Bớt bệnh nhờ biết buồn
Sống trên đời ai chẳng mong tràn ngập niềm vui. Đúng là khó khỏe nếu buồn dài dài vì nếu thiếu nội tiết tố giúp lạc quan yêu người, yêu đời thì sức kháng bệnh sớm muộn cũng hết yêu gia chủ.
Chuyện gì cũng có hai mặt. Thỉnh thoảng nên buồn lại là biện pháp khéo léo đánh thức sức đề kháng.
Đôi lúc nỗi buồn sẽ giúp chúng ta khỏe hơn – Ảnh: N.C.T.
Giải độc nhờ sụt sịt
Vốn ít lời nhiều
Video đang HOT
Đừng tưởng buồn chỉ có lợi đến thế! Paul Fritz, một chuyên gia ngành phân tâm, đã chứng minh qua dữ liệu thống kê từ cả chục ngàn người bệnh, là người ít khóc dễ trở thành nạn nhân của chứng đau nửa đầu, viêm loét dạ dày và thậm chí nhồi máu cơ tim.
Tưởng khó tin nhưng có thật. Giáo sư William Frey ở đại học Minnesota (Mỹ) – người nổi tiếng nhờ nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn, giảm đau của nước mắt – đã chứng minh nỗi buồn ray rứt đến độ phải khóc tỉ tê một mình rất có ích cho sức khỏe.
Theo Frey, với sự đồng tình của nhiều đồng nghiệp ngành tâm thần, buồn đến rơi lệ là hình thức giải độc cho cơ thể, qua đó phế phẩm trong não bộ được xử lý mà không cần dùng thuốc. Nhưng nên nhớ hễ khóc thì khóc cho sướt mướt mới công hiệu cho dù có là nước mắt… cá sấu!
Dưới góc nhìn của thầy thuốc, buồn không chỉ đơn thuần là cảm xúc. Buồn thậm chí là phương án khéo léo của con người nhằm mục tiêu vơi nỗi đau khổ và qua đó giảm cường độ căng thẳng của cuộc sống. Ai không buồn coi chừng phải gặp thầy thuốc. Ngược lại, biết cách dùng nỗi buồn có lợi điểm là vừa miễn phí lại chẳng cần toa.
Đừng tưởng không buồn là khôn
Theo nhiều chuyên gia ngành tâm lý, người tự hào ít buồn đến độ chẳng mấy khi thèm khóc trên thực tế chỉ là kẻ… dại khờ! Cố nuốt nỗi uất ức thay vì can đảm biểu lộ cảm xúc chỉ là đòn bẩy dẫn đến tình trạng tự xâu xé nội tâm với sự phẫn nộ càng lúc càng tích lũy, rồi cuối cùng rơi vào tâm trạng trầm uất một cách oan uổng. Trái lại, người dễ động lòng, thậm chí đến độ “mít ướt”, thường là đối tượng dễ chịu đựng áp lực nhờ biết cách xả xú páp theo kiểu thoát nước đúng lúc trước khi giọt nước tràn ly.
Buồn sở dĩ có ích cho sức khỏe nhờ cơ chế phản xạ dây chuyền. Tâm trạng buồn đến mức nào đó gây tín hiệu hồi tiếp trên não bộ, khiến hệ thần kinh xúc tác tiến trình phóng thích nhiều loại nội tiết tố làm nhẹ nỗi buồn, giảm đau, an thần như serotonin, endorphin… Thuốc nào cũng cần liều lượng. Với nỗi buồn cũng thế. Không buồn thì thôi, nhưng đã buồn thì rầu tới nơi tới chốn. Nỗi buồn như trái chín cây, đừng giú ép, song cũng đừng lạm dụng phân bón hóa học.
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng
Trong thời buổi vật giá leo thang không biết mỏi, lại thêm khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa có lối thoát, không bệnh, không buồn mới lạ. Nhưng đừng vì thế mà để cái khó bó cái khôn. Đừng quên phương pháp điều trị không cần thuốc bao giờ cũng tiện hơn phải lệ thuộc vào thuốc. Khéo hơn nữa nếu biết cách áp dụng phương tiện không tốn tiền mua. Tại sao không thỉnh thoảng thành thật với chính mình bằng cách khóc một trận đã đời để đánh thức sức đề kháng theo kiểu khuyến mãi mua ít nỗi buồn để được nhận quà khỏe mạnh?
Mặt khác, cũng như dùng thuốc, đừng lạm dụng nỗi buồn đến độ lệ thuộc.
Buồn rầu là từ ghép. Cứ buồn nếu cần buồn, thêm rầu chút đỉnh không sao. Nhưng ráng tránh cảnh buồn bực. Buồn sao cũng được, miễn đừng bực mình, miễn đừng để người khác bực vì mình.
Theo BS LƯƠNG LỄ HOÀNG (Tuôi trẻ)
Chớ dùng sữa chua tùy hứng!
Sữa chua đúng là cần thiết cho sức khỏe, nhất là loại trong thành phần có thêm vi sinh hữu ích, vì bên cạnh tác dụng nhuận trường, lực lượng vi sinh là phương tiện an toàn cho cơ tạng còn rất nhạy cảm của trẻ em để tương tranh với hàng trăm chủng loại vi sinh độc hại lúc nào cũng chực chờ trong khung ruột.
Thầy thuốc ủng hộ cách dùng sữa chua có vi sinh là hoàn toàn có lý vì kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng truy lùng bệnh nguyên của bạch cầu và thực bào trong cơ thể của trẻ thường dùng món này được cải thiện thấy rõ. Trong môi trường ô nhiễm như ở nước ta, có được thuốc quý như thế còn muốn gì hơn. Đáng tiếc là nhiều bà mẹ vẫn chưa có thói quen cho con ăn sữa chua hay có dùng nhưng không đúng cách.
Thành phần vi sinh hữu ích trong khung ruột có chung một nhược điểm là rất mong manh. Các thành phần này rất dễ thất thoát nếu trẻ phải dùng thuốc kháng sinh lâu ngày. Chúng thậm chí hao hụt rất nhanh trong trường hợp ngộ độc thực phẩm, khi trẻ bị căng thẳng (chẳng hạn trong giai đoạn mới vào nhà trẻ, vào trường học hay thường khi chỉ vì thay đổi cách ăn uống). Chính vì thế mà trẻ nên ăn sữa chua sau bữa điểm tâm vì đó là thời điểm tốt nhất để tăng cường sức kháng bệnh.
Trẻ nên ăn sữa chua sau bữa điểm tâm, vì đó là thời điểm tốt nhất để tăng cường sức kháng bệnh (ảnh minh họa)
Kế đến, nhiều người vẫn tưởng cứ cho trẻ ăn sữa chua lúc nào cũng tốt. Đáng tiếc là như thế thì sẽ uổng tiền. Vì sữa chua nếu muốn nên thuốc thì phải chứa một lượng rất lớn vi sinh để một phần trong đó sống sót sau khi lội qua nước chua của dạ dày. Quan trọng hơn nữa, nếu muốn tái lập quân bình vi sinh trong đường ruột thì cần ăn sữa chua mỗi ngày, một lần trong ngày là được rồi nhưng tối thiểu phải 4 tuần liên tục. Trong thời gian đó, càng khéo hơn nữa nếu trẻ có chế độ dinh dưỡng dồi dào chất xơ từ rau cải, mễ cốc. Dù là trẻ con hay người lớn, dùng sữa chua theo kiểu ngẫu hứng thì chỉ làm vui lòng nhà sản xuất.
Riêng với trường hợp trẻ dùng thuốc kháng sinh nhiều ngày thì sữa chua, cho dù có ăn mỗi ngày mấy hũ, cũng không đủ để phục hồi khung ruột vì bệnh nhi thường cần không dưới 10 tỉ vi sinh loại Lactobacillus hay Bifido mỗi ngày. Trong trường hợp này nên dùng thuốc có men vi sinh theo hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu dùng chung với sữa chua càng hay. Quan trọng là nếu pha nước thì phải với nước lạnh.
Thêm một điểm quan trọng cho người tiêu dùng là đừng tưởng sữa chua phải chua mới tốt. Khẩu vị chua nhiều hay ngọt lịm là chuyện nhỏ trong tay nhà sản xuất. Chuyện đó không ăn nhằm gì với thành phần vi sinh trong sản phẩm. Muốn biết sữa chua tốt hay không chỉ có một cách đơn giản là kiên nhẫn dùng ít tuần xem trẻ có khỏe hay không. Khỏe thì dùng tiếp, không khỏe thì tìm biện pháp khác hay hỏi ý kiến của thầy thuốc.
VGT(Theo Người lao động)
Nhìn vết thương biết sức kháng bệnh Tiến độ lành vết thương ngoài da, vết loét trên niêm mạc là dấu hiệu phản ánh tuy gián tiếp nhưng trung thực về khả năng phòng vệ và nguồn dự trữ dưỡng chất của cơ thể nạn nhân. Vết thương khó lành cũng như dễ để sẹo nếu sức đề kháng suy yếu lại thêm không đủ chất kiến tạo. Vết thương...