Bún bò kiểu Hồi giáo
Quán ăn Halal của gia đình gốc Malaysia bán bún bò đã 40 năm, dù chưa một ai từng ăn thử bún bò kiểu Việt.
Trong con hẻm 459 Trần Hưng Đạo (quận 1), ai đi ngang qua dường như cũng bị thu hút bởi mùi nước dùng thơm phức, tỏa ra từ căn nhà nhỏ. Đó là quán ăn của gia đình gốc Malaysia, đã bán món Việt gần 40 năm tại Sài Gòn.
Thực đơn của quán được ghi chữ to trước tủ đựng nguyên liệu, gồm phở Muslim và bún bò Halal, nghĩa là theo kiểu Hồi giáo. Thực khách tên Bích Châu (ngụ quận 5), từng thưởng thức phở Muslim ở phố Mã Lai, đã chọn món còn lại ở quán vì tò mò.
Tô bún bò có sợi to, gồm thịt bò tái, nạm, gân, viên được chan ngập nước dùng màu trong. Trong tô có hành lá, ăn kèm đĩa rau gồm giá, muống chẻ, hoa chuối thái sợi. “Nhìn qua chẳng khác gì những tô bún bò Huế mình hay ăn ở Sài Gòn”, Bích Châu nhận xét.
Tô bún bò Halal tại quán. Ảnh: Tâm Linh .
Thêm một chút ớt xào, vắt miếng chanh rồi đảo đều tô bún, thực khách sau khi húp thìa nước dùng đã khựng lại, vì hương vị khác lạ của món ăn. Bún bò kiểu Hồi giáo khác bún bò Việt, nhất là ở nguyên liệu và gia vị, chủ quán khẳng định.
Video đang HOT
“Tôi chưa từng thử bún bò nấu kiểu Việt Nam dù chỉ một miếng”, chủ quán, chị Balkis (44 tuổi) cho hay. Gia đình chị theo đạo Hồi, ăn uống theo quy chuẩn Halal. Các món ăn Halal không được phép dùng thịt heo, trong khi xương heo là nguyên liệu chính để nấu nước dùng bún bò Việt.
Các thành phần từ bò là nguyên liệu duy nhất quán sử dụng. Xương bò để nấu nước dùng, cho vị ngọt không giống vị từ xương heo. Quán nhập thịt bò nuôi ở Campuchia, được cầu nguyện trước khi chế biến bởi người theo đạo Hồi, thì thực khách trong đạo mới được phép ăn.
Thực khách đến quán chủ yếu là cộng đồng Hồi giáo ở địa phương và cư dân ngoại đạo sống xung quanh. Cha mẹ chị Balkis từ Malaysia sang, mở quán gần 40 năm trước sau khi giao tiếp được bằng tiếng Việt. Hiện quán do chị cùng chồng và các chị em trong nhà tiếp quản. Trước đây bán cạnh thánh đường Jamiul Islamiyah trên đường Trần Hưng Đạo, quán chuyển vào vị trí hiện tại được 14 năm tại chính căn nhà của gia đình.
Quán ăn mở cửa từ 6h30 đến 11h và từ 16h đến 22h trong ngày. Ảnh: Tâm Linh .
Một tô bún hay phở có giá từ 45.000 đồng. Bạn có thể gọi một tô nước dùng đầy đủ thịt nhưng không dùng bún hay phở, mà để chấm bánh mì, một khách quen của quán gợi ý.
Ngoài bún và phở, quán còn làm các loại bánh ngọt như bánh bò thốt nốt, bánh gan, bánh Naan Ấn Độ với giá chỉ vài ngàn đồng một cái.
Quán ăn gần 30 năm đổi món mỗi ngày
Khách đến quán cô Thuận trước dãy chung cư trên đường Tháp Mười, quận 6 không biết trước hôm nay họ sẽ được ăn gì.
"Hôm qua thấy nước lèo màu đỏ sao hôm nay chuyển sang màu vàng rồi bà Thuận? Món này là phở hay bún bò vậy?", anh Sơn Hạnh (quận 6) đứng cạnh nồi nước phở bò ngạc nhiên hỏi chủ quán. Cô Thuận trả lời: "Hôm nay quán bán phở".
Không chỉ anh Hạnh mà nhiều cư dân sinh sống trên đường Tháp Mười cũng đã quen với câu hỏi "hôm nay bán gì?" khi đến ăn ở quán cô Thuận, bởi mỗi ngày tiệm ăn của cô đều có món khác hôm qua. Hôm thì bún mọc, bún bò, hủ tiếu mọc, hôm thì phở bò, bún riêu, miến, bò kho... 7 ngày trong tuần đổi món liên tục.
Mỗi sáng quán mở bán lúc 6h, cô Thuận làm món còn chồng phụ việc giao đồ, dọn dẹp. Ảnh: Huỳnh Nhi
Cô Lê Thị Bích Thuận (50 tuổi) cùng chồng mở quán ở góc chung cư số 32, đường Tháp Mười, quận 6 gần 30 năm qua. Quán ăn không cố định lịch nấu cho khách theo ngày, mà "tùy hứng" của bà chủ, chủ quán nấu món gì cũng không báo trước với khách để tạo bất ngờ.
Khách đến quán ngoài ăn món đồng giá 30.000 đồng mỗi phần, còn bị thu hút bởi sự đa dạng của thực đơn mỗi ngày. "Mình nghĩ nếu ngày nào cũng ăn một món, khách sẽ dễ ngán nên mới đổi món liên tục, các món mình nấu khách đều thích nên duy trì đến nay", cô Thuận giải thích.
Quán bày biện đơn giản, chủ yếu phục vụ khách quen trong khu vực. Ảnh: Huỳnh Nhi
Anh Sơn Hạnh ăn sáng ở quán được một năm chia sẻ: "Ngoài những ngày ăn chay, các ngày còn lại tôi đều đến đây ăn sáng, thích nhất là bún bò Huế với hủ tiếu mọc. Giá cả cũng bình dân".
Còn chị Thùy (quận 6) là khách lâu năm ở tiệm nên mỗi lần đến ăn chị đều tự dọn tô, chan nước dùng, dọn dẹp khi ăn xong. Chị nói: "Khách ở đây toàn người quen nên đến ăn thấy bà chủ bận, ai cũng muốn giúp một tay".
Qua một người bạn giới thiệu, tôi đến quán đúng ngày cô Thuận nấu phở bò. Tô đầy đủ có thịt nạm, thịt tái và bò viên giá 30.000 đồng. Rau thơm ăn kèm được cho vào cùng trong tô chứ không để riêng như hàng quán khác. Phở có mùi thơm nhẹ, thớ thịt hơi dai và nước dùng vừa miệng.
Tô phở bò 30.000 đồng. Ảnh: Huỳnh Nhi
Quán không cố định giờ bán, từ 6h cô Thuận bắt đầu mở hàng đến khoảng hơn 9h là hết. Không gian nhỏ, kê 2 chiếc bàn với chừng 6 cái ghế con cho khách ngồi, phần lớn khách thường mua mang đi.
Món ăn không thể bỏ lỡ khi đến Bạc Liêu Nếu ai đã từng du ngon miền Tây và có cơ hội thưởng thức các món đặc sản nơi đây chắc sẽ không thể nào quên món Bún bò cay Bạc Liêu - một món ăn đẹp mắt và gây ấn tượng mạnh từ cái nhìn đầu tiên và khi ăn nước mắt ngấn dài vì vị cay xé lưỡi. Có dịp về...