Cách bảo quản đồ ăn thừa để tránh nguy hại cho sức khỏe
Thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn bạn vẫn có thể bảo quản tới hôm sau để dùng lại, nhưng cần chú ý bảo quản đúng cách để tránh vi khuẩn và chất độc tấn công thức ăn gây mất an toàn khi sử dụng.
Theo TS.BS Chu Thị Tuyết – Khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội), với các thức ăn đã nấu chín chỉ an toàn 2 giờ sau khi nấu và dễ hư hỏng ở nhiệt độ từ 4-60 độ C.
Sau khoảng thời gian này, bảo quản nóng hay lạnh không đúng cách đều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Một số loại thực phẩm sau khi hâm nóng lại sẽ mất hết giá trị dinh dưỡng, mùi vị, màu sắc bị biến đổi, thậm chí trong nhiều trường hợp còn có thể sinh ra các chất độc hại.
Bên cạnh đó, chuyên gia cũng cho rằng, thức ăn thừa được lưu trữ không đúng cách khi ăn vào có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật.
Tuy nhiên, thức ăn thừa không phải là tuyệt đối không ăn lại được mà chỉ cần chú ý đến cách bảo quản.
Do đó, BS. Tuyết lưu ý:
- Các loại giò chả: có thể để 4-6 ngày trong ngăn mát tủ lạnh; 10 ngày trong ngăn đá
- Bò, gà, heo: 1-2 ngày trong ngăn mát
- Thịt quay: 3-5 ngày trong ngăn mát
- Xúc xích: 7 ngày nếu đã mở gói; 14 ngày nếu chưa mở gói
- Nước quả: 7-10 ngày với hộp đã mở; 3 tuần với hộp chưa mở
- Chuối: 2 ngày
Video đang HOT
- Dâu: 2-3 ngày
- Táo, cam: 2 ngày
Chú ý, không nên cất các loại rau đã chế biến vào tủ lạnh vì có thể tạo ra các chất gây ung thư.
Thực phẩm tươi sống cần chế biến ngay trong ngày có thể để trong ngăn 0 độ C mà không cần cấp đông.
Tùy theo lượng thực phẩm đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Ngăn mát tủ có độ lạnh tuyệt đối từ 0 – 3 độ C. Tuy nhiên với đa phần tủ lạnh, khí lạnh đi từ trong ra ngoài, do vậy cần lưu ý, thực phẩm cần bảo quản lâu nên sắp xếp gần lưng tủ để ổn định độ lạnh.
Hạn chế đặt các hộp lớn vì sẽ chắn luồng khí lạnh thổi từ lưng tủ ra ngoài – chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo.
Ảnh minh họa.
Có thể sử dụng các loại rổ có nhiều mắt đan để sắp xếp đồ gọn gàng và đảm bảo lưu thông khí lạnh.
Với tủ lạnh thông thường không nên để trứng sữa ngoài khoang cánh do vị trí này không đủ độ lạnh khiến chúng dễ bị hỏng. Tốt nhất nên đặt trong các hộp chuyên dụng và cất tại vị trí giữa nơi có độ lạnh ổn định hơn.
Để tránh nguy cơ lây nhiễm mùi và phát sinh vi khuẩn trong tủ lạnh, cần lưu ý:
- Đối với thịt cá sống cần sơ chế sạch và đóng gói kín trước khi lưu giữ trong ngăn đông.
- Sử dụng các loại hộp thủy tinh chuyên dụng có nắp kín không gây mùi, trong suốt để dễ dàng phân biệt thực phẩm.
- Không để lẫn thức ăn sống – chín để tránh tình trạng lây nhiễm chéo.
- Dọn và lau tủ lạnh ít nhất 1 tháng 1 lần.
Những căn bệnh thường gặp sau Tết và cách phòng tránh
Việc sinh hoạt, ăn uống bất thường thiếu kiểm soát trong dịp Tết kéo dài có thể khiến bạn mắc phải một số bệnh về gan mật, đường tiêu hóa, bệnh về da...
Sau Tết nhiều người mắc phải các căn bệnh thường gặp về gan mật, đường tiêu hóa...
Ngộ độc thực phẩm do thức ăn thừa sau Tết
Ngộ độc thực phẩm là căn bệnh thường gặp sau Tết
Sau Tết, những thực phẩm chế biến sẵn hoặc không được bảo quản đúng cách rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc tố hoặc bị biến chất. Việc tiêu thụ những loại thực phẩm này có thể khiến nhiều người bị ngộ độc thực phẩm.
Các triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm như đau bụng, nôn mửa, đi ngoài, sốt nhẹ và mệt mỏi. Nghiêm trọng cơn có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp, Xuất huyết tiêu hóa nôn ra máu. Nếu gặp những hiện tượng này, bạn nên đến bệnh viện ngay để được kiểm tra, tránh tự điều trị tại nhà.
Bệnh gan mật
Uống nhiều rượu bia có thể dẫn tới các bệnh về gan mật sau Tết
Rượu bia "thả ga", ăn uống nhiều chất đạm, chất béo trong dịp Tết rất dễ làm tổn thương lá gan. Các bệnh về gan sau Tết có thể xuất hiện hoặc bị nặng thêm gồm: viêm gan, xơ gan, tăng men gan, gan nhiễm mỡ. Thời gian ăn uống dịp Tết thường không điều độ, có thể gây rối loạn cân bằng trong quá trình chuyển hóa chất béo, gây ra gan nhiễm mỡ.
Còn viêm gan do rượu thường có các biểu hiện: chán ăn, nôn, đau bụng, sốt, vàng da, thỉnh thoảng có rối loạn tâm thần. Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh gan có thể ngăn ngừa được xơ gan, ung thư gan.
Rối loạn tiêu hóa
Việc ăn uống thất thường như: lúc ăn quá nhiều, lúc lại quá ít, ăn không đúng bữa, nhiều mỡ, nhiều đạm, uống nhiều rượu bia đều là các tác nhân chính gây ra rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng thường gặp của rối loạn tiêu hóa là tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, đắng miệng, ăn không ngon, hoặc nặng hơn như đi ngoài phân sống.
Thông thường, sau Tết các triệu chứng rối loạn tiêu hóa mới bắt đầu xuất hiện. Người gặp phải nên đến bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị hiệu quả.
Bệnh về da
Trang điểm quá nhiều trong dịp Tết có thể gây ra các bệnh về da
Tết là dịp mà mọi người, nhất là các chị em phụ nữ dùng nhiều trang sức, nước hoa, mỹ phẩm. Những ngày Tết mọi người thường sinh hoạt sai giờ khoa học, thức khuya, ăn uống không hợp lý... Đây đều là những tác nhân gây lão hóa da. Các biểu hiện da bất ổn như: xuất hiện thêm nếp nhăn, các vết thâm, nám, nặng hơn là nguy cơ ung thư da.
Dịp Tết là dịp ăn uống, tiệc tùng nhiều nhất năm. Đây cũng chính là thời điểm tiềm ẩn các bệnh như rối loạn mỡ máu, bệnh về gan, tăng huyết áp, tiểu đường, gout... Do đó, để tránh các bệnh ập đến, mọi người nên cố gắng duy trì thói quen sinh hoạt hàng ngày, tránh làm việc quá sức. Hạn chế uống bia, rượu; có chế độ dinh dưỡng hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho mình, đón một cái Tết vui, khỏe và lành mạnh.
Bà bầu kiêng gì ngày Tết? Giữa công việc bộn bề ngày Tết, bà bầu hoàn toàn có quyền được giảm tải. Những điều kiêng kỵ ngày Tết cho bà bầu cũng cần được lưu ý! Bà bầu cần kiêng kỵ làm việc quá tải trong ngày Tết, chú ý sinh hoạt và ăn uống điều độ đảm bảo sức khỏe cho thai nhi... Bà bầu tuyệt đối không...