Cách bố trí ăn uống trong dịch corona
Các bữa ăn trong ngày gồm 3 bữa chính, 3 bữa phụ, thời gian ăn không cách nhau quá 3 giờ, cùng với đó là uống nước đúng cách.
Trong mùa dịch COVID – 19, mọi người cần chú trọng hơn đến cách bố trí các bữa ăn trong ngày cho hợp lý, cũng như cách uống nước khoa học, tránh để cơ thể bị thiếu nước, đảm bảo sức khỏe. Trong giai đoạn này không nên ăn kiêng và đảm bảo sự đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn.
Các bữa ăn trong ngày sẽ gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Thời gian giữa các bữa ăn không cách nhau quá 3 giờ. Cụ thể như sau:
Buổi sáng: 6h30 sau khi thứ giấc, nên uống một ly nước ấm 100 ml, tập thể dục cá nhân 30 phút, sau đó tiếp tục uống một ly nước ấm 100 ml sau khi tập thể dục xong. Đến 7h30 sẽ ăn sáng. Bữa sáng gồm cháo đậu xanh thịt nạc và một cốc sữa. Đến 9h30 ăn thêm bữa phụ là các loại hoa quả như cam, bưởi… cùng với uống nước ấm ngụm nhỏ, liên tục…
Bữa trưa: 12h ăn cơm trưa. Bữa trưa gồm cơm cá thu sốt cà chua cùng với một quả chuối. Đến 3h chiều ăn thêm bữa phụ gồm sữa chua một hộp 100g hoặc một nắm đậu hạt các loại (đậu phộng, hạt điều, hạt hướng dương, hạt óc chó…). Uống nước ấm ngụm nhỏ, liên tục.
Khoảng 5h30 chiều uống một ly nước ấm 100 ml, sau đó tập thể dục cá nhân 30 phút, và tiếp tục uống một ly nước ấm 100 ml sau tập thể dục.
Bữa tối: 7h tối sẽ bắt đầu ăn tối. Món ăn gồm cơm gà rang lá chanh cùng hoa quả tráng miệng. 9h tối ăn bữa phụ đêm là uống 1 cốc sữa. Cuối cùng, uống nước ấm, ngụm nhỏ, liên tục và 10h tối thì lên giường đi ngủ.
Một bữa ăn trong ngày đảm bảo thịt, hoặc cá, trứng, rau xanh, sau đó là hoa quả tươi tráng miệng. Ảnh: Thanh Tâm
Bên cạnh bữa ăn, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống, ngủ nghỉ cần có quy luật. Ngủ đủ giấc, đảm bảo thời gian ngủ mỗi ngày không ít hơn 7 giờ, tránh thức khuya. Thực hiện các bài tập thể dục cá nhân, thời gian mỗi ngày tập luyện ít nhất 30 phút, các bài tập ở cường độ trung bình làm tăng nhịp tim và nhịp thở, hạn chế tham gia các nhóm hoạt động thể thao đông người để tránh lây nhiễm chéo. Tiếp xúc ánh nắng mặt trời nhẹ 15 phút mỗi ngày giúp cơ thể tổng hợp đủ vitamin D.
Việc uống nước đúng cách rất quan trọng. Cơ thể hàng ngày cần khoảng 2 – 2,5 lít nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại lượng nước mất qua các con đường khác nhau. Tỷ lệ 2/3 lượng nước do đồ uống cung cấp, phần còn lại do thực phẩm khác cung cấp. Nhu cầu này phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, hoạt động thể lực.
Video đang HOT
Trẻ em từ 1-10 kg cần bổ sung nhu cầu nước hàng ngày 100 ml/kg mỗi ngày.
Trẻ em 11-20 kg cần bổ sung nhu cầu nước hàng ngày 1000 ml 50ml/kg cho mỗi 10 kg cân nặng tăng thêm.
Trẻ em>21 kg cần bổ sung nhu cầu nước hàng ngày 1500ml 20 ml/kg cho mỗi 20 kg cân nặng tăng thêm.
Vị thành niên (10-18 tuổi) bổ sung 40 ml/kg cân nặng/ngày.
Người trưởng thành bổ sung 35 ml/kg cân nặng/ngày.
Ví dụ: một người 40 tuổi có cân nặng 55kg, nhu cầu nước mỗi ngày là 55 x 35 = 1925 ml/ngày (tương đương 8-10 cốc nước/ngày).
Không được để miệng và cổ khô, cần uống từng ngụm nhỏ, uống chậm, uống nhiều lần trong ngày, uống ngay cả khi không khát. Cần uống nước sạch, đã đun sôi, uống ấm, không uống nước đun đi đun lại nhiều lần, không nên uống nước ngọt thay cho nước lọc. Ngoài ra, hạn chế bia, rượu, cà phê vì có tác dụng lợi tiểu làm tăng tốc độ mất nước qua thận.
TS. BS. Nguyễn Thanh Hà
Khoa Dinh dưỡng Tiết chế – Bệnh viện Phổi Trung ương
Theo VNE
Ăn trái cây cũng cần phải biết những quy tắc này
Trái cây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamin sẽ giúp bạn khỏe mạnh, giảm nguy cơ bệnh tật. Tuy nhiên không vì thế mà trái cây có thể hoàn toàn thay thế bữa ăn của chúng ta, mà bạn phải biết sử dụng trái cây đúng cách nữa.
Lượng đường trong một số loại hoa quả khá cao nên ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe - Ảnh: Internet
Không dùng trái cây để thay thế bữa ăn chính
Nhiều người có thói quen và chế độ ăn uống để duy trì mục đích giảm cân và chỉ sử dụng thực phẩm trái cây hoàn toàn trong các bữa ăn chính. Nhưng điều này dẫn đến các tác hại vô cùng lớn. Thành phần chủ yếu của trái cây là đường và vitamin, như vậy, trái cây chỉ cung cấp được một phần nhỏ các dưỡng chất thiết yếu chứ không thể nào thay thế thịt, cá, rau củ, tinh bột.
Không nên ăn trái cây đông lạnh
Ăn trái cây tự nhiên là cách tốt nhất để hấp thu các chất vitamin. Ngược lại, trong trái cây, hoa quả tươi chứa rất nhiều chất có thể bị phá hủy trong quá trình xử lý nhiệt. Ví dụ: vitamin C bị phá hủy không chỉ trong quá trình nấu, mà ngay cả khi tiếp xúc với không khí, do đó, nên sử dụng trái cây tươi thay vì các chế biến chúng mà có sử dụng nhiệt.
Những loại quả đã được đông lạnh trong một thời gian dài thì tất cả các hương vị, chất dinh dưỡng và vitamin ban đầu đã biến mất hoặc giảm bớt và khi ăn cùng có thể gây độc.
Thời điểm ăn trái cây để hấp thụ tốt
Ăn trái cây sai thời điểm không những làm mất tác dụng của trái cây mà còn khiến bạn mắc các bệnh về tiêu hóa và dạ dày. Đây là những thời điểm thích hợp để việc hấp thụ vitamin từ trái cây giúp tốt cho sức khỏe chúng ta:
Tốt hơn là nên ăn trái cây vào buổi sáng hoặc trước khi ăn hoặc có thể ăn một ít trái cây khoảng nửa giờ hoặc 40 phút trước bữa ăn chính. Ngoài vitamin, trái cây chứa rất nhiều chất xơ - đây là lý do chính tại sao chúng nên được ăn trước bữa ăn.
Trái cây cũng được khuyến khích dùng như là đồ ăn nhẹ cho các buổi trong ngày.
Các loại trái cây có hàm lượng calo cao, chẳng hạn như chuối, tốt hơn là nên ăn vào buổi chiều.
Không nên ăn trái cây vào buổi tối, vì trái cây chứa một lượng lớn đường fructozo, góp phần hỗ trợ cơ thể tích trữ năng lượng và hấp thụ chất béo.
Nên đánh răng sau khi ăn trái cây
Ăn quá nhiều trái cây cũng không tốt cho răng, vì quá trình nhai sẽ khiến thành phần đường trong trái cây được giải phóng ra ngoài khoang miệng. Trong trái cây có chứa carbohydrate lên men, axit có tính ăn mòn răng, nếu ăn nhiều trái cây mà không vệ sinh răng thì các chất này sẽ lưu giữ trong răng và ăn mòn răng.
Ăn trái cây một cách vừa phải
Nhiều người có thói quen ăn nhiều hoa quả hàng ngày hoặc luôn thích ăn những trái cây có hàm lượng đường cao mà không biết rằng ăn quá nhiều trái cây trong khi không bổ sung thêm ngũ cốc, rau xanh sẽ gây hại cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng đường trong hoa quả khá cao nên ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Một chế độ ăn quá nhiều trái cây có thể dẫn đến những vấn đề liên quan đến hormone điều chỉnh đường trong máu. Nếu sự mất cân bằng của các hormone này không được phát hiện và điều trị thì nó có thể dẫn đến các bệnh tim mạch và tiểu đường.
Ngoài ra, ăn quá nhiều những trái cây chứa hàm lượng đường nhiều, cơ thể phải đối mặt với sâu răng, tình trạng loãng xương, không có khả năng duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, mệt mỏi và nhiều khó chịu khác...
Thu Thủy (t/h)
Theo motthegioi
Dù không ho, sốt nhưng nghi nhiễm Covid - 19, cần phải cách ly thế nào? Theo các chuyên gia y tế, dù không có những triệu chứng nghi nhiễm bệnh như ho, sốt, khó thở nhưng nếu có một trong những yếu tố sau đây, cần phải tuân thủ việc cách ly tại nhà hoặc nơi đang lưu trú. Ảnh minh họa: Internet Ads by optAd360 Nguồn: TTXVN QUẢNG AN (TỔNG HỢP) Theo tienphong.vn