Cách kiểm soát mỡ máu không cần dùng thuốc
Mỡ máu cao ( cholesterol máu cao) gây ra rất nhiều tác động xấu đến sức khỏe. Tăng cholesterol máu gây ra xơ vữa mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… có thể dẫn đến tử vong.
Cholesterol là một hợp chất không thể thay thế, đóng vai trò trung tâm xây dựng màng tế bào, hormone sinh dục và thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhưng nó cũng là một nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim ( bệnh mạch vành).
Cholesterol trong máu được cung cấp bằng hai nguồn: từ thức ăn và được tổng hợp từ tế bào gan. Các thức ăn có chứa nhiều cholesterol như mỡ động vật, trứng, bơ, phomat, gan.
Mỡ máu cao (cholesterol máu cao) gây ra rất nhiều tác động xấu đến sức khỏe.
Vai trò của cholesterol đối với cơ thể
Cholesterol đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ thể. Cholesterol được sử dụng để sản sinh hormone steroid cần thiết cho sự phát triển và hoạt động bình thường, trong đó có các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Ở nam giới, cholesterol hỗ trợ tạo ra testosterone. Ở nữ giới, cholesterol góp phần hình thành estrogen và pregesterone.
Các hormone steroid khác được sản sinh từ cholesterol bao gồm cortisol, loại hormone tham gia điều tiết hàm lượng đường huyết và bảo vệ cơ thể chống loại nhiễm trùng và aldosteron, vốn rất quan trọng để giữ muối và nước trong cơ thể.
Video đang HOT
Cholesterol cũng được sử dụng để tạo mật, một chất lỏng màu xanh lục được sản sinh bởi gan và trữ trong túi mật. Cơ thể cần mật để tiêu hóa thức ăn chứa chất béo. Mật hoạt động như một chất nhũ hóa, nó phân giải các hạt mỡ lớn thành những mảnh nhỏ hơn để chúng có thể hòa trộn tốt hơn với các men tiêu hóa tiêu hóa chất béo.
Khi chất béo được tiêu hóa, mật giúp cơ thể hấp thu nó. Sự có mặt của mật trong đường ruột là cần thiết trước khi cholesterol có thể được hấp thu từ thức ăn. Cơ thể cũng cần mật để hấp thu các vitamin A, D, E và K và các vitamin tan trong dầu, được lấy từ thức ăn hoặc các chế phẩm bổ sung.
Cholesterol là một thành phần cấu trúc của các tế bào và cùng với các lipid phân cực tạo ra cấu trúc của tất cả các tế bào trong cơ thể. Khi lượng cholesterol tăng hoặc giảm, các tế bào sẽ bị ảnh hưởng. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng tới khả năng chuyển hóa của cơ thể và tạo ra năng lượng, cuối cùng có thể ảnh hưởng tới các mặt hoạt động khác của cơ thể như hấp thu và tiêu hóa thức ăn.
Cholesterol có vai trò thiết yếu để hệ miễn dịch hoạt động đúng chức năng. Các tế bào miễn dịch dựa vào cholesterol để chống nhiễm trùng và tự phục hồi. Cholesterol là yếu tố chữa lành chủ chốt trong cơ thể. Khi cơ thể cần chữa lành, nó sản sinh ra cholesterol và gửi đến nơi tổn thương. Khi chúng ta bị nhiễm trùng cholesterol xấu tăng lên để đối phó với các cuộc tấn công của vi khuẩn hoặc virus.
Khi mỡ máu cao sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch, làm máu lưu thông không tốt, tăng nguy cơ về nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Cách kiểm soát mỡ máu không cần dùng thuốc
Khi mỡ máu cao sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch, làm máu lưu thông không tốt, tăng nguy cơ về nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Mỡ máu cao cũng là “thủ phạm” gây ra giảm hứng thú tình dục.
Để ngăn ngừa những tác hại của hiện tượng mỡ máu cao gây ra hãy thực hiện:
Kiểm tra mỡ máu thường xuyên để xác định được nguyên nhân gây ảnh hưởng, kịp thời điều trị.
Cần thay đổi chế độ ăn uống, tránh ăn những chất có nhiều cholesterol.
Tránh thừa cân béo phì.
Người bệnh cần chú ý kiểm soát mỡ máu ở ngưỡng an toàn, ngăn chặn việc hình thành các mảng xơ vữa và tổn thương mạch máu.
Nên điều trị bằng cách không dùng thuốc mà thực hiện chế độ ăn thích hợp. Phần năng lượng do chất béo cung cấp hàng ngày chỉ được chiếm dưới 30% (khoảng 700Kcalo) so với tổng năng lượng cần dùng hàng ngày (khoảng 2.200 Kcalo). Giảm các chất béo bão hòa (thịt mỡ, bơ, pho-mát…).
Nên ăn các loại chất béo chưa bão hòa (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu vừng…) vì chúng làm giảm cholesterol toàn phần và giảm cholesterol có hại.
Không ăn nhiều các thức ăn có cholesterol cao (thịt, sữa, gan, bơ, lòng súc vật…). Thịt có màu đỏ (bò, trâu, lợn…) có nhiều cholesterol và acid béo bão hòa, sự hiện diện cả 2 chất này là không lợi cho bệnh tim mạch. Mỗi tuần chỉ nên ăn ba quả trứng.
Nên ăn nhiều rau quả như các loại táo, bưởi, cam, quýt, bắp cải, cải củ, cải bẹ, cải xanh, cà rốt, cà chua, cà tím, đu đủ, tỏi, hành ta, hành tây, gừng ớt. Mỗi ngày nên ăn 200 gam rau lá, 100 gam củ, quả non, 200 gam quả chín.
Ăn cá nhiều hơn ăn thịt, nên chọn loại cá béo, loại chất béo omega-3 có trong mỡ cá béo sẽ làm giảm lipit máu, giảm cholesterol máu.
Phụ nữ có nguy cơ tử vong vì đau tim gấp đôi nam giới
Các nhà nghiên cứu đã so sánh nguy cơ dẫn đến kết quả bất lợi giữa nữ giới và nam giới sau khi điều chỉnh các yếu tố khác như bệnh đái tháo đường, cholesterol máu cao, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, suy tim, bệnh thận mãn tính, bệnh động mạch ngoại vi, đột quỵ và tiền sử gia đình.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Tạ Tùng Duy (Viện Y học ứng dụng Việt Nam) cho biết, theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Mọi đối tượng đều có thể bị mắc bệnh tim mạch, trong đó nam giới có khả năng mắc bệnh này cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới cho thấy, phụ nữ có nguy cơ tử vong sau một cơn đau tim cao hơn gấp đôi so với nam giới.
"Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy, phụ nữ gặp các biến chứng sau các cơn đau tim nguy hiểm hơn. Các nhà nghiên cứu ở thời điểm đó cũng cho rằng phụ nữ lớn tuổi khi bị đau tim thường có nhiều bệnh đi kèm. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây cho thấy, phụ nữ trẻ tuổi cũng có tỷ lệ tử vong khi bị đau tim cao hơn. Nếu như các nghiên cứu trước đây cho rằng những phát hiện đó là do tuổi già thì trong nghiên cứu so sánh khác, thì cả phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống và phụ nữ trên 55 tuổi đều có tỷ lệ tử vong cao hơn nam giới.
Trong số những đối tượng được nghiên cứu, phụ nữ có tỷ lệ cao huyết áp, đái tháo đường và đột quỵ trước đó chiếm nhiều hơn", bác sĩ Duy cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh nguy cơ dẫn đến kết quả bất lợi giữa nữ giới và nam giới sau khi điều chỉnh các yếu tố khác như bệnh đái tháo đường, cholesterol máu cao, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, suy tim, bệnh thận mãn tính, bệnh động mạch ngoại vi, đột quỵ và tiền sử gia đình. Ở mốc 30 ngày, 11,8% phụ nữ đã tử vong so với 4,6% ở nam giới. Sau 5 năm, 32,1% phụ nữ đã tử vong so với 16,9% nam giới và 34,2% phụ nữ trải qua các biến cố tim mạch nghiêm trọng trong vòng 5 năm, trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 19,8%.
Theo bác sĩ Duy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Ví dụ, có một số tác dụng phụ của estrogen làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ gây bệnh tim đối với phụ nữ như rủi ro liên quan đến thời kỳ mãn kinh và phương pháp điều trị ung thư vú. Bên cạnh đó, tình trạng trầm cảm, căng thẳng, lo lắng,... cũng có thể làm cho nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ cao hơn nam giới. Mặt khác, việc ít nhận ra các triệu chứng của bệnh tim có thể là một trong những yếu tố khiến tỷ lệ tử vong cao. Do đó, cần nâng cao kiến thức về các triệu chứng của bệnh tim. Nếu như triệu chứng phổ biến của nam giới là đau ngực thì ở nữ giới có nhiều triệu chứng cùng một lúc. Nhưng vì các triệu chứng khác nhau nên có thể người bệnh trì hoãn đến bệnh viện tìm kiếm sự chăm sóc.
Trẻ béo phì đối mặt với khủng hoảng tâm lý Béo phì ở trẻ em là một trong những thách thức sức khỏe cộng đồng. Tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 5 - 19 tuổi tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020 với những ảnh hưởng đến bệnh lý và tâm lý của trẻ. Thăm khám cho trẻ béo phì. Ảnh: BV Hữu nghị Việt Đức....