Bổ sung vitamin C và thực phẩm kháng khuẩn đúng cách phòng, chống Covid-19
Bổ sung vitamin C và các thực phẩm có tính kháng khuẩn như thế nào đúng cách là câu hỏi được nhiều bà nội trợ băn khoăn trong mùa dịch Covid-19. PGS.TS Bùi Thị Nhung, Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia đã có những khuyến cáo các bà nội trợ về những vấn đề này.
PGS, TS Bùi Thị Nhung chia sẻ thông tin.
Thực phẩm kháng khuẩn có tác dụng chống virus corona?
Tại tọa đàm trực tuyến “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19″ do Báo Nhân Dân điện tử tổ chức, trả lời câu hỏi của độc giả về việc, liệu những thực phẩm có tính kháng khuẩn như hành, tỏi, sả… có giúp người dân tăng sức đề kháng, PGS, TS Bùi Thị Nhung cho biết, các loại rau gia vị ngoài cung cấp vitamin và khoáng chất còn có kháng sinh tự nhiên giúp cơ thể phòng bệnh.
Một bữa ăn khoa học và hợp lý thì cần phối hợp nhiều loại thực phẩm trong chế biến món ăn, giúp cho món ăn vừa ngon hấp dẫn và giúp cơ thể phòng bệnh. Thí dụ món rau muống xào tỏi, món thịt bò sốt vang, món canh cá đều cần sử dụng thêm các loại gia vị như gừng tỏi, hành, thì là, mùi…, các món rau xào hoặc canh phối hợp nhiều loại thực phẩm vừa ngon miệng mà vừa sử dụng được thêm các loại rau gia vị.
Do đó, PGS Bùi Thị Nhung khuyến cáo, khi chế biến món ăn, các bà nội trợ nên thường xuyên sử dụng lượng vừa phải một số thực phẩm/gia vị chứa các hoạt chất đặc biệt giúp tăng cường miễn dịch như: tỏi, hành, nghệ, sả, nấm, tảo biển… giúp kích thích hệ thống miễn dịch thông qua kích hoạt các cytokine, hoạt hóa đại thực bào để thực hiện chức năng miễn dịch.
Ngoài ra, nhóm thực phẩm chứa flavonoid cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng khả năng chống ô-xy hóa và tăng cường miễn dịch của cơ thể. Các thực phẩm giàu flavonoid như: các loại rau gia vị, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh…
Video đang HOT
“Như vậy, chúng ta có nhiều loại rau gia vị khác nhau, cũng đóng vai trò quan trọng tăng cường. Nền tảng chúng ta phải có cơ thể tốt thì chúng ta sẽ phòng bệnh tốt”, PGS Bùi Thị Nhung nói.
Bổ sung vitamin C đúng cách
Trước việc bổ sung vitamin C khá ồ ạt của nhiều người dân nhằm mục đích tăng sức đề kháng thời gian vừa qua, BS Nhung cho hay, nhu cầu vitamin C khuyến cáo cho người trưởng thành là 100 mg/ngày. Nếu tính cả sự hao hụt qua quá trình chế biến (tới 50%), cũng chỉ cần 200 mg/ một ngày.
Vitamin C có rất nhiều trong các loại rau hàm lượng khoảng 50-100 mg/100 g rau. Thí dụ, rau cải ngọt: 78.4 mg; rau súp- lơ: 88,1 mg, rau giền đỏ: 89 mg; rau đay: 77 mg… và các loại quả chín nói chung, như bưởi (95 mg); cam (40 mg), đu đủ (54 mg). Như vậy, nếu ăn đủ theo khuyến nghị của tháp dinh dưỡng là 3-4 đơn vị rau củ (tương đương 3-4 lưng bát rau), và 300g quả chín/ngày, sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin C và các vitamin cùng khoáng chất khác. Do đó, chỉ cần ăn đủ thực phẩm khuyến cáo trên, có thể cung cấp vitamin C đủ cho cơ thể.
Vì thế, khi người dân lựa chọn bổ sung vitamin liều cao dạng viên sủi (1.000 mg/ngày), BS Nhung khuyên nên sử dụng trong thời gian ngắn, sử dụng khi bị bệnh và theo chỉ định của bác sĩ. “Nếu sử dụng nhiều hơn nhu cầu khuyến nghị, cơ thể cũng phải đào thải và lâu dài có nguy cơ sỏi thận”, PGS Bùi Thị Nhung nói.
Trong việc tăng cường sức đề kháng phòng chống dịch Covid-19, PGS Bùi Thị Nhung cho hay, các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch không chỉ có vitamin C, mà còn có vitamin A, D, E, sắt, kẽm, selen và các chất chống ô-xy hóa như flavoniod.
Đặc biệt, trong mùa đông, cơ thể có nguy cơ thiếu vitamin D còn cao hơn cả thiếu vitamin C. Vitamin D có vai trò quan trọng trong chống nhiễm khuẩn, tăng cường miễn dịch. Vitamin D chỉ có khoảng 10-15% trong thực phẩm, còn 85-90% được tổng hợp khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Vì thế, mọi người cần phơi nắng, để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khoảng 15-25 phút cơ thể mỗi ngày có thể tổng hợp 5.000-10.000 UI vitamin D.
Theo Nhân dân
Ăn cam, uống vitamin C phòng dịch Covid-19: Bao nhiêu là đủ?
Việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể cần đảm bảo vừa đủ theo khuyến cáo thì mới đem lại hiệu quả cao nhất, cũng như tránh gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Để đối phó với dịch Covid-19, bên cạnh những nguyên tắc đảm bảo an toàn như đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay có cồn, hạn chế đến những nơi đông người, thì việc tự tăng cường hệ thống phòng thủ của cơ thể, ở đây chính là hệ miễn dịch, trước sự tấn công virus corona là yếu tố hết sức quan trọng.
Ăn cam, uống vitamin C có thể coi là phương pháp tăng cường sức đề kháng quen thuộc và được áp dụng phổ biến nhất của người Việt. Ghi nhận thực tế cũng cho thấy rằng, nhu cầu mua cam đã tăng vọt kể từ khi dịch Covid-19 hoành hành. Vì vậy, dù chưa đến mùa nóng nhưng loại quả này đã trở thành một mặt hàng "đắt như tôm tươi".
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý tằng, việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể cần đảm bảo vừa đủ theo khuyến cáo thì mới đem lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, trong trường hợp bổ sung vitamin C dưới dạng liều cao (viên uống, viên sủi) cần đặc biệt chú ý, bởi cơ thể hấp thu quá nhiều có thể dẫn đến những tác động tiêu cực cho sức khỏe.
Bổ sung vitamin C bằng cam và viên uống tổng hợp như thế nào là hợp lý?
Lượng thực phẩm cần sử dụng trong một ngày để có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng và các vi chất dinh dưỡng cho cơ thể, đã được quy định rất rõ trong các tháp dinh dưỡng, do Viện Dinh dưỡng quốc gia xây dựng riêng cho 6 nhóm đối tượng. Do đó, có thể căn cứ vào tháp dinh dưỡng để có cân đối cách bổ sung dưỡng chất, trong trường hợp này là vitamin C.
Theo PGS, TS Bùi Thị Nhung, Chủ nhiệm Khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia, vitamin C có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch thông qua hỗ trợ sản xuất interferon (loại protein chống lại tác nhân gây bệnh, là thành phần đạm quan trọng của hệ miễn dịch). Đây là chất dinh dưỡng giúp ức chế sự tổng hợp của virus mới, từ đó có tác dụng chống lại virus xâm nhập.
Nhu cầu vitamin C khuyến cáo cho người trưởng thành là 100 mg/ngày. Nếu tính cả sự hao hụt qua quá trình chế biến (tới 50%), cũng chỉ cần 200 mg/ngày.
Vitamin C có rất nhiều trong các loại rau, với hàm lượng khoảng 50-100 mg/100 g rau, ví dụ rau cải ngọt: 78.4 mg; rau súp- lơ: 88,1 mg, rau dền đỏ: 89 mg; rau đay: 77 mg... và các loại quả chín nói chung, như bưởi: 95 mg; cam: 40 mg, đu đủ: 54 mg. Như vậy, nếu ăn đủ theo khuyến nghị của tháp dinh dưỡng là 3-4 đơn vị rau củ (tương đương 3-4 lưng bát rau), và 300g quả chín/ngày, sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin C và các vitamin cùng khoáng chất khác.
PGS, TS Bùi Thị Nhung lưu ý về việc bổ sung vitamin C liều cao: "Vitamin C liều cao dạng viên sủi (1000 mg/ngày) chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, khi bị bệnh và theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sử dụng nhiều hơn nhu cầu khuyến nghị, cơ thể cũng phải đào thải và lâu dài có nguy cơ sỏi thận".
Đặc biệt, theo chuyên gia này, mọi người không nên chỉ tập trung vào việc bổ sung vitamin C, bởi còn có nhiều loại vitamin và khoáng chất khác cũng đóng vai trò tăng cường hệ miễn dịch như: vitamin A, D, E, sắt, kẽm, selen và các chất chống oxy hóa như flavoniod.
Đáng chú ý, theo PGS, TS Bùi Thị Nhung, vitamin D là một loại vi chất mà chúng ta thường thiếu trong mùa đông, nên mọi người cần quan tâm hơn đến việc bổ sung vi chất này: "Vitamin D có vai trò quan trọng trong chống nhiễm khuẩn, tăng cường miễn dịch. Vitamin D chỉ có khoảng 10-15% trong thực phẩm, còn lại 85-90% được tổng hợp khi da tiếp xúc với ánh mặt trời".
Do đó, mọi người cần phơi nắng, để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời (ánh nắng nhẹ) khoảng 15-25 phút mỗi ngày có thể tổng hợp 5.000-10.000 UI vitamin D. Bên cạnh đó, tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như: gan, lòng đỏ trứng, cá, hải sản... cho bữa ăn hàng ngày.
Minh Nhật
Tọa đàm dinh dưỡng tăng đề kháng phòng Covid-19 Các bác sĩ tư vấn cách ăn uống khoa học cho mọi người để cơ thể tăng đề kháng, phòng bệnh, lúc 14h ngày 19/2, phát trực tiếp trên VnExpress. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Nội Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP HCM, Covid-19 lây lan nhanh, chưa có thuốc đặc trị và vaccine phòng. Tính...