Cá chình suối
Theo bếp trưởng Huỳnh Quốc Lâm, nhà hàng Thiên Hồng, cá chình suối được xem là “độc chiêu” trong các món ăn bổ dưỡng của người Hoa..
Cá chình thích sống trong hốc đá của những con suối vùng cao đầu nguồn nước. Chình có bộ khung xương sống – gân, cơ thân khoẻ. Cá thường bơi ra suối mỗi sáng sớm ngay khi bình minh vừa ló dạng. Có lẽ nhờ siêng năng “tập thể dục dưỡng sinh”, nên cá chình có sức khoẻ của một vận động viên ngoại hạng.
Cư dân vùng Bình Điền (Huế) rất mê câu cá chình, theo họ cá chình suối là số một, còn cá chình nuôi thì không thể nào so sánh được với cá thiên nhiên. Cá chình ở đây cũng lớn và ngon có tiếng, đặc biệt cá từ 3 – 5kg ngày trước rất nhiều. Để câu cá người ta phải đi ngược lên núi vượt qua những ghềnh đá trơn trượt, tìm những khe suối sâu thả mồi. Dây câu là một sợi cước lớn, lưỡi câu được làm bằng cây căm xe đạp mới chịu nổi sức của cá chình. Sau khi móc mồi thả xuống khe, thợ câu dở cơm nắm ra ăn ngồi chờ cá. Khi dây cước rung động, đó là cú táp mồi mạnh; rất nhanh, người thợ giựt mạnh dây, lưỡi câu bị con cá tham mồi nuốt sâu vào bụng. Theo phản ứng tự nhiên chình lủi sâu vào hang, cuộc chiến giữa người câu và chình hết sức quyết liệt. Với toàn bộ sức mạnh của mình, chình bám chặt vào hốc đá. Thợ câu cá chình cho biết nhiều lúc quần thảo với nhau cả buổi trời, cước đứt, toi công.
Món ngon cá chình
Người Việt ưa ăn cá chình theo gu dân dã. Có thể chế biến cá chình hàng chục kiểu khác nhau theo gu này như hấp sả, um măng, xào lăn, nấu lẩu, nấu hon, nướng muối ớt, nướng muối hột, nướng lá lốt…
Bí quyết để cá chình ngon ở chỗ khi làm cá, phải vuốt sạch nhớt cá bằng tro mới giữ được da cá bóng láng. Khi nướng, da chình tươm mỡ béo ngậy mà giòn rụm, nhai đến đâu thấy sướng miệng đến đó, thịt cá ngọt đậm đà.
Video đang HOT
Cá chình nấu theo kiểu Hoa thì cầu kỳ hơn, nhất là món cá chình tiềm thuốc bắc hay được dân sành ăn ưa chuộng. Để làm món này, đầu bếp phải tiềm các vị thuốc bắc như hoài sơn, kỷ tử, đản sâm, hồng táo, nhãn nhục… trong nước dùng gà và thịt thăn heo trước 2 – 3 giờ. Sau đó mới cho cá chình vào tiềm tiếp từ 45 phút cho đến 1 giờ là vừa vì tiềm lâu cá sẽ nát mất ngon. Nhờ tiềm trong thuốc, thịt cá trở nên thơm lạ, da cá căng mọng. Nước thuốc hoà cùng dưỡng chất của cá làm nước tiềm trở nên sánh đặc hơn.
Theo SGTT
Cay cay mì tôm Singapore
Nguyên liệu lạ nhất của món ăn có lẽ là một loại rau có thân giống rau muống, lá giống lá cải song khi thưởng thức có vị nồng nhẹ cùng hương thơm của rau cần.
Với ý nghĩ "mì tôm Singapore có gì lạ so với mì tôm thông thường", tôi tạt vào quán cùng tên trên đường Nguyễn Tri Phương.
Ấn tượng đầu tiên là quán mang đậm phong cách của người Hoa cùng thực đơn cũng là tiếng Hoa. Nhưng thích nhất là hình ảnh của món ăn được bố trí dọc bức tường của quán, tiện cho thực khách xem và lựa chọn.
Ý nghĩ về món ăn là mì tôm (mì ăn liền) chế biến theo phong cách Singapore nên tôi khá bất ngờ khi món ăn được bày khá công phu và đẹp mắt. Nguyên liệu chính cũng không phải như tôi nhầm tưởng. Chính xác thì tô mì Singapore gồm 2/3 một loại mì cọng to, vàng ươm và 1/3 bún gạo, điểm xuyết trên mặt là những lát chả cá chiên mỏng tang, vài miếng lòng heo có màu nâu sậm như được khía với nước dừa, vài lát da heo to bản, rau xanh mướt mắt, vài miếng tốp mỡ vàng ruộm. Đặc biệt là hai con tôm khá to, để tôi có thể nhận biết tại sao nó có tên gọi như thế (mì tôm = mì tôm). Nhưng thú vị nhất là phần bột tôm đỏ tươi, thơm lừng và cay nồng trên chiếc muỗng xinh xắn.
Không thể cưỡng lại mùi thơm quyến rũ, sau khi nếm thử nước dùng có vị thơm nhẹ, ngọt thanh, tôi mạnh dạn cho vào thử thì món ăn dậy mùi hơn lúc ban đầu. Nước dùng cũng cho vị cay nhẹ, kích thích vị giác khiến tôi không thể kiềm được việc nhấm nháp những sợi mì trong tô.
Có lẽ được làm bằng tay nên những cọng mì cho cảm giác trơn tuột, mịn màng, nhưng thanh nhẹ và ít ngán, đưa đẩy cùng nước dùng thanh ngọt, có hương thơm của tôm, vị cay của ớt càng tuyệt. Các nguyên liệu khác của món ăn cho cảm giác tươi ngon nhưng không lạ. Lạ nhất chỉ có thể là những cọng rau xanh mướt trong tô. Lúc đầu, những người không tinh ý sẽ nhầm tưởng đó là rau muống, nhưng nếu nhìn kỹ, chỉ có thân giống rau muống, riêng lá lại giống rau cải. Khi thưởng thức, loại rau này lại cho cảm nhận về vị cay, hương thơm, độ nồng của rau cần.
Giá một tô như thế là 37.000 đồng. Không rẻ so với nguyên liệu như thế nhưng có thể là vừa đủ cho một món ăn được chế biến theo phong cách lạ cùng một loại rau "không thể có ở Việt Nam".
Quán mở cửa từ 8h - 22h các ngày trong tuần, giá các món dao động từ 35.000 - 150.000 đồng. Và được phân chia thành 2 kích cỡ, nhỏ và trung bình.
Địa chỉ: Quán Mì Tôm Singapore, 377b, Nguyễn Tri Phương P. 5, Q.10, TP. HCM.
Huỳnh Hằng
Theo Bưu Điện Việt Nam
Ấm lòng với cháo trắng trứng vịt muối Ở Sài Gòn, cháo trắng được bày bán phổ biến như hủ tiếu, bánh canh, cơm sườn... Món này dễ nấu và thường được dùng vào buổi sáng hoặc tối. Bát cháo trắng với trứng vịt muối, cá cơm kho tiêu. Cháo trắng được nấu từ gạo, để lửa vừa cho đến khi cháo nhừ. Cháo muốn ngon phải được nấu với gạo...