Cảnh giác với bún ‘tẩm’ hóa chất, chuyên gia chỉ rõ 4 nhóm người tuyệt đối không ăn bún
Rất nhiều người đã coi món bún là thực phẩm thứ hai sau cơm mà không biết nếu ăn phải bún có hóa chất với tần suất thường xuyên sẽ rất nguy hiểm.
Bún được coi là nguyên liệu quan trọng trong bữa ăn sáng của nhiều người. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe, mỗi lần ăn bún, người trưởng thành nên ăn với lượng khoảng 180g – 190g (tương đương lưng bát to).
Ảnh minh họa
Theo kinh nghiệm của người từng làm bún lâu năm, bún được làm bằng gạo nguyên chất sẽ hơi nát, có màu trắng đục hoặc tối màu và dễ đứt gãy. Ngoài ra, chạm tay vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn. Đặc biệt, mùi của bún sạch mang vị chua hoàn toàn tự nhiên của gạo ngâm, không quá nặng mùi và khi ăn sẽ có hương thơm của bột gạo. Bún sạch để trong thời gian hoặc qua ngày sẽ dễ gây chua và ôi thiu.
Tuy nhiên ngày nay, bún trên thị trường thường được bán với hình thức bắt mắt, sợi bún dai và giòn, trắng trong, để rất khó để bị thiu, hỏng… Theo các chuyên gia, rất có thể những sợi bún đó đã bị ngâm tẩm hóa chất.
Trước đó, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, để nhận biết bún sạch không chứa chất hóa học thì dựa vào đặc tính hóa học, các phụ gia cấm được cho vào như chất huỳnh quang, được gọi là tinopal, chất này làm sợi bún trắng trong. Nếu không có chất này sợi bún sẽ đục như màu cơm.
Bằng mắt thường, chỉ cần dùng tay sờ thử sợi bún cũng có thể nhận biết bún đó có dùng hàn the hay không. Ví dụ: Nếu sợi bún hơi nát, dễ đứt gãy và chạm vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn là không chứa hàn the và chất huỳnh quang. Còn bún dai, giòn, khó đứt,… là bún chứa hàn the.
Ảnh minh họa
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh về lâu dài, nếu thường xuyên ăn phải những chất phụ gia đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng rất lớn đến sức khỏe. Tùy liều lượng có thể gây nên những triệu chứng cấp tính và mạn tính, thậm chí là gây ung thư.
4 nhóm người nên nói không với bún
Người bị dạ dày, đại tràng
Video đang HOT
Bún là nhóm thức ăn không thích hợp với những người có bệnh ở đường tiêu hóa. Nguyên do là vì bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng 1 ngày để bột nở ra. Trong thời gian này sẽ có quá trình lên men của tinh bột, vì thế khi ăn người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại dạ dày. Do vậy, những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng không nên ăn bún.
Trẻ nhỏ
Bún, mì là món ăn nhanh, dễ chế biến nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, người sản xuất bún thường cho hóa chất trong quá trình chế biến. Nếu trẻ nhỏ thường xuyên ăn bún sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ. Vì vậy, tốt nhất không nên cho trẻ ăn bún quá sớm, hoặc hạn chế món này với trẻ.
Người đang bị ốm, sốt
Người bị ốm, sốt nên ăn những món ăn nhẹ như cháo đỗ xanh, cháo thịt, hoặc soup để giảm gánh nặng cho đường tiêu hoá. Nên hạn chế ăn bún vì lúc này có thể đang yếu, ăn bún vào rất dễ bị lạnh bụng, khó tiêu và đi ngoài.
Phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng được khuyên không nên ăn bún, bởi bún được làm từ gạo ngâm nở chua, và các hóa chất đi kèm được người sản xuất sử dụng để chế biến sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá của cơ thể người mẹ và bé.
M.H
Mẹ Hà Nội khoe mâm cơm gia đình cả tuần, ai nhìn cũng chỉ ao ước được... ăn một lần
Nhìn những mâm cơm chị Ngọc chia sẻ khiến ai cũng ao ước một lần được ăn.
Chị Ngọc (Nickname: Mẹ Naken, 30 tuổi, Hà Nội) là cái tên khá quen thuộc trong các hội nấu ăn với những mâm cơm vô cùng đẹp mắt và hấp dẫn. Nhắc đến mẹ Naken, mọi người nhớ ngay đến bà mẹ đảm không chỉ vừa giỏi kiếm tiền, vừa chăm con khéo lại còn vừa nấu ăn cực siêu.
Mỗi lần ngắm mâm cơm chị chia sẻ, không ít chị em phải trầm trồ ngưỡng mộ, cảm thấy có lỗi và thương cho chồng mình. Thậm chí, không ít chị em ước ao được ăn một lần.
Tổ ấm nhỏ của chị Ngọc.
Chị Ngọc tâm sự, trước khi có gia đình chị cũng như nhiều bạn trẻ khác, chưa ý thức được về giá trị bữa ăn gia đình. Thế nhưng thời gian trôi đi, cuộc sống vội vã ở thành phố khiến chị phải thay đổi suy nghĩ. Đặc biệt, từ ngày bố mất chị càng thấm thía về những bữa ăn gia đình bởi "chúng ta không thể biết đâu là bữa cơm cuối cùng có đầy đủ tất cả thành viên, vậy nên phải trân trọng và cố gắng gìn giữ những bữa cơm gia đình hàng ngày".
Nhớ lại kỷ niệm về những bữa cơm gia đình của mình, chị Ngọc kể, ngày còn nhỏ nơi chị sinh sống có con sông Đà đi qua, bố mẹ làm nghề lái phà và bán vé phà nên bữa ăn gia đình chị đơn giản lắm, không có gì cầu kỳ. Thế nhưng chủ nhật tuần nào, bố cũng đưa chị đi lên chợ trên huyện, rồi về nhà nấu cho nhiều món ăn ngon. Đó là những ký ức chị không thể quên được.
"Sau này lớn lên, gia đình mình chuyển lên trung tâm sống, không còn con sông Đà nữa nên mẹ cũng nghỉ làm bán vé phà. Bố đã mở cho mẹ một quán bún riêu cua để mưu sinh. Nhưng rồi sau đó 2 ngày bố gặp tai nạn không may qua đời. Quán ăn của mẹ và những món ăn mẹ làm, lúc thì bún, lúc thì xôi ngày ấy đã nuôi lớn 2 chị em mình
Nên với mình món ăn không đơn giản chỉ là món ăn mà còn là cách mẹ nuôi chị em mình ăn học. Bố mẹ đã truyền cảm hứng cho mình rất lớn", chị Ngọc bộc bạch.
Từ khi bố mất, chị Ngọc trân trọng bữa cơm gia đình hơn.
Từ ngày bố mất, chị bắt đầu thích nấu ăn và nấu ăn nhiều hơn. Đặc biệt, chị quan tâm đến bữa ăn nhiều hơn từ khi có gia đình. Sau này ra ở riêng, chị vẫn duy trì bữa ăn như vậy mỗi ngày. Đối với chị Ngọc, bữa cơm gia đình không đơn giản chỉ là ký ức mà nó còn là cảm hứng, kết nối mọi người với nhau.
Ngày nào chị cũng đều đặn nấu 3 bữa sáng, trưa, tối. Chị thường mua đồ ăn từ tối hôm trước và chuẩn bị luôn sau đó để hôm sau chỉ cần chế biến. Công việc này sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Thông thường, bữa sáng chị sẽ chuẩn bị từ tối hôm trước những món bún, phở, xôi, bánh,... còn mỗi ngày chị sẽ tập trung nấu vào bữa trưa và tối. Cuối tuần nào cũng vậy, chị và chồng sẽ đi mua đồ và nấu ăn cùng nhau.
Mâm cơm của chị đơn giản nhưng được trang trí vô cùng tỉ mẩn, hấp dẫn.
Hầu hết các món chị làm không quá cầu kỳ, nhưng vì thích tỉ mỉ nên chị thường hay lên set đồ theo từng ngày để mỗi bữa cơm đều thực sự hấp dẫn. Đồng thời, chị luôn chú trọng vào tiêu chí nhanh, sạch, dinh dưỡng. Mỗi bữa ăn luôn phải có món xào và món luộc. Chính nhờ tài khéo léo bếp núc, những mâm cơm ngon mắt chị làm mà bận rộn đến đâu, trưa nào ông xã chị cũng cố gắng về nhà "ăn cơm vợ nấu".
"Chồng mình luôn sợ vợ buồn, nấu ăn rồi không có ai ăn nên trưa nào cũng về ăn cơm với vợ rồi lại đi làm. Anh cũng luôn động viên vợ dù ngon hay không, lúc nào cũng bảo về nhà ăn cơm vợ nấu còn hơn đi ăn ngoài hàng", chị Ngọc cười.
Những mâm cơm hấp dẫn chị Ngọc làm khiến nhiều người ao ước một lần được ăn.
Theo Khamkha
Tổng hợp các món bún ngon thích hợp cho cuối tuần cả nhà ăn chơi Tết nhất gia đình nào cũng còn thừa khá nhiều thực phẩm. Mẹ hãy tận dụng những nguyên liệu thừa ấy làm ngay những món bún ngon sau đây để cả nhà "đổi gió" nhé! Bún măng sườn Nguyên liệu: - Bún tươi: 1 kg - Sườn non: 300gr - Măng khô: 100gr - Hành, mùi, gia vị vừa đủ Cách làm: Bước...