Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch
Khi đi du lịch, chúng ta thường muốn thưởng thức những món ăn mới lạ đặc trưng của từng vùng miền.
Tuy nhiên, cũng có lúc bị rối loạn tiêu hóa hay ngộ độc thực phẩm khi ăn những món khác lạ.
Không ăn thực phẩm chưa nấu chín
Một trong những cách quan trọng nhất để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm là tránh ăn thực phẩm chưa nấu chín. Không nên ăn những món được giới thiệu là ngon, bổ hay mới lạ, hấp dẫn như các món gỏi, món sống. Đây là những loại thức ăn không an toàn hàng đầu, tiềm ẩn nguy cơ chứa mầm bệnh cao. Nhiệt độ cao có thể giết chết các vi khuẩn gây bệnh tiêu hóa trong thực phẩm. Nhiệt độ mát hoặc ấm hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn, nấm gây bệnh, vì vậy hãy ăn những món đã được nấu chín để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như tiết canh, nem chua, nem chạo, gỏi, các loại rau sống ăn kèm…
Khi đi du lịch, hãy cố gắng tránh các loại thực phẩm như thịt cá, rau củ chưa nấu chín càng nhiều càng tốt. Đối với các loại hoa quả khi ăn phải chú ý rửa sạch, gọt vỏ để tránh bị nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản.
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng thường gặp phải khi đi du lịch, đặc biệt là khi trời nắng nóng
Cẩn thận với nước uống
Không chỉ vấn đề đồ ăn, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch, mọi người cũng cần lưu ý đến vấn đề nước uống. Luôn đảm bảo mang theo nước uống đóng chai ở mọi nơi bạn đến trong chuyến du lịch của mình. Ngay cả khi nguồn nước đã được khử trùng, bạn vẫn nên uống nước đã được đun sôi. Hạn chế sử dụng đá lạnh trong các loại đồ uống khi bạn không chắc chắn nước sử dụng làm lạnh, làm đá đã được tiệt khuẩn trước khi sử dụng. Đặc biệt, khi đi du lịch vào mùa nóng cần cẩn thận với việc sử dụng nước đá, không nên ăn kem hay uống nước giải khát ướp lạnh dọc đường.
Tránh ăn thức ăn đường phố
Khi đi du lịch, người ta sẽ luôn muốn nếm thử các món ăn địa phương. Nên chọn quán ăn nơi thường xuyên phục vụ người dân địa phương. Một nhà hàng đang phục vụ người dân địa phương và được nhiều người ghé thăm thường có nguồn thực phẩm tươi sống hơn. Ngoài ra, chúng ta không nên ăn các món chế biến sẵn bày bán dọc đường ở các khu du lịch hay trên bờ biển. Những đồ ăn này không biết đã được nấu chín lâu chưa, vì khi thực phẩm đã nấu chín để ở nhiệt độ thường sau 2 giờ là đã có nguy cơ gây ngộ độc. Ngoài ra, bạn nên tránh ăn ở những nơi thức ăn không được che đậy để tránh bụi và ruồi. Đây là những nơi vi trùng dễ phát triển.
Thận trọng với sữa
Video đang HOT
Sữa rất dễ bị nhiễm khuẩn và có thể chứa mầm bệnh, đặc biệt là với sữa tươi. Thận trọng khi tiêu thụ sữa, kể cả trong các loại đồ uống như cà phê sữa. Hãy chắc chắn bạn sử dụng sữa đã nấu chín, vì vậy nếu bạn muốn thêm sữa vào trà hoặc cà phê, hãy đảm bảo rằng nó đã được đun sôi. Để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch nên chỉ ăn uống các loại thực phẩm chế biến đúng cách. Mang theo thuốc và dùng khi cần thiết. Không uống rượu quá nhiều, tránh sử dụng nước giải khát không đảm bảo nguồn gốc.
Vệ sinh cá nhân ở những nơi công cộng
Cách tốt nhất để giữ an toàn khỏi các bệnh thông thường khi đi du lịch là giữ vệ sinh cá nhân. Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước sau khi đi vệ sinh, và trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn. Nếu không có sẵn nước sạch, hãy sử dụng khăn ướt dùng một lần hoặc chất khử trùng tay có cồn. Nên sử dụng thìa hoặc nĩa để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.
Chuẩn bị sẵn một số loại thuốc
Khi có dấu hiệu bất thường như nôn, tiêu chảy kèm sốt sau khi tiếp xúc với các yếu tố có nghi ngờ cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh bị mất nước nhiều, gây rối loạn điện giải. Trong trường hợp mất điện giải nhiều nếu không được sơ cứu kịp thời có thể có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.
Hãy luôn chuẩn bị sẵn các loại thuốc tiêu hóa như Toplife, Lababa, Omeprazol…, thuốc phòng ngừa cho bệnh tiêu chảy như Becberin, Cloroxit… Khi cảm thấy bụng không ổn, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì thuốc và thực hiện theo.
Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn gây ra. Các loại kháng sinh thường được sử dụng bao gồm amoxicillin, ciprofloxacin, azithromycin và metronidazole.
Thuốc chống nôn và tiêu chảy: Các thuốc chống nôn và tiêu chảy được sử dụng để giảm các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Thuốc bổ sung điện giải: Các loại thuốc bổ sung điện giải được sử dụng để giúp thay thế các chất điện giải bị mất đi do tiêu chảy.
Men vi sinh: Có thể giúp giảm các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, kiểm soát các đợt bệnh do thực phẩm trong tương lai. Ngoài ra một số loại thực phẩm như gừng và trà gừng có thể giúp làm dịu dạ dày, cũng như các loại trà thảo mộc như bạc hà có thể giúp giảm nôn khan. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, cần bổ sung đủ nước và dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ để phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Sau khi dùng thuốc, cần tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Theo các chuyên gia y tế, nếu có dấu hiệu bị ngộ độc, biện pháp sơ cứu ngay lập tức là gây nôn, nhằm hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, sau đó bù nước bằng orezol. Nếu người bệnh bị sốt, tiêu chảy kéo dài hơn 72 giờ và/hoặc nôn mửa nhiều lần, có dấu hiệu mất nước nặng cần đưa tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Ăn salad sống có tốt cho sức khỏe?
Salad sống giúp quản lý cân nặng và giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn thực phẩm đã nấu chín.
Tuy nhiên, việc ăn salad sống cũng tiềm ẩn nguy cơ thiếu hụt vitamin và ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn.
Theo The Times of India, salad là một món ăn bổ dưỡng giúp kiểm soát cân nặng, duy trì chất dinh dưỡng và hấp thụ chất chống oxy hóa, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm, thiếu hụt chất dinh dưỡng và nhiễm ký sinh trùng.
Salad thường xuyên được quảng cáo là bữa ăn lý tưởng cho chế độ ăn kiêng để giữ được vóc dáng cân đối. Ảnh: Shutterstock
Vì dễ chế biến và có hàm lượng dinh dưỡng cao, salad trở nên phổ biến như một lựa chọn bữa ăn lành mạnh. Tuy nhiên, việc tiêu thụ chúng có thực sự an toàn?
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm là từ salad. Vì các thành phần thô có thể chứa vi khuẩn nguy hiểm, món salad có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Bất kỳ bước nào trong quá trình sản xuất và chế biến cũng đều có thể bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn này.
Nhiễm khuẩn
Nước bẩn có thể thấm vào đất nơi rau củ được trồng. Sự lây nhiễm chéo có thể xảy ra khi xử lý thực phẩm sống một cách không vệ sinh. Ngay cả sau khi cá đã được nấu chín hoàn hảo, việc xử lý, bảo quản hoặc chế biến không đúng cách một số loại cá có thể dẫn đến ngộ độc khi tiêu thụ.
Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Chế độ ăn thực phẩm sống có thể thiếu một số chất dinh dưỡng như vitamin B12, vitamin D, và axit béo omega-3 thường có trong các bữa ăn đã nấu chín. Những người theo chế độ ăn thực phẩm sống có nguy cơ thiếu hụt vitamin nếu không lên kế hoạch cẩn thận.
Nhiễm ký sinh trùng
Một số nguyên liệu rau và các món salad làm từ thịt sống, đặc biệt là cá, có thể bị nhiễm giun tròn hoặc sán dây, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và chán ăn.
Vấn đề về tiêu hóa
Khi chuyển sang chế độ ăn thực phẩm thô, một số người có thể bị đầy hơi, chướng bụng hoặc khó chịu ở dạ dày, đặc biệt là nếu họ tăng nhanh lượng thực phẩm giàu chất xơ. Ngoài ra, một số người có thể thấy khó tiêu hóa thực phẩm thô hơn, có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa.
Lợi ích sức khỏe của việc ăn salad sống
Quản lý cân nặng
Thực phẩm sống có thể hữu ích cho việc quản lý cân nặng vì chúng thường giàu chất xơ và ít calo hơn. Chúng cũng có thể hỗ trợ giảm cân hoặc duy trì cân nặng.
Tăng lượng chất xơ
Các thành phần chính trong hầu hết các món salad, bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch và hạt, đều có nhiều chất xơ. Nghiên cứu đã chứng minh rằng chất xơ có thể giúp điều trị bệnh tim và tiểu đường, cũng như hỗ trợ nhu động ruột khỏe mạnh và cảm giác no.
Giữ lại chất dinh dưỡng
Vì việc nấu nướng đôi khi có thể làm hỏng một số vitamin và khoáng chất, thực phẩm sống có xu hướng giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn so với các bữa ăn đã nấu chín.
Tăng lượng chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa có trong trái cây và rau sống giúp cơ thể chống lại chứng viêm và stress oxy hóa, có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Danh sách 8 thực phẩm quen thuộc dễ gây ngộ độc thực phẩm nhất Ngộ độc thực phẩm do nhiều nguyên nhân, nhiều khi từ một số thực phẩm phổ biến nhất trong chế độ ăn hằng ngày. Vì vậy cần đặc biệt chú ý khi chế biến, bảo quản những thực phẩm này. Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi chúng ta tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, virus hoặc chất...