Các nguy cơ mắc bệnh của từng loại đái tháo đường
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Bạn hãy lưu ý từng mục trong danh sách này nhằm bổ sung thêm kiến thức về căn bệnh, để từ đó phòng ngừa cũng như điều trị dễ dàng hơn.
Đái tháo đường tuýp 1
Các nghiên cứu hiện nay chưa đưa ra nguyên nhân chính xác của bệnh đái tháo đường tuýp 1, nhưng các yếu tố có thể báo hiệu gia tăng nguy cơ bao gồm:
Ảnh minh họa
Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tăng lên nếu cha, mẹ hoặc anh chị em của bạn bị đái tháo đường tuýp 1;
Yếu tố môi trường;
Sự hiện diện của các tế bào miễn dịch không hoàn thiện – được gọi là các kháng thể, tuy nhiên, không phải tất cả những người có các kháng thể này đều bị đái tháo đường;
Các yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống: chẳng hạn như tiếp xúc sớm với sữa bò hoặc sữa bột, lượng vitamin D thấp hay tiếp xúc với ngũ cốc trước 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, không yếu tố nào trong số những yếu tố này được chứng minh là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh đái tháo đường tuýp 1;
Tiền đái tháo đường và đái tháo đường tuýp 2
Video đang HOT
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2 rõ rệt, bao gồm:
Lối sống thụ động: Bạn càng ít vận động, nguy cơ mắc tiểu đường càng cao. Hoạt động thể chất là sự lựa chọn tuyệt vời trong việc kiểm soát cân nặng đối với bệnh tiểu đường, hấp thụ glucose như năng lượng và làm cho tế bào nhạy cảm hơn với insulin;
Tiền sử gia đình: Nguy cơ tiểu đường tăng lên nếu cha, mẹ hoặc anh chị em của bạn đã mắc bệnh này;
Sắc tộc: Những người thuộc các chủng tộc nhất định như người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Mỹ da đỏ và người Mỹ gốc Á sẽ có nguy cơ cao hơn, mặc dù lý do đưa ra vẫn còn chưa rõ ràng;
Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Mặt khác, bệnh đái tháo đường tuýp 2 cũng gia tăng đáng kể ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi;
Đái tháo đường thai kỳ: Thời kỳ mang thai với sự thay đổi của nhiều yếu tố trên cơ thể người phụ nữ làm tăng nguy cơ mắc tiền đái tháo đường và đái tháo đường tuýp 2;
Hội chứng buồng trứng đa nang ở phụ nữ;
Tăng huyết áp: Huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2;
Mức cholesterol và triglyceride bất thường.
Đái tháo đường thai kỳ
Bất kỳ người phụ nữ mang thai nào cũng có thể bị tiểu đường thai kỳ, nhưng một số phụ nữ có nguy cơ cao hơn những người khác. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường thai kỳ có thể bao gồm:
Tuổi tác: Phụ nữ trên 25 tuổi có nguy cơ cao hơn;
Cân nặng: Thừa cân trước khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh;
Tiền sử gia đình hoặc bản thân: Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh nếu một trong các thành viên trong gia đình bị đái tháo đường tuýp 2. Bạn cũng có nguy cơ cao hơn nếu đã bị đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước hoặc nếu bạn sinh con với cân nặng lớn;
Nếu có bất kỳ bất thường nào liên quan đến những yếu tố trên, bạn hãy trao đổi với chuyên gia y tế về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và làm xét nghiệm để kiểm tra.
Theo congthuong.vn
Ngày càng có nhiều người trẻ mắc đái tháo đường
PGS.TS Tạ Văn Bình - nguyên Giám đốc BV Nội tiết trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa (Trường ĐH Y Hà Nội) vừa cho biết, hiện nay có tình trạng gia tăng người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 và đang ngày càng trẻ hoá. Đái tháo đường tuýp 2 được xem là điển hình cho các bệnh không lây.
Ảnh minh họa
Theo ông Bình, tuổi trung bình của người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 trên thế giới là 40 tuổi. Hiện nay, tại Việt Nam, đã có trẻ mới 9 tuổi đã mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. "Cách đây 30 năm, để tìm ra một bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 ở độ tuổi 40 rất khó. Đến giờ những bệnh nhân này rất nhiều " - ông Bình cho biết thêm.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Con số này dự báo tăng lên 6,3 triệu người vào năm 2045. Mặc dù, cả nước hiện có 3,5 triệu người (độ tuổi từ 20-79) mắc bệnh này nhưng có tới 70% người mắc không biết mình bị bệnh. Có 20% người bệnh đái tháo đường bị bệnh thận, gây suy thận, có thể phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Bệnh đái tháo đường đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội. Việt Nam được xếp nằm trong 10 quốc gia có tỉ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới với tỉ lệ bệnh nhân tăng 5,5% mỗi năm. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế cả nước mới chỉ có 29% người bệnh bị đái tháo đường được quản lý tại các cơ sở y tế, trong khi số chưa được quản lý theo số liệu thống kê mới nhất năm 2015 là 71%.
Trong khi đái tháo đường tuýp 1 không thể dự phòng được nhưng chiếm tỉ lệ không lớn thì đái tháo đường tuýp 2 lại có nhiều yếu tố ảnh hưởng liên quan đến hành vi lối sống như sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có đường, thực phẩm có hàm lượng chất béo cao và carbohydrate tinh chế cao, lối sống hiện đại ít vận động...
Các hành vi này cùng phối hợp làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì và sự phát triển của đái tháo đường tuýp 2. Can thiệp thay đổi các hành vi này góp phần ngăn ngừa sự gia tăng của bệnh.
Cần xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, chọn lựa thực phẩm thông minh, ăn đa dạng thực phẩm, đủ các nhóm bột đường, đạm, béo, rau và trái cây trong mỗi bữa ăn chính, bổ sung sữa và chế phẩm từ sữa trong khẩu phần hàng ngày giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng, hạn chế các thức ăn làm tăng đường huyết nhanh như đường, bánh kẹo ngọt, nước ngọt, hoặc ăn quá nhiều bột đường..., tăng cường các thức ăn giúp làm chậm hấp thu đường như rau, củ quả, chọn lựa bột đường hấp thu chậm như gạo lứt, các loại hạt nguyên vỏ nguyên cám, sữa có chỉ số GI thấp... phân bố bữa ăn hợp lý, ăn đủ bữa, không bỏ bữa ăn sáng.
Kết hợp lối sống lành mạnh năng vận động, hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá... Giảm cân nếu có thừa cân béo phì, duy trì cân nặng cơ thể ở mức lý tưởng.
Bệnh đái tháo đường thường diễn biến âm thầm, có thể không gây ra bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng gì, do đó để không bỏ sót bệnh nên tầm soát giúp chẩn đoán sớm, nên xét nghiệm đường máu định kỳ hàng năm ở người từ 45 tuổi trở lên, hoặc thường xuyên hơn (3-6 tháng/lần) ở những người có nguy cơ cao đái tháo đường như người thừa cân béo phì, béo bụng, người có người thân ruột thịt bị đái tháo đường, phụ nữ sinh con> 4kg, người rối loạn lipid máu...
Vì vậy, theo PGS.TS Tạ Văn Bình, việc tầm soát, phát hiện sớm bệnh đái tháo đường giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất, kiểm soát, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Đức Trân
Theo daidoanket
Chủ động phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ Trong thời gian mang thai người phụ nữ có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có đái tháo đường thai kỳ. Vậy phụ nữ mang thai cần có các biện pháp phòng ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ như thế nào, cần áp dụng cách gì để ứng phó với tình trạng này... Đái tháo đường thai kỳ...