Cách uống rượu giúp cơ thể hạn chế tích mỡ
Những bữa tiệc tất niên dày đặc thời điểm gần Tết Nguyên đán luôn là lý do khiến cân nặng hay tỷ lệ mỡ trên cơ thể tăng không kiểm soát.
Trong những bữa tiệc cuối năm, rượu, bia là đồ uống không thể thiếu. Tuy nhiên, với những người đang trong quá trình thay đổi vóc dáng, những ngày này dễ dàng biến mọi nỗ lực trên phòng tập trở thành vô nghĩa.
Theo huấn luyện viên Trần Trung Kiên (Hà Nội), rượu làm giảm tốc độ phát triển của cơ bắp. Nguyên nhân là nó ảnh hưởng quá trình sản xuất 2 hormone sinh lý gồm estrogen và testosterone trong cơ thể.
Việc uống rượu, bia đã trở thành thói quen của người Việt trong dịp lễ tết. Ảnh: CCHE.
Bên cạnh đó, rượu làm tăng khả năng mất cơ vì khiến lượng canxi trong cơ thể hạ thấp.
“Có thể nói năng lượng trong rượu bia là dạng calo rỗng, không mang lại lợi ích, thậm chí tác động tiêu cực tới cơ thể dù chúng ta có điều chỉnh để phù hợp với chế độ ăn”, Trung Kiên nói.
Video đang HOT
Huấn luyện viên này cũng khẳng định việc uống rượu, bia tạo điều kiện để cơ thể tăng mỡ nhiều hơn. Khi chúng ta uống rượu, hầu hết tế bào sử dụng cồn làm năng lượng trước, sau đó mới tới tinh bột và chất béo. Lúc này, những thực phẩm khác nhiều khả năng sẽ được tích trữ lại dưới dạng mỡ. Như vậy, dù không trực tiếp chuyển hóa thành mỡ, rượu, bia gián tiếp tăng tích trữ và làm chậm quá trình đốt mỡ của cơ thể.
Với những người tập luyện thể dục, thể thao, nhu cầu phục hồi cơ thể sau khi vận động cường độ cao là rất lớn. Tuy nhiên, rượu – một dạng chất độc với cơ thể – trực tiếp làm giảm tốc độ và khả năng phục hồi của chúng ta.
Ngoài ra, rượu còn làm gián đoạn chu kỳ ngủ thông thường. Trong khi đó, giấc ngủ chất lượng là cơ chế phục hồi tốt nhất của cơ thể, từ đó giúp chúng ta tăng cơ cũng như giảm mỡ.
Do những tác hại nêu trên, mọi người đều được khuyên không nên uống rượu, bia. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng, huấn luyện viên Trung Kiên gợi ý một số cách để hạn chế tác động tiêu cực của rượu, bia tới cơ thể:
- Nếu có thể, không nên uống nhiều hơn 4 ly/lần.
- Lượng cồn dưới 0,5 g/kg trọng lượng cơ thể là ngưỡng an toàn.
- Hạn chế uống cùng các món nhậu nhiều dầu mỡ, chất béo do chúng chứa lượng calo lớn.
- Uống ít hơn nếu bạn đang trong giai đoạn tập luyện với cường độ cao, mức tạ lớn do cơ thể đòi hỏi sự phục hồi cao hơn.
- Bổ sung nước lọc giữa các lần uống rượu trong bữa nhậu và sau khi kết thúc để giữ cơ thể đủ nước.
- Không nên uống rượu trước khi ngủ.
- Ăn thêm rau và các thực phẩm giàu đạm để hạ nhiệt cơ thể, tránh đường đơn và chất béo.
Chăm sóc bệnh nhân sau ghép gan
Sau khi được ghép gan ổn định, bệnh nhân thường được phép điều trị ngoại trú với thuốc chống thải ghép, tùy vào tình trạng bệnh mà có liều thuốc chống thải ghép khác nhau.
Ảnh minh họa
Hỏi: Gia đình tôi có người được ghép gan, xin hỏi bác sĩ về chi phí thuốc chống thải ghép sau ghép gan có lớn hay không, và trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau khi ghép gan cần lưu ý điều gì? - Nguyễn Văn Ngọc (Trần Hưng Đạo, Hà Nội).
Đáp: Sau khi được ghép gan ổn định, bệnh nhân thường được phép điều trị ngoại trú với thuốc chống thải ghép, tùy vào tình trạng bệnh mà có liều thuốc chống thải ghép khác nhau.
Trung bình mỗi tháng mỗi người bệnh tốn khoảng 10 - 15 triệu đồng tiền thuốc chống thải ghép, tuy nhiên, khoản tiền này được BHYT thanh toán theo phần trăm hưởng BHYT. Ví dụ, bệnh nhân hưởng BHYT 80% thì mỗi tháng khoản tiền phải thanh toán khoảng 2 - 3 triệu đồng.
Thông thường sau ghép gan 1 tháng, người bệnh có thể được xuất viện. Trong vòng 1 - 3 tháng đầu, người bệnh cần thường xuyên vào bệnh viện kiểm tra xét nghiệm để điều chỉnh thuốc chống thải ghép và dùng các thuốc dự phòng bệnh cơ hội.
Sau 3 - 6 tháng, người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường nhưng lưu ý không lao động nặng. Thời gian này, người bệnh không cần được chăm sóc y tế đặc biệt nữa mà chỉ cần chú ý trong sinh hoạt: Tuyệt đối tránh bia, rượu, thuốc lá; cần ăn chín uống sôi, chọn thực phẩm giàu đạm và vitamin. 3 - 6 tháng đầu, người bệnh nên hạn chế ăn hoa quả, sau có thể ăn nhưng không được ăn bưởi (vì có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thuốc chống thải ghép); tránh đám đông và những khu vực không khí kém lưu thông; tránh tiếp xúc với những người đang mắc bệnh truyền nhiễm (thậm chí chỉ cảm cúm). Đi đường nên mang khẩu trang.
Người bệnh phải dùng kháng sinh trước khi làm các thủ thuật như lấy cao răng, rửa tay thường xuyên với xà phòng sát khuẩn; bảo vệ da bằng kem chống nắng, quần áo chống nắng, thực hiện quan hệ tình dục an toàn, dùng thuốc đuổi côn trùng chứa DEET hoặc picaridin.
Ngoài ra, người bệnh phải thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn. Nếu là nam thì cần nội soi đại tràng, khám tiền liệt tuyến; nữ cần nội soi đại tràng, khám tuyến vú hằng tháng, khám phụ khoa hằng năm.
Sau phẫu thuật cận thị nên ăn gì và không nên ăn gì? Có rất nhiều yếu tố khác nhau quyết định sự hồi phục của bệnh nhân sau phẫu thuật cận thị. Trong đó, chế độ dinh dưỡng thích hợp với các loại thực phẩm nên ăn và tránh sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho mắt sau phẫu thuật cận thị có thể giúp quá trình bình phục diễn ra tốt hơn....