Gia tăng ngộ độc thực phẩm
Thống kê từ Bộ Y tế, trong những tháng vừa qua, toàn quốc ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm làm 2.138 người mắc – vượt qua số liệu thống kê số ca ngộ độc thực phẩm của cả năm 2023.
Đáng chú ý, trong khoảng 4 năm trở lại đây, số ca ngộ độc thực phẩm gia tăng.
Điều trị bệnh nhân ngộ độc thực phẩm. Ảnh: BV trung ương Quân đội 108.
Cụ thể, theo Bộ Y tế, so với cùng kỳ năm 2023, số vụ ngộ độc thực phẩm giảm 4 vụ (10%), số mắc tăng 1.432 người (tức tăng khoảng đến hơn 202%), số t.ử v.ong giảm 5 người (45,5%); số vụ ngộ độc thực phẩm có xu hướng giảm ở khu vực miền núi phía Bắc nhưng tăng ở khu vực duyên hải miền Trung và khu vực Đông Nam Bộ.
Đáng lo ngại hơn, thống kê nói trên chưa bao gồm những vụ thực phẩm ngộ độc xảy ra từ tháng 7 đến nay – thời gian được xem là cao điểm nhất của các vụ ngộ độc trong cả năm.
Theo lý giải từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), mùa hè thường là cao điểm xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân do chuyển mùa và thời tiết nắng nóng, nhất là năm nay khí hậu rất khắc nghiệt. Đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển trong thức ăn nên rất dễ gây ngộ độc. Đồng thời, đây cũng là cao điểm du lịch và lễ hội, do vậy, nguy cơ xảy ra những vụ ngộ độc thực phẩm tập thể là rất cao.
Gần đây nhất, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bình Thuận, nhiều du khách trong đoàn khách 182 người có chuyến du lịch và lưu trú tại resort S.B ở phường Mũi Né đã phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Theo đó, khoảng gần 50 người trong đoàn khách nói trên xuất hiện triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, nôn sau bữa ăn trưa. Hiện, nguyên nhân của vụ việc đang được tích cực làm rõ.
BS Nguyễn Trọng Thế – Chủ nhiệm khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện trung ương Quân đội 108 cho biết: Ngộ độc thức ăn nếu chủ quan có thể có các biểu hiện rất nặng, thậm chí có nhiều trường hợp đến vào giai đoạn muộn trong tình trạng suy đa tạng dẫn đến t.ử v.ong. Tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đường ăn uống, khi ăn phải những thực phẩm, nguồn nước có chứa vi khuẩn gây bệnh. Đáng lưu ý, tất cả các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường thấy như vi khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột, tiêu chảy; vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn; vi khuẩn Shigella gây đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc đường ruột; vi khuẩn Clostridium gây tiêu chảy; vi khuẩn Vibrio cholerae gây bệnh tả… đều phát triển nhanh nhất, mạnh nhất vào mùa hè.
Video đang HOT
Để hạn chế nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm vào mùa nắng nóng, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo, đối với người sản xuất, chế biến thức ăn phải đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến. Trường hợp thức ăn chế biến ra không bán ngay, phải luôn bảo quản ở nhiệt độ lạnh để đảm bảo an toàn.
Đối với người tiêu dùng, trong quá trình ăn uống, cần lựa chọn những cơ sở uy tín, đã được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Hạn chế lựa chọn những điểm bán hàng rong, điểm bán ngoài đường phố vì đây là những địa điểm có nguy cơ cao xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhất là trong thời tiết mùa hè nắng nóng.
Cẩn trọng với nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng
Nắng nóng và độ ẩm cao trong mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu không cẩn thận trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm.
Mối nguy hiểm từ ngộ độc thực phẩm trong mùa hè
PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh - Trưởng phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng Viện Y học ứng dụng Việt Nam- Tổng hội Y học Việt Nam cho biết: Bên cạnh nguyên nhân ngộ độc thực phẩm do nhiễm hóa chất, chất bảo quản, ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn thức ăn rất hay gặp phải trong mùa hè.
Nắng nóng và độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu không cẩn thận trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm. Các vi khuẩn như Salmonella, E.coli, Listeria, Staphylococcus... có thể xâm nhập vào thực phẩm từ quá trình sản xuất, chế biến đến bảo quản.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, một số loại thực phẩm đặc biệt dễ bị nhiễm khuẩn như:
Thịt, hải sản: do hàm lượng protein cao, nếu không được sơ chế đúng cách, chế biến đảm bảo vệ sinh, bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
Rau sống: Rau sống có thể nhiễm khuẩn từ đất, nước tưới, hoặc trong quá trình vận chuyển và chế biến.
Trứng: Trứng sống hoặc trứng lòng đào có thể chứa vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc. Bên cạnh đó, vi khuẩn từ vỏ trứng cũng có thể xâm nhập ra bên ngoài, làm ô nhiễm các thực phẩm, dụng cụ chế biến khác và gây ngộ độc cho người sử dụng.
Thực phẩm chế biến sẵn: Các món ăn như giò chả, nem chua, salad, thịt nguội, thịt quay, bánh mỳ kẹp... nếu không được chế biến và bảo quản đúng cách cũng dễ bị nhiễm khuẩn.
Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm
PGS. TS Xuân Ninh cho biết: Sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn từ 1 giờ đến 24 giờ, ngộ độc xảy ra khi có đủ lượng vi khuẩn phát triển trong cơ thể người bị ngộ độc. Sau khi ăn thực phẩm nhiễm khuẩn 1 vài giờ đến 24 giờ, có thể xuất hiện các triệu chứng như:
Buồn nôn và nôn: Cảm giác khó chịu ở dạ dày và nôn mửa.
Đau bụng: Đau quặn bụng, có thể kèm theo cảm giác đầy hơi.
Tiêu chảy: Đi ngoài phân lỏng hoặc nước nhiều lần trong ngày.
Sốt: Cơ thể tăng nhiệt độ để chống lại n.hiễm t.rùng.
Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi: do mất nước và mất cân bằng điện giải vì nôn, tiêu chảy.
Trong trường hợp nặng, ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng, rối loạn thần kinh, hội chứng tăng ure huyết tán...
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa hè
Để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình, PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh khuyến cáo nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
Vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chế biến thực phẩm. Vệ sinh kỹ các dụng cụ nhà bếp và bề mặt chế biến thực phẩm.
Chọn thực phẩm an toàn, sơ chế đúng cách: Mua thực phẩm từ nguồn uy tín, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng; chọn thịt, cá tươi, không có mùi lạ; sơ chế sạch trước khi bảo quản. Rửa sạch rau sống dưới vòi nước chảy.
Nấu chín thực phẩm: Đảm bảo thịt, cá được nấu chín kỹ. Không ăn các món tái, sống như gỏi, tiết canh, nem chua...
Bảo quản thực phẩm đúng cách: Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp (dưới 5 độ). Không để thức ăn chín ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ. Thức ăn của bữa trước cần được đun/ làm nóng lại trước khi ăn.
Ăn chín, uống sôi: Không uống nước lã, nước đá không rõ nguồn gốc. Uống nước đun sôi để nguội hoặc nước đóng chai.
Không để chung thực phẩm sống và chín: Dùng dao, thớt riêng cho thực phẩm sống và chín.
Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nên uống nhiều nước, oresol, nước dừa để bù lại lượng nước và điện giải đã mất; nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn; ăn các món ăn dễ tiêu như cháo, súp, bánh mì..., tránh ăn đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ. Nếu triệu chứng nặng hoặc kéo dài, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra ngay lập tức.
Hải Phòng: Tăng cường phòng ngừa ngộ độc tại bếp ăn tập thể Để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc hàng loạt tại các đơn vị, doanh nghiệp, UBND TP. Hải Phòng vừa chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức bếp ăn tập thể tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, đặc...