Bưởi đúng vụ ngon và bổ nhưng ăn kiểu này sẽ rước bệnh vào thân
Bưởi là trái cây cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, bưởi sẽ trở thành “độc dược” nếu bạn quá lạm dụng hoặc ăn sai cách.
Bưởi nghèo calo nhưng lại chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C, vitamin A cùng nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Thường xuyên ăn bưởi sẽ giúp giảm cân, chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể chống lại cao huyết áp, tiểu đường, stress, các bệnh liên quan đến hen suyễn và viêm khớp…
Anh minh hoa
Cach ăn bươi tôt nhât, nên ap dung ngay hôm nay
- Thơi điêm ăn bươi trong ngày là tốt nhất la sau khi ăn sáng xong khoảng 1h, bạn có thể ăn hết 1 quả bưởi cũng không sao. Mặt khác lượng vitamin trong trái bưởi được ăn vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể bạn tràn đầy năng lượng cho một ngày làm việc dài.
Ngoai ra, bạn cũng có thể ăn vào buổi trưa, chiều hoặc tối nhưng thơi điêm nay lượng hấp thụ vitamin và dưỡng chất không đạt hiệu quả tối đa như khi bạn ăn nó vào buổi sáng.
- Khi ăn nên để lại lớp màng trắng bám ở dưới đáy múi bưởi, đây chính là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ vì thế đừng nên bóc quá kỹ khi ăn bưởi nhé.
- Chọn cách ăn bưởi sẽ tốt hơn là uống nước ép bưởi, bởi phần tép bưởi là lượng chất xơ tự nhiên quý giá mà chúng ta nên tận dụng để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Trừ khi trẻ nhỏ và người già hoặc người ốm, đau răng, khó có thể nhai được thì mới sử dụng nước ép.
- Nên giữ lại vỏ bưởi, cùi bưởi và hạt bưởi để sử dụng vì đây là những liều thuốc quý giá và tự nhiên, chúng ta có thể dùng để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.
Măc du co nhiêu gia tri dinh dương, nhưng bưởi cũng như những thực phẩm khác, sẽ không phát huy được tác dụng, thậm chí có thể biến thành “độc dược” nêu ăn không đung cach:
Những sai lầm “chết người” khi ăn bưởi bạn cần tránh:
Video đang HOT
Không ăn khi bị bệnh dạ dày, tá tràng
Người có bệnh dạ dày, loét tá tràng thì nên tránh xa bưởi, ngoài ra, người bị bệnh tỳ hư mà ăn bưởi thì sẽ bị tiêu chảy. Vì sự hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng của họ tương đối kém, chất xơ trong bưởi có thể chưa được tiêu hóa thì đã bị bài tiết ra ngoài, sẽ dẫn đến ảo giác mà chúng ta hay gọi là nóng rát.
Không ăn bưởi khi đói
Nhiều người chọn bưởi thay nhưng mon ăn văt đê han chê đô ăn gây beo, kê ca luc đoi. Tuy nhiên, trong bưởi có chất acid citric rất cao (khoảng 14-15%), chất này có thể sẽ làm tổn hại cho dạ dày. Cho nên bạn chỉ nên ăn bưởi sau khi ăn cơm để các hoạt động tiêu hóa được dễ dàng hơn, đồng thời cũng cải thiện tình trạng cholesterol cao của cơ thể.
Không ăn sau khi uống rượu, hút thuốc
Bạn nên biết rằng trong nước bưởi có chứa chất Pyranocoumarin làm tăng cường chuyển hoá cytochromes P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol, gây hại cho sức khoẻ. Vì vậy không nên ăn bưởi sau khi dùng rượu bia, thuốc lá mà chỉ nên ăn sau 48 giờ.
Không ăn khi đang uống thuốc
Một số bệnh nhân đang trong thời gian dùng các loại thuốc như thuốc chống dị ứng, thuốc giảm béo… không nên ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi khi uống thuốc để tránh các tác dụng phụ như đau cơ, đau đầu, loạn nhịp tim…
Cách tốt nhất, khi sử dụng một vài loại thuốc nào đó, nhất là thuốc thuộc các nhóm trên thì nên hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ xem có thể dùng bưởi được không.
M.H (th)
Theo giadinh
Cháo rất tốt cho sức khỏe, cải thiện dạ dày nhưng có 3 cách ăn cháo tối kỵ mà bạn tuyệt đối không nên mắc phải
Đối với một số nhóm người nhất định, uống cháo mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nuôi dưỡng và bảo vệ dạ dày. Tuy nhiên, ăn cháo sai cách đôi khi lại mang lại nhiều vấn đề cho sức khỏe.
Cháo là một loại thực phẩm bán lỏng, nó có thể nhanh chóng đi vào ruột non mà không cần nhai nhiều và nhu động dạ dày xử lý dễ dàng, phân hủy thành glucose. Từ đó, được cơ thể hấp thụ, sử dụng nhanh chóng để bổ sung năng lượng.
Trẻ em, người già và những người có chức năng tiêu hóa sau phẫu thuật kém, nhu động dạ dày không đủ và ít tiết axit dạ dày rất thích hợp để ăn cháo (hoặc uống cháo). Do đó, đối với nhóm người này, uống cháo rất dễ tiêu hóa và hấp thu, từ đó giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa và nuôi dưỡng, cải thiện sức khỏe của dạ dày.
Tuy tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng nên tránh 3 điều cấm kỵ sau:
1. Ăn cháo trong một thời gian dài
Mặc dù, ăn cháo đúng cách và vừa phải có tác dụng nhất định trong việc nuôi dưỡng dạ dày. Nhưng nếu bạn uống cháo trong một thời gian dài, trong cả 3 bữa một ngày không chỉ không nuôi dưỡng dạ dày, mà nó còn phản tác dụng, làm tổn thương dạ dày.
Điều này là bởi ăn cháo lâu dài sẽ làm giảm hành động nhai và sự tiết nước bọt, từ đó không có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn do nhiều enzyme trong nước bọt đóng vai trò thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu.
Sau khi uống cháo, thức ăn bán lỏng này đi trực tiếp vào dạ dày, tốc độ làm rỗng dạ dày sẽ được đẩy nhanh và thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày cũng rút ngắn lại. Theo thời gian, nhu động của dạ dày sẽ yếu đi và chức năng tiêu hóa tự nhiên suy giảm dần.
Ngoài ra, uống cháo trong một thời gian dài có thể dễ dàng làm tăng thể tích và trọng lượng của dạ dày trong một thời gian ngắn. Nếu bạn tập thể dục không đúng cách sau khi ăn cháo còn có thể dễ dàng gây ra tình trạng chảy xệ dạ dày.
2. Ăn cháo không được ninh kỹ trong thời gian dài
Cháo ninh không kỹ hoặc ăn cơm chan nhiều nước cũng như vậy, ăn rất dễ vào, không cần nhai nhiều. Tuy nhiên, ăn loại thức ăn này trong thời gian dài sẽ làm giảm nước bọt và men tiêu hóa do trực tiếp đi vào dạ dày.
Hơn nữa, không giống như cháo, các hạt gạo trong cháo ninh không kỹ hoặc cơm chan nhiều canh thường cứng, sẽ làm tăng sự kích thích tiết dịch dạ dày ít hơn và gánh nặng lên chức năng tiêu hóa của dạ dày. Cơm chan nhiều nước canh đi vào cơ thể sẽ làm loãng axit dạ dày, không có lợi cho đường tiêu hóa.
Ngoài ra, do 2 loại thức ăn này khó tiêu hóa hơn cháo nên việc ăn vào thường không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
3. Nhóm người không nên uống cháo
- Người có dạ dày kém
Đối với những người có triệu chứng như trào ngược axit và ợ nóng hoặc bệnh nhân bị loét dạ dày, viêm thực quản trào ngược và dạ dày chảy xệ không nên uống cháo để hỗ trợ dạ dày và ăn súp.
Bởi vì uống cháo có thể dễ dàng làm cho chứng ợ nóng và các triệu chứng trào ngược axit tồi tệ hơn. Ngoài ra, cháo là một loại thực phẩm bán lỏng, có nhiều khả năng gây trào ngược dạ dày thực quản.
- Người có vấn đề về trao đổi chất
Những người có vấn đề về trao đổi chất, chẳng hạn như những người mắc bệnh tiểu đường cũng không nên uống cháo thường xuyên.
Ăn cháo quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, cháo là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Uống cháo sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Các loại ngũ cốc khác có thể được thêm vào cháo để làm chậm sự thay đổi lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Theo Trí thức trẻ
Tìm ra điểm yếu của vi khuẩn gây ung thư dạ dày, chuyên gia tiết lộ thực phẩm kiềm chế chúng Vi khuẩn HP có trong dạ dày có thể xâm nhập vào lớp niêm mạc dẫn đến nhiều biến chứng, từ viêm dạ dày mạn tính, thiếu máu, bệnh loét dạ dày và ung thư dạ dày... HP (Helicobacter Pylori) là vi khuẩn sinh sống và phát triển trong cơ quan tiêu hóa, chủ yếu là dạ dày. HP là một loại xoắn...