dạ dày. Một số bệnh nhân loét dạ dày nguy cơ trở nặng nếu có thói quen này.
Bởi vậy, bạn không nên nôn nóng khi dùng lẩu. Thức ăn gắp ra khỏi nồi nên để nguội mới thưởng thức.
Gắp thực phẩm trong nồi khi đang nhúng đồ sống
Tiến sĩ Jonathan Chong từ Trung tâm Y tế Novena (Singapore) cảnh báo mối nguy tiềm ẩn về lây nhiễm chéo vi khuẩn khi một người gắp thực phẩm trong nồi khi người khác đang nhúng đồ sống. Ngoài ra, một số gia đình còn đặt đĩa thức ăn sống và chín trên bàn quá gần nhau.
Nếu không cẩn thận, người ăn có thể nhiễm vi khuẩn Salmonella, Campylobacter cùng virus viêm gan A và E. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng về đường tiêu hóa sau khi ăn lẩu, đặc biệt là người bị trào ngược dạ dày thực quản. Khi đó, họ có thể bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn và sốt.
Ăn lẩu hơn 1 lần/tháng
Chuyên gia Ong đánh giá thường có một ranh giới mong manh giữa những gì lành mạnh và không lành mạnh. Khi ăn lẩu, bạn có thể chỉ hấp thụ 400 calo nếu dùng nhiều rau, protein nạc và tránh các loại nước chấm nhiều dầu mỡ.
Nhưng bữa ăn đó có thể lên tới 2.000 calo nếu nước dùng béo và bạn ăn thịt mỡ, thêm nước chấm có dầu mỡ, nước sốt, chưa kể đồ uống có đường, bia rượu.
Lượng calo khuyến nghị hằng ngày trung bình cho người lớn là 2.200 calo đối với nam giới và 1.800 calo đối với nữ giới.
Chuyên gia Chong cho biết một bữa lẩu không có khả năng gây ra tác động nghiêm trọng nào nhưng nếu ăn quá thường xuyên dễ dẫn tới các bệnh mạn tính bệnh tim và tiểu đường theo thời gian. Đặc biệt, những người có bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường và các vấn đề về thận nên thận trọng hơn.
Những ai nên hạn chế uống trà gừng?
Trà gừng là một loại đồ uống phổ biến, được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng có những tác dụng phụ và có những nhóm người cần hạn chế sử dụng.
Ảnh minh họa (Ảnh:31 Daily)
Trà gừng có tính nóng, giúp làm ấm cơ thể, đặc biệt hữu ích trong những ngày lạnh. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều trà gừng có thể dẫn đến tình trạng "nóng trong người", gây ra các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, ợ nóng và buồn nôn. Do đó, nên sử dụng trà gừng với mức độ vừa phải, khoảng 3-4g gừng tươi mỗi ngày.
Những ai nên hạn chế uống trà gừng?
-Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng: gừng có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây tổn thương thêm cho những người đang có vết loét.
-Bệnh nhân gan: những người mắc bệnh gan cấp tính, mãn tính, xơ gan, hoặc viêm gan nên tránh gừng vì nó có thể kích thích hoạt động của tế bào gan và gây hoại tử.
-Người bị sỏi mật: tính cay nóng của gừng có thể làm cho viên sỏi bị kẹt lại trong túi mật, gây tắc nghẽn.
-Người có tiền sử xuất huyết: gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu do làm vỡ các mạch máu yếu.
-Phụ nữ mang thai: đặc biệt trong nửa cuối thai kỳ, gừng có thể làm tăng huyết áp và gây co thắt tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
-Người sử dụng thuốc chống đông máu: gừng có thể làm giảm khả năng đông máu, do đó những người đang dùng thuốc này cần thận trọng.
-Người có bệnh lý về tim mạch: uống nhiều trà gừng có thể gây tăng huyết áp và tim đập nhanh, không tốt cho những người mắc bệnh tim.
Dùng thuốc và điều trị chấn thương dây chằng chéo trước Chấn thương dây chằng chéo trước là tình trạng dây chằng bị đứt một phần hoặc toàn bộ do thay đổi chuyển động đột ngột, vấp hoặc ngã làm dây chằng chéo bị căng. Dây chằng chéo trước (Anterior cruciate ligament - ACL) có nhiệm vụ kết nối xương đùi và xương ống chân, giữ các xương trong đầu gối được ổn định,...