Bổ sung 2 chất này có tác dụng ngăn ngừa chóng mặt
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, bổ sung vitamin D và canxi có thể làm giảm nguy cơ bị chóng mặt đáng kể.
Các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc đã tìm hiểu sâu thêm về hiện tượng chóng mặt lành tính (BPPV), một vấn đề khá phổ biến và thường xuất hiện khi thay đổi tư thế, di chuyển đầu, xoay đầu. Tình trạng này xảy ra do các tinh thể canxi carbonate (otoconia) trong tai bị tách rời và di chuyển tới ba ống bán khuyên, nơi cảm nhận chuyển động của đầu. Chúng cản trở dòng chảy của chất lỏng ở khu vực này, từ đó khiến tai gửi sai tín hiệu lên não.
Theo các tác giả của nghiên cứu, khoảng 86% những người mắc phải chứng chóng mặt này cho biết họ bị ảnh hưởng lớn trong cuộc sống, thậm chí khiến họ không thể làm việc được.
Ji-Soo Kim, đồng tác giả của nghiên cứu kiêm tiến sĩ tại Đại học Y Seoul cho biết, chóng mặt lành tính thường được khắc phục bằng cách thực hiện một số chuyển động đầu nhất định dưới sự giám sát của bác sĩ. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây lại chỉ ra, bổ sung vitamin D và canxi là biện pháp vừa đơn giản vừa có thể ngăn ngừa những cơn chóng mặt tái phát. Theo tiến sĩ Kim, phương pháp điều trị này còn đặc biệt hiệu quả đối với người bị thiếu vitamin D.
BPPV là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới hiện tượng chóng mặt.
Phát hiện mới
Anthony Geraci, bác sĩ kiêm chuyên gia về thần kinh tại Trung tâm y tế Northwell ở Great Neck, New York khẳng định, nghiên cứu trên là bằng chứng tốt nhất tới nay chứng minh có một phương pháp điều trị đơn giản và hiệu quả cho tình trạng chóng mặt phổ biến, thường ảnh hưởng đến những người trên 50 tuổi.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trên 900 người mắc BPPV. Các tình nguyện viên được chia thành 2 nhóm. Nhóm đầu tiên bao gồm những người có lượng vitamin D thấp, dưới 20ng/ml, sẽ bổ sung 180mg vitamin D và 500mg canxi hai lần mỗi ngày, Trong khi đó, nhóm còn lại là sẽ không phải tăng cường 2 chất này.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy, những người dùng thực phẩm bổ sung giảm nguy cơ bị chóng mặt tới 24% so với người khác. Hơn nữa, hiệu quả cao nhất nằm ở người thiếu nhiều vitamin D. Các nhà nghiên cứu đã thống kê, người có lượng vitamin D thấp, dưới 10ng/ml giảm được 45% tỷ lệ tái phát chóng mặt, trong khi con số này chỉ là 14% ở những người có mức vitamin D từ 10 đến 20ng/ml.
Tiến sĩ Kim cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng vì kết quả này do từ trước đến nay, đến gặp bác sĩ để thực hiện các chuyển động đầu là cách chủ yếu để điều trị chứng chóng mặt tư thế lành tính. Nghiên cứu đã chỉ ra một phương pháp điều trị rẻ tiền, ít rủi ro và chỉ cần bổ sung vài chất dinh dưỡng là có thể ngăn ngừa chứng rối loạn phổ biến và thường tái phát này”.
Video đang HOT
Lợi ích của vitamin D và canxi
Mọi người có thể tăng cường vitamin D bằng cách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tiêu thụ thức ăn như cá béo hoặc dùng thực phẩm bổ sung.
Tăng cường vitamin D và canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày là việc làm rất cần thiết. Bác sĩ Geraci lưu ý, không ít nghiên cứu trước đây đã chứng minh chất này giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, sức khỏe xương và giảm nguy cơ gãy xương do vấp ngã ở người cao tuổi.
Sami Saba, nhà thần kinh học kiêm bác sĩ tại Bệnh viện Lenox Hill ở Great Neck, New York cho biết, phương pháp điều trị BPPV truyền thống chỉ giúp tái định vị, đưa các tinh thể canxi carbonate bị dịch chuyển trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên, các triệu chứng thường tái phát sau một thời gian và cho đến nay vẫn chưa có cách điều trị tận gốc.
Nghiên cứu trên hứa hẹn đem lại hy vọng cho những người mắc BPPV. Theo bác sĩ Saba, các tinh thể tai trong, còn gọi là sỏi tai otoconia, được tạo ra từ canxi cacbonate và vitamin D rất cần thiết trong quá trình chuyển hóa canxi. Đây có thể là lý do tại sao bổ sung hai chất dinh dưỡng này lại giúp ngăn ngừa nguy cơ chóng mặt tái phát.
Cơ thể con người tạo ra vitamin D từ ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên da. Ngoài ra, chất này cũng tồn tại trong một số thực phẩm như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, gan động vật, thịt đỏ và lòng đỏ trứng. Trong khi đó, để bổ sung canxi, bạn nên tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, pho mát, sữa chua, rau xanh, đậu và một số loại cá.
Chưa đầy 30 tuổi nhưng khả năng cao bị bệnh gút, nếu bạn cứ tiếp tục 3 thói quen "bức tử" cơ thể
Bệnh gút ngày càng trẻ hóa và có tỷ lệ tăng cao vào mùa hè là do bắt nguồn từ nhiều thói quen không lành mạnh.
Vào những ngày nắng nóng, khi nhiệt độ tăng mạnh cũng là lúc nhiều người thích ăn các món ăn đậm gia vị như thịt nướng, kèm theo đó là một chai bia mát lạnh. Mặc dù cảm giác ăn uống kiểu này rất sảng khoái nhưng lại rất dễ gây ra nhiều bệnh.
Trang Kknews đưa tin, Tiểu Hoa (30 tuổi) ở Trung Quốc liên tục ăn hải sản nướng và uống bia lạnh trong suốt một tuần. Đột nhiên, vào lúc nửa đêm, cô cảm thấy các đốt ngón tay, ngón chân sưng và đau dữ dội. Sau khi nhập viện, cô được chẩn đoán mắc bệnh gút.
Tiểu Hoa bị bệnh gút khi còn rất trẻ.
3 thủ phạm khiến tỷ lệ mắc bệnh gút tăng cao
Gút là căn bệnh hình thành do sự các tinh thể urat trong các mô cơ thể, thường xảy ra trong hoặc xung quanh khớp, dẫn tới viêm khớp gây ra đau đớn dữ dội. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gút là do sự dư thừa axit uric trong máu. Trong khi đó, axit uric được tạo ra từ quá trình phân hủy purin, được tìm thấy trong một số loại thực phẩm đặc biệt.
1. Uống quá nhiều đồ lạnh
Mùa hè là thời điểm nhiều người thích tiêu thụ các thức uống mát lạnh như bia, nước ngọt đi kèm với thịt nướng. Mặc dù việc ăn uống này rất ngon miệng, nhưng tiêu thụ thường xuyên như vậy sẽ làm tăng gánh nặng trao đổi chất ở thận, từ đó gây ra suy giảm chức năng trao đổi chất của cơ thể, khiến việc bài tiết axit uric ở thận kém đi. Khi hàm lượng axit uric trong cơ thể tăng lên, rất dễ gây ra bệnh gút.
2. Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa hàm lượng purine cao
Chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng tăng cao khiến tiêu chuẩn ăn uống cũng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, có một số thực phẩm đặc biệt chứa hàm lượng purine cao, có thể khiến nồng độ axit uric trong máu tăng như là thịt đỏ, nội tạng động vật, cá có hàm lượng chất béo cao (cá mòi, cá trích), súp lơ, nấm...
Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa purine sẽ gây ra bệnh gút.
Những thực phẩm này nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, tiêu hóa, bài tiết của thận, làm rối loạn chức năng phân hủy axit uric, gây ra bệnh gút.
3. Thay đổi nhiệt độ đột ngột
Khi nhiệt độ bên ngoài cao, cơ thể đang mất đi một lượng nước bởi mồ hôi, nếu đột ngột chuyển vào môi trường lạnh như điều hòa sẽ dễ khiến cho máu dễ tạo ra các tinh thể kết tủa trong khớp, gây ra bệnh gút. Đây là một trong những lý do khiến ngón chân dễ bị gút nhất, vì nhiệt độ ở ngón chân thấp hơn nhiều vùng khác trên cơ thể. Ngoài ra, bàn tay cũng là nơi có nhiệt độ thấp nhưng lại ít có khả năng bị gút hơn.
Làm thế nào để đối phó với bệnh gút hiệu quả?
Để phòng ngừa bệnh gút, người trẻ nên chủ động phòng tránh thông qua một số cách sau:
Hạn chế việc tiêu thụ bia lạnh và đồ nướng vào mùa hè để phòng tránh bệnh gút.
1. Ăn uống lành mạnh
Để đối phó với bệnh gút một cách hiệu quả, bạn cần kiểm soát chế độ ăn uống của mình. Trước tiên, hãy giảm lượng thức ăn giàu chất béo và purine cao. Một chế độ ăn lành mạnh, ít muối, ít dầu, ít đường, nhiều trái cây và rau quả tươi sẽ giúp ổn định axit uric của cơ thể. Đặc biệt cần hạn chế tiêu thụ rượu bia, đồ uống có cồn.
2. Sử dụng thuốc hợp lý
Một khi được chẩn đoán mắc bệnh gút, bạn không được phép tự ý mua thuốc về uống mà cần phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu uống thuốc một cách tùy tiện sẽ gây ra những tác dụng phụ khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
3. Uống nhiều nước
Bổ sung cơ thể đầy đủ nước có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh gút tấn công và giảm các cơn đau ở các khớp. Đồng thời, uống nhiều nước cũng sẽ giúp cơ thể bài tiết lượng axit uric dư thừa. Cần lưu ý rằng nên bổ sung nước lọc thay vì các loại thức uống chứa ga hoặc cồn khác.
4. Duy trì cân nặng phù hợp
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng béo phì cũng là một trong những yếu tố nguy cơ đối với bệnh gút. Vì vậy, việc duy trì cân nặng phù hợp sẽ giúp làm giảm lượng axit uric trong máu, tăng sức chịu đựng của các khớp hơn.
Để con đầu óc minh mẫn đi thi, bố mẹ cần chú ý những thực phẩm bổ não nào? Những thực phẩm dễ kiếm như trái cây, trứng, cá, các loại hạt... là nguồn dinh dưỡng thiết yếu để giữ trí não luôn khỏe mạnh, minh mẫn. Khi bộ não phải tập trung làm việc lâu, tình trạng căng thẳng, mệt mỏi tất yếu sẽ xảy ra mà không có loại thuốc nào có thể chữa trị được. Để trí não hoạt...