Các nhà nghiên cứu phát hiện: Ăn uống kiểu này tăng gấp đôi nguy cơ tử vong sớm, dễ bị đau tim hoặc đột quỵ
Chế độ ăn yo-yo làm tăng đáng kể nguy cơ tử vong sớm và dễ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation, các nhà nghiên cứu tại đại học South Korea ở Hàn Quốc theo dõi cân nặng, huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu của 6.748.773 người khỏe mạnh từ hệ thống Bảo hiểm Y tế Quốc gia Hàn Quốc. Những người tham gia không có bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc cholesterol cao khi bắt đầu nghiên cứu và chưa bao giờ bị đau tim.
Tất cả đều được đánh giá ít nhất 3 lần trong khoảng thời gian từ năm 2005-2012 về trọng lượng, lượng đường trong máu, huyết áp và cholesterol.
Những người có cân nặng, huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu dao động nhiều nhất có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 127%.
Trong khoảng thời gian 5,5 năm, 54.785 người tham gia đã chết, 22.498 người bị đột quỵ và 21.452 bị đau tim. Các nhà nghiên cứu nhận thấy có sự biến động lặp đi lặp lại của 4 vấn đề sức khỏe nói trên. Cụ thể, những người có cân nặng, huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu dao động nhiều nhất có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 127%. Họ cũng có nguy cơ bị đau tim cao hơn 43% và nguy cơ đột quỵ cao hơn 41%.
“Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên chú ý đến sự thay đổi về số đo huyết áp, lượng cholesterol và mức đường huyết của bệnh nhân cũng như trọng lượng cơ thể. Cố gắng ổn định những vấn đề sức khỏe này có thể là một bước quan trọng trong việc giúp họ cải thiện sức khỏe”, trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Seung-Hwan Lee cho biết.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra chế độ ăn yo-yo (đôi khi được gọi là vòng quay trọng lượng) làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Nghiên cứu tìm thấy mối tương quan giữa việc dao động về sức khỏe và sức khỏe kém nhưng không chứng minh được nguyên nhân và hiệu quả. “Nghiên cứu không chắc chắn liệu những kết quả nghiên cứu ở Hàn Quốc này có thể áp dụng cho người dân Mỹ hay không”, tiến sĩ Lee nói thêm.
Video đang HOT
Và các nhà khoa học cũng phát hiện ra chế độ ăn yo-yo (đôi khi được gọi là vòng quay trọng lượng) làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Một loạt các nhân vật nổi tiếng đã phải “vật lộn” với chế độ ăn yo-yo trong những năm qua, bao gồm Lady Gaga, Mariah Carey, Jessica Simpson và Christina Aguilera.
Christina Aguilera là một trong số những người nổi tiếng đã phải vật lộn với chế độ ăn kiêng yo-yo trong những năm qua (ảnh phải là khi cô đến Giải thưởng Grammy thường niên lần thứ 49 tại Los Angeles ngày 11 tháng 2 năm 2007, ảnh trái được chụp ngay tại lễ ‘Jimmy Kimmel Live’ ở Los Angeles tháng trước).
Chế độ ăn yo-yo có liên quan đến việc giảm khối lượng cơ và tăng cân nhiều hơn, đặc biệt là xung quanh bụng. Điều này có thể gây ra chất béo lắng đọng xung quanh các cơ quan nội tạng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2 ở một người.
Thử nghiệm ở động vật gặm nhấm cũng cho thấy việc cân nặng dao động có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, có thể dẫn đến suy gan.
Nhắc đến chế độ ăn yo-yo, nhiều người sẽ không quên cái chết của nam ca sĩ Roy Orbison ở tuổi 52 sau một cơn đau tim khi đến thăm mẹ của anh ở Hendersonville, Tennessee. Một nhà nghiên cứu bệnh học đã cho rằng lý do ca sĩ Roy Orbison qua đời là do anh đã bị ám ảnh quá mức với chế độ ăn kiêng yo-yo.
Ăn kiêng yo-yo là kiểu ăn uống quá khắt khe, thậm chí nhịn ăn để giảm cân. Thậm chí để quên đi cảm giác đói, nhiều người ăn theo cách này còn phải uống nước cho đầy bụng cũng như nhờ đến sự trợ giúp của các loại nước dinh dưỡng. Thế nhưng, những người cố nhịn ăn như vậy lại tăng cân trở lại sau đó gọi là “hiệu ứng yoyo” – chỉ tình trạng tăng cân trở lại nhanh chóng sau một thời gian nhịn ăn khổ sở, một khi đã tăng cân lại thì rất khó giảm và còn trở nên béo hơn lúc chưa ăn kiêng. Đó là một quá trình khiến trọng lượng giảm đi rồi lại tăng lên.
Yo-yo là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước chế độ ăn kiêng khắc nghiệt và cực kì ít calo. Kì thực để giảm số lượng lớn cân nặng trong thời gian gấp rút (thường từ 1-2 tháng), bạn chỉ được nạp một lượng rất nhỏ hoặc hoàn toàn không có tinh bột, một chút protein từ thịt nạc, còn lại chỉ dùng rau xanh, trái cây ít đường và… nước lã để chống đói.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng việc thay đổi cân nặng (giảm xuống rồi tăng lên đột ngột) như vậy sẽ làm tăng áp lực và gây căng thẳng lên tim.
Việc thay đổi cân nặng (giảm xuống rồi tăng lên đột ngột) như vậy sẽ làm tăng áp lực và gây căng thẳng lên tim.
Trong nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Memorial tại Rhode Island, những phụ nữ có trọng lượng bình thường đã thừa nhận thực hiện chế độ ăn kiêng yo-yo nhiều hơn 4 lần có khả năng tử vong vì một cơn đau tim so với những người có cân nặng ổn định hay béo phì.
Tiến sĩ Somail Rasla, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết tăng cân dường như là một phần của chế độ ăn kiêng yo-yo. Ăn kiêng kiểu này sẽ khiến bạn tăng nhịp tim, huyết áp, cholesterol, lượng đường trong máu và sẽ không trở lại bình thường cả khi trọng lượng giảm lần nữa.
Nếu chu kỳ này tiếp tục lặp đi lặp lại, những vấn đề sức khỏe tim mạch cũng ngày càng xấu đi. Ăn kiêng kiểu yo-yo làm tăng viêm nhiễm trong máu – nguyên nhân gây nên vô vàn bệnh.
Nguồn: DailyMail/Health/WebMD
Theo Helino
Ai cũng cần kiểm tra cholesterol sau mỗi 4-6 năm
Những người khỏe mạnh có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp vẫn cần phải theo dõi sát lượng cholesterol.
Shutterstock
Trang UPI dẫn một nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Circulation cho thấy những người khỏe mạnh với mức cholesterol LDL (thường được gọi là "cholesterol xấu") cao có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn so với những người có LDL thấp hơn.
LDL góp phần vào sự tích tụ mỡ ở động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại biên.
Tiến sĩ Shuaib Abdullah, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Thậm chí nếu bạn có mức cholesterol thấp trong 10 năm, điều đó không có nghĩa không có nguy cơ lâu dài của việc có mức cholesterol cao và sức khỏe tim mạch kém hơn đáng kể".
Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ 36.375 bệnh nhân. Những người tham gia không có tiền sử bệnh tim mạch hoặc tiểu đường và được coi là có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp trong 10 năm.
Sau khi theo dõi những người tham gia trong khoảng 27 năm, bắt đầu từ độ tuổi 30 hoặc 40, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người có mức LDL từ 160 trở lên có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn từ 70% đến 90% so với những người có LDL dưới 100.
Nghiên cứu này như là một lời nhắc nhở rằng tất cả người lớn nên kiểm tra cholesterol thường xuyên. Rất nhiều bệnh nhân có cholesterol cao không biết điều đó cho đến khi họ bị đau tim. Các hướng dẫn khuyên mọi người nên kiểm tra cholesterol sau mỗi 4-6 năm bắt đầu từ 20 tuổi.
Tiến sĩ Christie Ballantyne, Trưởng khoa tim mạch tại Trường cao đẳng Baylor (Mỹ), khuyến cáo: Ngay cả những người khỏe mạnh cũng nên tuân thủ các khuyến nghị về sức khỏe tim mạch lý tưởng, chẳng hạn như không hút thuốc, kiểm soát huyết áp và duy trì hoạt động thể chất.
Theo thanhnien.vn
Ngủ và dậy đúng giờ mỗi ngày giúp ngừa nhiều bệnh Nghiên cứu mới cho thấy ngủ và thức dậy cùng một lúc mỗi ngày cũng quan trọng đối với sức khỏe như ngủ đủ 7-8 tiêng môi đêm. Ảnh: Shutterstock Trang UPI dẫn kết quả nghiên cứu trên với hơn 1.900 người lớn tuổi được theo dõi trong 10 năm và được đăng trên tạp chí Báo cáo Khoa học ngày 21.9. Theo...