Cách làm măng ngâm mắm ớt giòn thơm ngon không đắng đơn giản tại nhà
Măng ngâm mắm ớt giòn giòn, cay cay thật hấp dẫn để ăn kèm các món nước, món lẩu phải không nào? Cùng vào bếp và xem ngay công thức thực hiện nhé!
Nguyên liệu làm Măng ngâm mắm ớt
Măng tươi 1.5 kg
Ớt tươi 6 quả
Tỏi 2 củ
Chanh 1 quả
Giấm ăn 100 ml
Nước mắm 100 ml
Muối hạt 100 gr
Đường cát trắng 100 gr
Cách chọn mua măng tươi ngon
Chọn măng còn tươi, màu vàng, củ có hình thô, đốt to và nhỏ đều nhau, măng thẳng và không cong.Quan sát bằng mắt thường thấy măng có vỏ mỏng, giòn, nhiều nước.Không mua những củ măng xuất hiện lá vàng, bề mặt có đốm, vỏ dày.Không chọn mua măng bị héo, trầy xước nhiều hay có mùi lạ.
Dụng cụ thực hiện
Hũ đựng, thau, rổ, dao, kéo, thớt,…
Cách chế biến Măng ngâm mắm ớt
1
Sơ chế nguyên liệu
Ớt tươi rửa sạch, bỏ cuống, để ráo và cắt lát mỏng.
Tỏi lột vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn.
Video đang HOT
Măng tươi sau khi mua về bạn rửa sạch, bỏ phần gốc già và cứng (nếu có) rồi cắt thành từng lát mỏng vừa ăn.
Chuẩn bị 1 thau đựng khoảng 2 lít nước. Cho vào 100gr muối hạt, 100ml giấm ăn, nước cốt 1 trái chanh rồi khuấy đều cho hỗn hợp tan hết.
Để giữ được màu tự nhiên và loại bỏ các chất độc trong măng, khi hỗn hợp đã tan, cho hết măng đã cắt vào, nhấn nhẹ cho măng ngập nước và ngâm khoảng 10 – 15 phút.
2
Luộc măng
Bắc 1 nồi đựng khoảng 1 lít nước lên bếp, đợi nước sôi thì cho hết măng vào, đun lửa vừa khoảng 5 phút để loại bỏ các chất độc trong măng và giúp măng không bị đắng.
Sau đó, tắt bếp, vớt măng ra và cho vào thau đựng nước đá ngâm tiếp khoảng 3 – 5 phút để măng giữ được độ giòn.
Cuối cùng là vớt măng ra rổ và để ráo.
Mách nhỏ:
Bạn chỉ nên luộc măng khoảng 5 phút để măng giữ được độ giòn và không bị mềm, nhũn ảnh hưởng đến hương vị món ăn nhé.Trong quá trình luộc không đậy nắp, để độc tố bên trong măng được bốc hơi ra ngoài.
3
Làm nước mắm tỏi ớt
Khuấy đều đến khi tan hỗn hợp gồm 200ml nước đun sôi để nguội, 100gr đường cát trắng, 100ml nước mắm, 1 củ tỏi băm nhuyễn và 6 trái ớt tươi cắt lát.
4
Ngâm măng
Trong 1 cái hộp (hoặc thau sâu), cho măng đã để ráo vào. Sau đó cho tiếp hỗn hợp nước mắm tỏi ớt vào sao cho xâm xấp với lớp măng. Để hỗn hợp trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 ngày, lấy ra là có thể sử dụng ngay.
5
Thành phẩm
Măng ngâm tỏi ớt với măng giòn giòn, nước mắm đậm đà xen lẫn chút vị cay của ớt và mùi thơm đặc trưng của tỏi thật hấp dẫn phải không nào.
Bạn có thể dùng ngay hoặc thưởng thức cùng các món bún, món lẩu đều cực ngon miệng và hợp vị nhé!
Gái miền Tây trổ tài làm cà pháo ngâm chua ngọt, đánh bay vài bát cơm
Món cà pháo ngâm chua ngọt thường được gái miền Tây Hoàng Quyên ăn chung với đồ kho hoặc mặn rất đưa cơm.
Cà pháo là món ăn dân dã, hiếm khi thiếu vắng trong các bữa cơm của gia đình người Bắc. Nhất là trong những ngày hè, có bát cà muối ăn chung với canh cua, canh mồng tơi hoặc canh rau muống sấu chua cũng đủ "đánh bay" nồi cơm rồi.
Huỳnh Quyên (sống ở Tiền Giang) là gái miền Tây chính gốc, nhưng từng đi làm cho gia đình gốc Bắc nên biết đến món này. Hồi mới đầu, cô chưa quen nên thấy cà pháo "khó nuốt", dần dà lại cảm thấy ngon miệng rồi "nghiện" lúc nào không hay.
Chị Huỳnh Quyên là gái miền Tây chính gốc nhưng "nghiện" món cà pháo.
"Lúc trước mình thường mua sẵn ở chợ hoặc siêu thị nhưng thấy không vừa miệng nên tự mò mẫm cách làm trên youtube" , cô chia sẻ. Sau vài lần thất bại, gái miền Tây rút kinh nghiệm nên chọn những trái cà vừa phải, không quá già cũng đừng quá non.
Cà có nhiều mủ, rất dễ bị thâm. Trước khi muối cà nên ngâm muối, chanh rồi rửa lại nhiều lần với nước cho từng trái trắng phau. Khi muối phải đảm bảo cà ngập mặt nước thì mới giòn ngon, không bị thâm.
Món cà pháo thường được Huỳnh Quyên ăn kèm với đồ kho hoặc mặn, xem như một loại rau ăn kèm. " Món này nhậu lai rai với bạn bè cũng rất ngon", cô nói.
Có nhiều cách muối cà. Sau đây, Huỳnh Quyên gợi ý cách làm cà pháo ngâm chua ngọt để mọi người có thể ăn "giải ngán" trong những ngày hè.
Nguyên liệu
- 1kg cà pháo (cà pháp trắng hoặc tím đều được)
- 100g tỏi
- 50g gừng
- 4 trái ớt sừng
- 1 trái chanh
- Gia vị: Muối hạt, đường cát, nước mắm, giấm gạo, nước lọc.
Cách chế biến
Bước 1: Cà pháo cắt bỏ cuống, chẻ đôi, ngâm với nước pha muối hột, chanh trong khoảng 30 phút. Sau đó rửa với nước sạch khoảng 3, 4 lần rồi để ráo.
Bước 2: Gừng gọt vỏ. Tỏi, ớt cho vào máy xay nhuyễn.
Bước 3: Đun sôi hỗn hợp, gồm: 200ml nước mắm, 200g đường cát, 200ml giấm gạo và 150ml nước lọc rồi tắt bếp, để nguội. Tiếp đến, cho tỏi ớt vừa xay vào khuấy đều.
Bước 4: Cà pháo sau khi ráo nước cho vào hũ thuỷ tinh (hoặc hũ nhựa có nắp). Đổ hỗn hợp vừa đun vào ngập mặt. Sử dụng một cái bát nhỏ để nén, tránh để cà pháo nổi khỏi mặt nước. Cuối cùng, đậy kín nắp và đặt hũ cà ở nơi thoáng mát, sau 2 ngày là có thể ăn được.
Món cà pháo chua ngọt sau 2 ngày ăn với cơm, nhái xào hành, trứng luộc rất đưa cơm.
Bật mí cách làm gỏi mực kiểu Thái cực ngon Cách làm gỏi mực tươi rất đơn giản mà bất cứ bà nội trợ nào cũng có thể thực hiện được. Bữa tiệc nào mà có món này thì chắc chắn sẽ rất hấp dẫn. Nhà mình trước kia thường chế biến mực thành mực hấp, chiên, xào... ăn mãi rồi cũng chán. Sau khi tìm ra món gỏi mực thấy cũng dễ...