Rối loạn chuyển hóa gây các bệnh cao huyết áp , tăng đường huyết và cholesterol trong máu , làm tăng nguy cơ đột quỵ nhồi máu não .
Đang dùng bữa cùng gia đình, cụ ông 85 tuổi ở Cầu Giấy, Hà Nội, đột ngột bị run tay, đánh rơi đôi đũa. Hai chân ông run rẩy, khuỵu xuống, không thể đi lại. Người nhà cõng ông ra xe , đưa vào Bệnh viện Hữu nghị cấp cứu.
Bác sĩ Mai Đức Thảo , Trưởng khoa Thần kinh, cho biết người bệnh nhập viện ngày 8/12, đột quỵ, trên nền đái tháo đường gần 30 năm. Bệnh đái tháo đường là yếu tố nguy cơ cho bệnh đột quỵ. Nhờ được người nhà đưa vào bệnh viện kịp thời, ông có thể tự đi lại, cầm nắm như bình thường sau một tuần điều trị. Hiện sức khỏe ông đã hồi phục, được ra viện.
Còn cụ ông 85 tuổi ở Đống Đa nhập viện ngày 15/12 trong tình trạng nói ngọng, liệt, tê nửa mặt và tay trái, tiền sử tăng huyết áp. Bác sĩ chẩn đoán ông mắc đột quỵ nhồi máu não , cao huyết áp , rối loạn chuyển hóa mỡ máu, phim chụp cộng hưởng từ chỉ ra ông có nhồi máu ở vùng thân não. Nếu không điều trị kịp thời, cụ ông có thể bị ngừng tuần hoàn, nguy hiểm tính mạng. Sau nửa tháng điều trị, cụ ông đã ngồi dậy, có thể ăn uống, nói chuyện bình thường.
Hai bệnh nhân trên đều bị rối loạn chuyển hóa gây cao huyết áp hoặc tiểu đường trước khi mắc đột quỵ. Theo bác sĩ Thảo, tình trạng này là thường gặp: “Hầu như người bệnh cao tuổi nào cũng mắc rối loạn chuyển hóa . Có thể nói rối loạn chuyển hóa song hành với đột quỵ”.
Bác sĩ Thảo khám cho người bệnh đột quỵ. Ảnh: Chi Lê.
Bác sĩ Thảo cho biết rối loạn chuyển hóa dễ gây tăng huyết áp. “Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đột quỵ chảy máu não”, bác sĩ cho biết. Tăng đường máu, tăng acid uric, mỡ máu tăng gây cô đặc máu, xơ vữa thành mạch gây tăng nguy cơ đột quỵ.
Điều trị cho người đột quỵ kèm rối loạn chuyển hóa rất khó khăn. Bác sĩ vừa phải điều trị đột quỵ, vừa phải điều chỉnh mỡ, đường máu hoặc rối loạn acid uric. Sử dụng nhiều thuốc cùng lúc dễ gây tương tác thuốc, có thể gây tăng tác dụng phụ, chậm có hiệu quả điều trị khiến người bệnh chậm hồi phục thời gian nằm viện lâu.
Theo bác sĩ Thảo, nguyên nhân sâu xa gây bệnh là thói quen ăn uống và sinh hoạt, gồm sử dụng quá nhiều rượu bia hoặc chế độ ăn thừa đường, giàu chất béo, mất cân bằng dinh dưỡng, giảm vận động. Ở người già, chức năng cơ thể suy giảm, rối loạn chuyển hóa dễ xảy ra.
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người bệnh cao tuổi cần tuân thủ chế độ ăn hàng ngày và tập luyện, uống thuốc đúng, đủ. Khi cơ thể có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đi bệnh viện kiểm tra ngay. Ngoài ra, người cao tuổi nên đi kiểm tra định kỳ để xem các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu đã được kiểm soát, thuốc có tác dụng hay chưa, có tác dụng phụ hay không, hạn chế nguy cơ bệnh biến chứng dẫn tới đột quỵ.
Hiểu nhầm trong sơ cứu đột quỵ
Nhiều người sơ cứu đột quỵ sai cách khi uống viên an cung ngưu, đánh cảm, uống thuốc hạ áp... trong khi cần đưa bệnh nhân đến viện càng sớm càng tốt.
Uống viên an cung ngưu hoàng hoàn
Nhiều gia đình quá tin tưởng vào tác dụng kỳ diệu từ quảng cáo của viên thuốc an cung nên trì hoãn thời gian đưa người bệnh đến bệnh viện, mất cơ hội điều trị. Trong khi đó, cấp cứu đột quỵ quan trọng nhất là thời gian phát hiện và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế kịp thời "giờ vàng", tức 3-6 giờ đầu kể từ khi khởi phát cơn đột quỵ.
Bác sĩ Mai Đức Thảo, Trưởng khoa Thần Kinh, Bệnh viện Hữu nghị, cho biết rất nhiều bệnh nhân đột quỵ uống thuốc an cung trước khi đến bệnh viện. Viên thuốc làm bệnh nhân mất cơ hội chẩn đoán và điều trị, làm thay đổi các dấu hiệu bệnh, rối loạn quá trình đông máu của cơ thể, nguy hiểm đến tính mạng trong trường hợp bị xuất huyết não.
Bên cạnh đó, trong thành phần thuốc an cung có kim loại nặng gây nguy hại cho cơ thể người bệnh. Khi đó, bác sĩ vừa điều trị đột quỵ, vừa điều trị nhiễm độc kim loại, quá trình điều trị khó khăn, tốn kém.
Ép tim lồng ngực khi chưa có chỉ định
CPR là biện pháp ép tim ngoài lồng ngực, sử dụng để cấp cứu người ngừng tuần hoàn (ngưng tim ngưng thở), không áp dụng cho đột quỵ. Nếu người đột quỵ không bị ngừng tuần hoàn, áp dụng CPR để cấp cứu không giúp cải thiện tình trạng đột quỵ, ngược lại làm mất thời gian vàng để cấp cứu, có thể gây tổn thương nặng hơn.
Theo bác sĩ Thảo, phương pháp ép tim ngoài lồng ngực cần có tư vấn của nhân viên y tế. Trong trường hợp khẩn cấp, người sơ cứu cần bắt mạch ở cổ người bệnh, chỉ áp dụng CPR khi mạch không đập, người bệnh mất ý thức, không thở.
Bác sĩ Thảo kiểm tra khả năng vận động của người bệnh đột quỵ. Ảnh Chi Lê.
Đánh cảm, uống thuốc hạ huyết áp
Trước khi xảy ra đột quỵ, một số người thường cảm thấy mệt, choáng váng, đau đầu... Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với triệu chứng bệnh cảm, tăng huyết áp. Vì vậy một số người áp dụng biện pháp đánh cảm, cho người bệnh uống thuốc hạ huyết áp.
Theo bác sĩ Thảo, đây là phương pháp sơ cứu sai lầm. Đánh cảm, uống thuốc hạ huyết áp không đúng bệnh lý hoặc trích nặn máu, đều có tác hại tới cơ thể người đột quỵ. Trong đó, đột ngột hạ áp gây thiếu máu não, phù não tăng đột ngột, huyết áp quá thấp có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Vì vậy, bác sĩ Thảo khuyến cáo nên nằm nghỉ ngơi ngay và gọi người nhà đưa đi cấp cứu khi có dấu hiệu đột quỵ như mệt, liệt, tê chân tay, méo mặt, nói khó, nói ngọng...
"Cách tốt nhất là chuyển bệnh nhân tới bệnh viện, gọi cấp cứu sớm. Người nhà không nên áp dụng các biện pháp sơ cứu hay cho bệnh nhân uống thuốc để tránh làm nặng thêm tình trạng đột quỵ", bác sĩ Thảo nhấn mạnh.
Khi giá rét, đừng lười tập thể dục Mùa đông đến, thời tiết giá lạnh khiến cơ thể lười vận động, dễ tăng cân hơn. Do đó, để cải thiện vóc dáng, đầy lùi bệnh tật, việc duy trì chế độ tập luyện rất quan trọng. Thay vì cuộn tròn trong chăn, vì sức khỏe, trong ngày lạnh, bạn nên lựa chọn cách tập luyện phù hợp. Chẳng có ai muốn...
Tin mới nhất
10 tác dụng tuyệt vời của quả ổi
11:22:30 20/04/2021
Ăn ổi giúp giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng đau khi tới chu kỳ kinh nguyệt và giúp trái tim khỏe mạnh.
Những sai lầm trong sử dụng thuốc dạng xịt
11:20:17 20/04/2021
Các thuốc dạng xịt thường được dùng để điều trị một số bệnh đường hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hay hen phế quản, viêm mũi, viêm xoang...
6 khuyến cáo phòng chống bệnh tay chân miệng từ Bộ Y tế
11:17:42 20/04/2021
Bệnh tay- chân- miệng (TCM) đang được ghi nhận có sự gia tăng về số lượng và biến chứng nguy hiểm trên địa bản TP.HCM cũng như nhiều địa phương.
Làm đẹp bằng botulinum có an toàn?
11:14:19 20/04/2021
Thực phẩm bị nhiễm khuẩn Clostridium Botulinum mang độc tố Botulinum (BTX) dù chỉ với lượng rất nhỏ, nhưng có thể khiến người bị nhiễm độc gặp phải các tai biến nặng nề. thậm chí tử vong.
Mách bạn 7 loại thực phẩm giàu cholesterol tốt cho cơ thể
11:11:45 20/04/2021
Cholesterol là một loại chất sáp thường được tìm thấy trong cơ thể con người và trong các sản phẩm từ động vật như thịt, trứng và sữa. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc sản xuất hormone, vitamin D và mật cần thiết cho quá tr...
Vì sao mỡ nội tạng nguy hiểm với nam giới?
11:09:44 20/04/2021
Vòng hai lớn bất thường khiến nam giới tự ti, khó chọn trang phục phù hợp và tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Nồng độ phấn hoa làm tăng ca nhiễm SARS-CoV-2?
11:06:06 20/04/2021
Khi nồng độ phấn hoa trong không khí cao hơn, có thể thấy tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 tăng. Đây là kết luận của một nghiên cứu quy mô lớn được thực hiện bởi một nhóm các chuyên gia đến từ trường Đại học Kỹ thuật Munich (TUM) và Helmholtz Zen...
Trở ngại trong điều trị sớm làm tăng nguy cơ liệt của người mắc bệnh chảy máu khó cầm
11:03:47 20/04/2021
Người bệnh Hemophilia (máu khó đông) khi có dấu hiệu chảy máu nếu được điều trị kịp thời sẽ tránh được tổn thương, biến chứng.
[Infographic] Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về tiêm vắc xin phòng COVID-19
11:02:01 20/04/2021
Đến nay, Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca cho gần 80.000 người là các lực lượng tuyến đầu chống dịch tại 19 tỉnh, thành phố, đảm bảo an toàn tối đa theo phương châm Tiêm đến đâu an toàn đến đó.
Sai lầm khi ngâm rau củ trong nước muối
10:58:30 20/04/2021
Rửa rau cần trải qua các bước nhất định để vừa đảm bảo sạch bụi bẩn, hóa chất song không làm mất đi vitamin tốt cho sức khỏe.
Mẹo đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa cho người bận rộn
10:57:06 20/04/2021
Ăn nhanh, nhai không kỹ hoặc vừa ăn vừa nói chuyện, xem tivi sẽ gây mất tập trung, nuốt nhiều không khí khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm
Giảm cân bằng mật ong vừa ngọt ngào vừa có lợi cho sức khỏe
10:53:08 20/04/2021
Bạn có thể cho mật ong và quế vào tách trà uống hàng ngày hoặc uống nước chanh, mật ong ngay khi mới ngủ dậy.
'Anh lẽ ra đã bị chôn rồi'
10:50:51 20/04/2021
Lượng bệnh nhân trẻ mắc Covid-19 ở Brazil ngày càng tăng chưa rõ nguyên nhân. Có những trường hợp ở độ tuổi 20 mắc bệnh, cơ thể bị đã suy nhược như người 90 tuổi.
Thủ phạm không ngờ khiến nhiều người bị hôi miệng dai dẳng
10:48:53 20/04/2021
Hơi thở của bạn luôn có mùi dù vệ sinh răng miệng thường xuyên và không mắc bệnh lý nào? Nguyên nhân rất có thể chính là những hạt như bã đậu trong khoang miệng.
Hải sản, món ăn ưa thích nhưng không phải ai cũng biết cách chọn an toàn
10:44:51 20/04/2021
Có loại hải sản luôn luôn có chất độc, có loại thỉnh thoảng mới gây ngộ độc. Bằng mắt thường và cảm giác khi ăn uống, chúng ta không thể phát hiện…
Nghiên cứu mới cho thấy ăn nhiều ớt có thể liên quan đến suy giảm trí nhớ
10:43:23 20/04/2021
Như bạn đã biết thì ăn quá nhiều ớt sẽ gây ra tình trạng đổ mồ hôi, bỏng rát cổ họng và chảy nước mắt. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã bổ sung thêm những mặt có hại của việc sử dụng quá nhiều ớt, thậm chí có thể gây mất trí nhớ và ...
Chuyên gia Nga cảnh báo các loại thực phẩm nam giới không nên lạm dụng
10:37:17 20/04/2021
Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia Yevgeny Kulgavchuk, nhà trị liệu tâm lý nổi tiếng người Nga đã cảnh báo những loại thực phẩm mà tốt hơn hết là nam giới không nên lạm dụng.
Đoán tuổi thọ thông qua việc uống nước: Nếu mỗi lần uống nước đều đối mặt với 5 tín hiệu bất thường này, hãy đi kiểm tra càng sớm càng tốt
10:35:43 20/04/2021
Thông thường, việc uống nước đúng cách sẽ có lợi cho cơ thể của bạn. Nhưng nếu sau khi uống, bạn liên tục nhận ra các tín hiệu bất thường này thì cần đi kiểm tra sức khỏe.
Chuyên gia cảnh báo da bị "cháy nắng" có thể gây ung thư da
10:32:53 20/04/2021
Có thể bạn chưa biết, ung thư tế bào đáy còn được biết là loại ung thư da thường gặp nhất và chiếm tới 75% các loại ung thư da gặp phải. Nguyên nhân gây ung thư da có thể do bị cháy nắng.
Mẹo chữa nấc cụt nhanh chóng, hiệu quả
10:30:02 20/04/2021
Dù không nguy hiểm nhưng nấc cụt gây khó chịu, mệt mỏi và bất tiện cho người bị nấc. Lúc này, hãy áp dụng những cách chữa nấc cụt an toàn, hiệu quả mà không bị nấc lại.
Nam thanh niên ở Anh bị suy tim do uống nước tăng lực liên tục
05:17:39 20/04/2021
Bệnh nhân 21 tuổi được ghi nhận tại Anh, đã hồi phục sau 4 tháng nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt. Các bác sĩ nhận định người này có nguy cơ bị đột quỵ, tử vong rất cao.
Căn bệnh âm thầm triệu người mắc khiến xương người phụ nữ vỡ vụn
05:16:02 20/04/2021
Một cú ngã trên biển khiến người phụ nữ 57 tuổi bị gãy vụn đốt sống. Có đến gần một nửa phụ nữ trên 60 tuổi mắc bệnh này.
Những quy tắc kỳ lạ của phụ nữ mang thai ở khắp nơi trên thế giới
05:13:26 20/04/2021
Khám phá những nguyên tắc thú vị và phong phú của phụ nữ khi mang thai ở các quốc gia trên thế giới...
Trượt tay, nước sôi sùng sục đổ thẳng vào người
05:12:28 20/04/2021
Thầy thuốc Khoa Ngoại - Sản liên chuyên khoa, Trung tâm Y tế huyện Yên Bình, Yên Bái vừa xử trí và điều trị thành công cho bệnh nhân L.V.T trú tại xã Phúc An, huyện Yên Bình bỏng nước sôi độ II, III.
Hành trình kỳ diệu của Nghiêm
05:11:17 20/04/2021
11 năm chiến đấu với căn bệnh đông máu Hemophilia A, kỳ tích đã đến với Phan Hữu Nghiêm từ tình yêu thương vô bờ bến của mẹ, sự tận tâm của y bác sĩ…
Rối loạn đông máu sau tiêm vaccine COVID-19 sẽ được xử lý như thế nào?
21:01:25 19/04/2021
Điều trị rối loạn đông máu sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cũng giống như các rối loạn đông máu thông thường.
Cẩn trọng với nguy cơ ung thư dương vật
20:50:27 19/04/2021
Ung thư dương vật là bệnh ít gặp ở nam giới, nhưng hậu quả rất đáng ngại. Đây là tình trạng bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản.
Cứu cố gái bị chấn thương gan độ IV sau tai nạn giao thông
20:48:29 19/04/2021
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế vừa điều trị thành công chấn thương gan độ IV bằng can thiệp nội mạch cho bệnh nhân nữ, 22 tuổi bị tai nạn giao thông.
Bé gái bị phì đại âm vật phẫu thuật ở lứa tuổi trễ
20:44:13 19/04/2021
Bé gái 14 tuổi N.T.H., nhà ở Bạc Liêu, vào Khoa Niệu, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP. Hồ Chí Minh) với dị tật bẩm sinh vùng sinh dục, âm hộ.
Nam bệnh nhân bị cây sắt xuyên thủng hậu môn vào ổ bụng
20:41:18 19/04/2021
Nam bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng bị cây sắt xuyên thủng hậu môn - trực tràng, tổn thương trong ổ bụng.