Các thuốc trị dày sừng bàn chân
Bình thường, cơ thê luôn có sự mất nước qua da. Khi thời tiết hanh khô thì sự mất nước này tăng lên, vì thế da trở nên khô hơn, môt sô nơi như long ban tay, ban chân thương co hiên tương day sưng.
Những người mắc bệnh viêm da cơ địa, vảy nến, vảy cá hoặc cơ địa da khô thì ngoài tình trạng da khô toàn thân còn có biểu hiện dày sừng ở một số vị trí như lòng bàn tay, lòng bàn chân. Nếu nhẹ thì chỉ dày ở vùng gót chân. Da vùng gót chân rất dày, sờ vào có cảm giác bì bì. Có những trường hợp da dày nhiều làm cho bệnh nhân khi giẫm chân không thấy có cảm giác thật của bàn chân. Nếu nặng thì da toàn bộ lòng bàn chân bị dày và gót dày sừng nhiều hơn làm cho khi đi lại bệnh nhân đôi lúc bị đau vùng gót. Một số trường hợp bong tróc vảy, có thể gây nứt nẻ, chảy máu.
Khi tiếp xúc với các chế phẩm có chứa các hóa chất có tác dụng tẩy hoặc bào mòn da như các acid, chất xút thì làm da bong tróc và gây rát hoặc ngứa. Các chế phẩm này được dùng trong sinh hoạt như: xà phòng, bột giặt, chất tẩy rửa; Các vật liệu xây dựng như: xi măng, chất đánh bóng…; Các hóa chất sử dụng trong các phòng thí nghiệm…
Ngoài tình trạng dày sừng thì bệnh nhân còn có thể có một số biểu hiện lâm sàng khác như: tổ đỉa, mày đay, chàm nếp gấp, sẩn ngứa toàn thân, vảy nến, vảy cá…
Chăm sóc da: Không dùng xà phòng, không ngâm nước. Ngày chỉ rửa chân 1 lần cùng với tắm. Đi tất thường xuyên, đặc biệt là khi thời tiết lạnh. Đi giày hoặc dép đế mềm, đế phẳng, không nên đi cao gót. Bôi một trong các chế phẩm làm mềm da, dịu da như: cream vitamin E, physiogel, lacticare, baby care… Ngày bôi nhiều lần, quan trọng nhất là bôi sau tắm và sau rửa tay, chân. Các chế phẩm trên có thể bôi kéo dài để khắc phục tình trạng da khô.
Điều trị:
Video đang HOT
Nếu dày sừng nhẹ: bôi mỡ salycilic 5% hoặc benzosali.
Dày sừng nhiều: có thể bôi mỡ salicylic 5% buổi sáng, bôi diprosalic buổi tối trong 2 – 3 tuần.
Nếu có viêm da kèm theo như: mụn nước, mụn mủ, da sần đỏ lên hoặc kèm theo có các đám viêm da ở nơi khác thì phải dùng một đợt kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Nếu ngứa nhiều thì có thể uống một trong các thuốc kháng histamin như: loratadin, chlorpheniramin, citerizin… trong 7 – 10 ngày. Có thể uống 1 đợt các vitamin E, C.
Theo SK&ĐS
Hấp hôn
Cuộc sống chung dù tốt đẹp đến mấy cũng có lúc va chạm, nhàm chán. Vậy nên, hấp hôn là cách để người trong cuộc "làm mới" lại cuộc hôn nhân của mình, nhưng xung quanh việc hấp hôn cũng có nhiều chuyện khôi hài.
Trục trặc... hấp hôn
Cặp đôi hoàn hảo anh Hùng chị Thảo sống với nhau 20 năm vô cùng bình yên, vậy mà khi tiến hành làm lễ cưới sứ thì sóng gió lại nổi lên tứ bề. Anh là người đơn giản, ngay từ xưa, đám cưới anh chị cũng đã tổ chức gọn nhẹ. Lúc ấy, do "thấp cơ" hơn chồng (anh con nhà giàu, chị con nhà nghèo), nên chị Thảo không dám đòi hỏi. Đám cưới, dù gia đình chồng khá giả, nhưng cô dâu chỉ diện một chiếc áo dài, đội khăn đóng, không hề có cảnh "thay màu áo". Chị thèm được mặc chiếc soa-rê, đội vương miện nhưng với anh thì lại là chuyện tầm phào, là hào nhoáng bên ngoài không phù hợp với phong tục Việt Nam. Ngày xưa, chị nhịn, nhưng nay thì không, bởi chị cũng đường đường là một giám đốc, dưới tay có vài chục nhân viên. Vì thế, chị làm cuộc "khởi nghĩa" đòi quyền... thực hiện giấc mơ ngay trong đám cưới sứ. Chiều ý vợ, anh phải mặc áo vét cho xứng lứa vừa đôi. Tuy là hấp hôn, nhưng chị đặt tiệc không thua gì đám cưới. Anh thấy danh sách khách mời dài dằng dặc, đã nhẹ nhàng nói vợ: "Em à, chỉ cần mời bạn bè thân tình". Tới đây thì chị khóc. Thấy vợ rơi nước mắt, vả lại chưa bao giờ chị cãi anh nên anh cầm lòng không đặng, gật đầu cho qua. Xong danh sách khách mời, chị yêu cầu anh nghỉ làm một ngày để đi chụp hình. Chụp trong studio anh đã ngại, chị còn muốn lôi anh ra ngoài đường. Trong lúc chờ xe, anh biến mất. Về đến nhà thấy chồng nằm thanh thản coi phim, chị gào lên, anh từ tốn nói: "Không hiểu em nghĩ sao mà làm vậy, già rồi chứ trẻ trung gì?". Chị cãi: "Thế tôi mới cố... lần chót". Hai vợ chồng không nhìn mặt nhau. Ngày ra đứng chào hai họ, người anh cứng hơn khúc gỗ. Tới khi mọi người nói "hôn cô dâu đi" anh đứng như trời trồng, chị ôm anh hôn và nở nụ cười sung sướng. Còn anh sượng sùng, cố gắng chịu trận cho vợ toại ý.
Dù phải ép chồng, nhưng chị Thảo vẫn đạt được ý nguyện, còn chị Yến thì không. Chị tự nhận mình là người bạc phước nhất trong nhóm bạn bè, bởi năm nào chị cũng gợi ý làm đám hấp hôn nhưng anh lại "lờ lớ lơ"! Chị tâm sự: "Phải chi gia cảnh khốn khó cho cam, đằng này chúng tôi đều thành đạt. Anh cho rằng tôi "sến", rằng phú quý sinh lễ nghĩa... Theo anh, ngày hấp hôn chỉ cần gia đình là đủ, nhưng anh không nghĩ tôi còn có bạn bè, tôi đi dự đủ cả kỷ niệm đám cưới san hô, đám cưới lụa, đám cưới pha lê... của bạn bè, còn mình thì một chút gỗ cũng không (năm năm là đám cưới gỗ). Mỗi khi chúng bạn hỏi "chừng nào hấp hôn?", tôi chỉ biết cười lắc đầu".
Đầu xuôi, nhưng đuôi không lọt là cặp đôi anh chị Hưng - Nga. Họ chung sống với nhau từ khi nghèo rớt mồng tơi, chỉ có một xe đạp, nhà thì ở trọ. Có điều, họ hợp nhau vô cùng, mỗi năm, họ đều đi chụp hình vào dịp kỷ niệm ngày cưới và ước mơ nếu có tiền sẽ tổ chức lại lễ cưới linh đình để... "gỡ gạc". Vì vậy, họ dự tính lễ hấp hôn của hai vợ chồng sẽ diễn ra tưng bừng như đám cưới. Mọi chuyện cũng đúng như dự tính, cũng chuẩn bị quần áo, mời thiệp bạn bè, đi đặt tiệc, chụp hình ở studio, cả anh lẫn chị đều hân hoan chờ đón ngày tay trong tay dìu nhau đi trong tiếng nhạc. Song, trước ngày đám cưới ngọc (30 năm) một tuần lễ, anh bị tai biến, toàn thân lạnh ngắt, lay mãi không tỉnh. Chị vừa khóc vừa gọi xe cấp cứu đưa anh đến bệnh viện. Nhờ bác sĩ tận tình điều trị, anh qua khỏi cơn ngặt nghèo, đi đứng lại như bình thường, nhưng phải hủy tiệc hấp hôn để tránh những xúc cảm lớn có thể gây tai biến lần hai. Tuy buồn và hụt hẫng nhưng chị Nga vẫn nén buồn làm vui, vì sức khỏe của chồng là trên hết.
Vợ chồng chị Thúy - anh Hưng kỷ niệm 10 năm bên nhau (đám cưới thiếc) khá suôn sẻ. Nhưng đến khi đãi tiệc, chị mới hãi hùng: đám bạn nhậu của chồng lừ lừ xuất hiện. Anh "đính chính" ngay với vợ: "Anh không mời, nhưng "giang hồ" một đồn trăm, tụi nó kéo đến...". Thế là rôm rả "dzô dzô". Thoạt đầu, anh còn sánh vai vợ chào bà con, nhưng đến chỗ bạn bè thì anh "định canh, định cư". Vợ vừa mở miệng định nhắc chồng uống ít thì anh đã khoát tay: "Anh tiếp khách chút, chục năm mới có ngày hôm nay mà em". Chị ngậm ngùi, nhưng nghĩ đi nghĩ lại thấy cũng có lý. Tiệc tàn, mọi người về hết, đám bạn nhậu vẫn tưng bừng. Chị mặc chiếc đầm hở ngực đi tới, đi lui không biết tính sao thì anh gọi lại: "Anh bê quà ra taxi, em cứ về nhà trước để anh "chiến đấu" cho tụi nó "chết hết" rồi về". Ngại nhăn nhó làm xấu mặt chồng, chị ngoan ngoãn leo lên xe cùng đống quà. Ngặt một nỗi, nhà chị ở trong hẻm, tuy không xa mặt đường bao nhiêu nhưng vừa chạy rinh quà vào nhà, vừa phải nhờ hàng xóm giữ quà lúc đêm khuya khiến chị nguyền: "Không bao giờ tổ chức hấp hôn nữa".
Chuyện nhậu nhẹt chén chú chén anh của chồng mãi đến 20 năm sau ngày cưới chị mới gác lời nguyền để... tổ chức hấp hôn. Chị dặn chồng: "Lần này, dùng trà thay rượu uống với bạn". Chồng chị chỉ biết giẫm chân... kêu trời!
Hấp hôn nồng ấm
Hai bác Kim - Thu không muốn tổ chức hấp hôn, dù hai bác lấy nhau tới nay đã đủ để tổ chức đám cưới vàng (50 năm). Các con, dâu, rể nhắc nhở ba má tổ chức đám cưới cho tụi con... chung vui. Hai cụ cười khì: "Già rồi bây ơi! Kỳ lắm!". Không nói không rằng, các con hùn tiền âm thầm tổ chức. Đến ngày cần hai cụ xuất hiện, chúng đem xe đến chở hai cụ thẳng vào nhà hàng. Vừa nhìn thấy dòng chữ "Mừng đám cưới vàng cha Kim - mẹ Thu", hai ông bà cảm động không nói được tiếng nào. Sau khi quẹt nước mắt, hai "diễn viên chính" nhanh chóng nhập vai. Sau đám cưới vàng, lũ con sợ bị cha rầy nên "đeo bình hơi lặn mất tăm". Lúc này, bác Thu mới làm "nội gián": "Cha bây mừng hết biết, ngày nào cũng hỏi có phim chưa, có hình để coi chưa".
Không tổ chức đám cưới rình rang, nhưng kỷ niệm cưới năm nào, hai vợ chồng anh chị Hà - Phương cũng hấp hôn. Theo bạn bè nhận xét thì họ là... sam, đi đâu cũng có nhau. Ngày còn nghèo, hai vợ chồng đi một xe đạp, chở nhau vòng vòng phố phường. Khi mệt thì ghé nhà người bạn uống ly trà nhạt. Kỷ niệm năm đầu tiên sau ngày cưới, hai vợ chồng đạp xe đi ngắm sông, uống cà phê. Từ đó, đi chơi xa trở thành mục tiêu mỗi dịp kỷ niệm ngày cưới. Sau này, kinh tế khá giả, hai anh chị sắm hẳn mô tô, mỗi lần đến kỷ niệm ngày cưới là đi một tỉnh nào đó. Do phương tiện ngày càng hiện đại nên tiệc hấp hôn đường dài của hai vợ chồng ngày càng xa. Mới đầu là Đồng Nai, kế đến Vũng Tàu, xa hơn nữa Đà Lạt... rồi tiến thẳng ra miền Trung. Chị cho biết: "Mỗi lần đi xa cùng nhau, chúng tôi càng gần nhau hơn, được anh ấy quan tâm chăm sóc và thấy mình vẫn đẹp trong mắt chồng, tôi hạnh phúc vô cùng". Năm nay, hai vợ chồng lên kế hoạch "Bắc tiến", nhưng do sức khỏe không cho phép anh tự lái xe nên họ sẽ sử dụng tàu lửa ra Bắc rồi đi Sapa và vịnh Hạ Long.
Kỷ niệm ngày cưới là thời điểm có ý nghĩa để vợ chồng nghĩ về nhau, hâm nóng hôn nhân... Những ai đã cùng bạn đời đạt được cột mốc đó, xin hãy trân trọng, đừng vì những chuyện nhỏ nhặt mà làm mất đi hình ảnh đẹp trong mắt nhau.
Theo PNO
Massage chân làm đẹp và thư giãn Massage không chỉ giúp thư giãn đôi chân mà còn khiến da chân đẹp hơn nhờ các mạch máu được lưu thông. Ngâm chân trong nước ấm khoảng mười phút. Bạn có thể cho vào chậu nước vài giọt tinh dầu oải hương, bạc hà hoặc muối tắm. Sau đó, lau sạch chân trước khi massage. Thoa kem hoặc dầu massage ra lòng...