Khánh Hòa: Tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Sau khi tiến hành kiểm tra một số tiệm bánh mì ở TP Nha Trang ( Khánh Hòa), cơ quan chức năng phát hiện nhiều mẫu thực phẩm có dấu hiệu dương tính dư lượng thuố.c trừ sâu trong các loại rau và nhiễm vi khuẩn Salmonella.
Thực phẩm của một tiệm bánh mì ở Nha Trang có dấu hiệu dương tính thuố.c trừ sâu.
T hực phẩm có dấu hiệu dương tính dư lượng thuố.c trừ sâu
Ngày 7/8, Ban Chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Khánh Hòa cho biết, đơn vị đã nhận được báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm về việc báo cáo kết quả giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm năm 2024.
Theo báo cáo, đoàn giám sát của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Khánh Hòa đã lấy 206 mẫu thực phẩm (101 mẫu xét nghiệm tại phòng kiểm nghiệm; 105 mẫu xét nghiệm nhanh).
Video đang HOT
Cụ thể, đối với 101 mẫu xét nghiệm tại phòng kiểm nghiệm có kết quả: 94/100 mẫu đạt; 06/100 mẫu không đạt (dương tính với Salmonella) chiếm tỷ lệ 6%. Trong đó có 02 mẫu sốt trứng, 01 mẫu thịt nguội (Jambon), 03 mẫu rau sống, 01 mẫu chả bò có hàm lượng borat/boric (hàn the) 0,41%KL.
Đối với 105 mẫu xét nghiệm nhanh có kết quả: 59/60 mẫu chả lụa, chả quế âm tính với hàn the; 01 mẫu chả bò có kết quả test nhanh dương tính hàn the; 24/24 mẫu mẫu thịt nguội (Jambon), xúc xích, lạp xưởng âm tính Nitrate.
Kết quả xét nghiệm nhanh dư lượng thuố.c bảo vệ thực vật đối với 21 mẫu rau sống (xà lách, dưa leo, hành, ngò, rau thơm), kết quả 10/21 mẫu âm tính; 11/21 mẫu dương tính.
Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa khẳng định, test nhanh dư lượng thuố.c bảo vệ thực vật trong rau chỉ có giá trị định tính phát hiện có thuố.c trừ sâu trong rau, mang tính cảnh báo mối nguy, chưa có giá trị khoa học để khẳng định rằng mẫu rau đó có vi phạm quy định về mức giới hạn an toàn đối với chỉ tiêu dư lượng thuố.c bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ NN-PTNT, mà phải tiếp tục gửi mẫu kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm được công nhận.
Giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm
Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 05 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP), với 509 người mắc, 01 trường hợp t.ử von.g chưa rõ nguyên nhân. Các vụ NĐTP nói trên xảy ra chủ yếu trên địa bàn TP Nha Trang và liên quan đến nhóm thức ăn đường phố.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dùng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng Kế hoạch giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm năm 2024 theo định kỳ hàng năm.
Theo đó trong năm 2024, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tiến hành lấy mẫu giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn TP Nha Trang.
Mục đích của công tác giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm nhằm chủ động giám sát mối nguy đối với một số nhóm thực phẩm ăn ngay có nguy cơ cao, nhất là nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật, được người tiêu dùng sử dụng phổ biến, đang được bày bán tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố.
Đồng thời, phát hiện nhanh, cảnh báo sớm nguy cơ ô nhiễm thực phẩm tới các cơ quan quản lý và người tiêu dùng. Trên cơ sở kết quả giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm, các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ đưa ra các biện pháp quản lý, kiểm soát và ngăn chặn kịp thời nguy cơ mất an toàn thực phẩm, hạn chế thấp nhất xảy ra ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn.
Vụ nghi ngộ độc cơm gà ở Nha Trang: còn 155 bệnh nhân điều trị nội trú
Liên quan đến vụ nghi ngộ độc thực phẩm từ một quán cơm gà ở Nha Trang, báo cáo của Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết, đến 15h chiều 14/3, đã có 222 người đến các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh này để khám và điều trị.
Trong số đó có 157 người nhập viện, 55 trường hợp được chỉ đinh thuốc điều trị ngoại trú. Ngoại trừ 2 trường hợp đã xuất viện trong ngày 14/3, còn lại 155 người đang điều trị tại các Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Bệnh viện Sài Gòn - Nha Trang, Bệnh viện Tâm Trí, Bệnh viện Phúc Sinh, Bệnh viện 22-12, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới, Bệnh viên Y học Cổ truyền - Phụ hồi chức năng, Bệnh viện Ung bướu Khánh Hòa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang, Bệnh viện Đa khoa Yersin Nha Trang và một số Phòng khám đa khoa Khu vực, Trung tâm Y tế huyện Diên Khánh, Vạn Ninh, Cam Lâm, thị xã Ninh Hòa.
Bệnh nhân nghi ngộ độc cơm gà đang điều trị tại Bệnh viện Sài Gòn - Nha Trang.
Theo ông Trịnh Ngọc Hiệp, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, hầu hết bệnh nhân đang điều trị nội trú tại các cơ sở y tế nêu trên đều tỉnh táo, dấu hiệu sinh tồn ổn định, một số trường hợp còn triệu chứng buồn nôn, sốt, đi cầu phân lỏng nhiều lần, đau quặn bụng từng cơn. Một vài ca bệnh nặng là người già, tr.ẻ e.m đã được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa tiếp tục điều trị.
Trước đó vào tối 12/3, Trung tâm Y tế TP Nha Trang nhận được nguồn tin nhiều người nhập viện tại một số bệnh viện ở đia phương này với triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, đại tiện phân lỏng, sốt nhẹ, mệt lả. Các bệnh nhân đều nghi ngờ bị ngộ độc sau khi ăn cơm tại quán cơm gà Trâm Anh ở số 10 Bà Triệu, phường Phương Sài, TP Nha Trang.
Quán Trâm Anh đã bị tạm đình chỉ để điều tra nguyên nhân khiến hàng trăm thực khách nghi ngộ độc cơm gà.
Ngay trong đêm, Trung tâm Y tế TP Nha Trang khẩn trương xác minh, thu thâp thông tin, rà soát bệnh nhân nghị ngộ độc cơm gà đã đến các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố để điều trị. Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo huy động các nguồn lực, vật tư y tế, thuốc tân dược để điều trị cho bệnh nhân, đồng thời thành lập đoàn kiểm tra tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu thực phẩm, truy xét nguồn gốc thực phẩm để tiến hành xét nghiệm, điều tra nguyên nhân.
Được biết trong ngày 13/3, quán cơm gà Trâm Anh đã bị cơ quan chức năng tạm đình chỉ kinh doanh để điều tra, các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân cũng đã được gửi đi xét nghiệm để có kết luận cụ thể mới xác định nguyên nhân.
Gia tăng ngộ độc thực phẩm Thống kê từ Bộ Y tế, trong những tháng vừa qua, toàn quốc ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm làm 2.138 người mắc - vượt qua số liệu thống kê số ca ngộ độc thực phẩm của cả năm 2023. Đáng chú ý, trong khoảng 4 năm trở lại đây, số ca ngộ độc thực phẩm gia tăng. Điều trị bệnh...