Bị nhiễm liên cầu khuẩn do mổ phải lợn chế.t
Một bệnh nhân nam 32 tuổ.i đã bị sốc nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn lợn gây ra. Được biết, bệnh nhân đã mổ lợn chế.t không rõ nguyên nhân trước đó.
Các ban xuất huyết hoại tử trên da bệnh nhân.
Theo Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, bệnh viện mới tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam thanh niên 32 tuổ.i (trú tại Chương Mỹ, Hà Nội), chuyển từ tuyến y tế cơ sở đến bệnh viện với chẩn đoán theo dõi sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn.
BSCKI .Trần Đình Thăng, Khoa Hồi sức tích cực cho biết: Bệnh nhân thực hiện công việc giế.t mổ lợn trên một con lợn chế.t không rõ nguyên nhân.
Video đang HOT
Sau mổ lợn 5 giờ đồng hồ bệnh nhân có xuất hiện sốt rét run, mệt mỏi, kèm theo có đau bụng, nôn nhiều. Bệnh nhân được chỉ định vào điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới điều trị trong tình trạng mệt mỏi, lơ mơ, khó thở, đau bụng vật vã và vẫn tiếp tục nôn. 2 tiếng sau, bệnh nhân xuất hiện các ban xuất huyết hoại tử trên da tăng nhanh kèm theo suy hô hấp, tụt huyết áp, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng nguy kịch.
Khi vào khoa Hồi sức tích cực bệnh nhân có phù toàn thân, nhiều ban xuất huyết hoại tử toàn thân và ở mặt, suy đa phủ tạng, tổn thương gan, thận, rối loạn đông máu… Bệnh nhân được chẩn đoán: sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn, bệnh nhân được chỉ định lọc má.u liên tục, kháng sinh phổ rộng liều cao và can thiệp nhiều thủ thuật chuyên sâu khác, cấy má.u dương tính với vi khuẩn Streptococcus Suis.
Trong quá trình điều trị bệnh nhân xuất hiện biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, tán huyết, hoại tử da…Bệnh nhân được điều trị tích cực trong 21 ngày, tình trạng cải thiện tốt bệnh nhân ổn định ra viện trong vài ngày tới. Tuy nhiên, bệnh nhân đến viện muộn, do đó, để lại di chứng giảm thính lực.
Bệnh liên cầu khuẩn lợn do vi khuẩn Streptococcus Suis gây nên. Người có thể lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh.
Liên cầu lợn có thể lây truyền sang người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương trầy xước trên da của những người giế.t mổ, chế biến hoặc ăn thịt lợn hoặc tiết canh lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín.
Để phòng, tránh bệnh liên cầu lợn, bác sĩ khuyến cáo người dân cần nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng. Không giế.t mổ lợn bệnh, chế.t không rõ nguyên nhân, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Sử dụng các trang bị bảo hộ (găng tay) khi giế.t mổ, chế biến thịt lợn sống. Khi tiếp xúc với nguồn lây như lợn bệnh và sau ăn thức ăn có nguồn gốc từ lợn không đảm bảo vệ sinh mà xuất hiện các triệu chứng bệnh thì cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên sâu gần nhất để được điều trị để hạn chế các biến chứng và giảm thiểu tỉ lệ t.ử von.g.
Thanh Hóa: Một người t.ử von.g do nhiễm khuẩn liên cầu lợn
Ngày 3/8, hệ thống giám sát, kiểm soát dịch bệnh ở Thanh Hóa ghi nhận một ca t.ử von.g do liên cầu khuẩn lợn và khuyến cáo người dân thực hiện ăn chín, uống chín, không ăn tiết canh lợn.
Thực phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa tạm giữ.
Qua điều tra, giám sát và khai thác tiề.n sử, yếu tố dịch tễ, sáng 19/7, bệnh nhân L.Đ.T (41 tuổ.i) ở xã Quảng Hải, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa sử dụng lòng lợn, tiết lợn sống được người thân mua từ chợ Đai, xã Quảng Hải về, đán.h tiết canh và một mình ăn 2 bát tiết canh lợn.
Ngày 23/7, bệnh nhân L.Đ.T đến Trạm y tế xã Quảng Hải với triệu chứng sốt 38,5 độ, đau đầu, ù tai, lòng bàn chân trái sưng bầm tím. Y tế xã nghi bệnh nhân T. nhiễ.m trùn.g máu, đã chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán là nhiễm khuẩn liên cầu lợn và được chuyển thẳng ra bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương lúc 16 giờ cùng ngày.
Dù được cấp cứu, điều trị, chăm sóc tích cực nhưng sáng 2/8 bệnh nhân L.Đ.T đã t.ử von.g tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương đã tổ chức điều tra, giám sát ca bệnh, chỉ đạo Trạm y tế xã Quảng Hải lập danh sách, tư vấn, theo dõi sát những người tham gia giế.t mổ, ăn tiết canh, thịt lợn cùng bệnh nhân để tuyên truyền, giám sát theo dõi sức khỏe nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để xử lý và điều trị kịp thời; tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh liên cầu lợn theo hướng dẫn của Bộ Y tế về giám sát, phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người.
Hiện cơ quan chuyên môn phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền tới người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng, chống bệnh do liên cầu lợn tại cộng đồng; không giế.t mổ, buôn bán, tiêu thụ lợn ốm, chế.t, sử dụng bảo hộ lao động khi tham gia chăn nuôi, giế.t mổ lợn, chế biến thực phẩm từ lợn.
Mỗi gia đình, người dân hãy thực hiện ăn chín, uống chín, không ăn tiết canh, các thực phẩm tái, sống từ lợn; khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao đột ngột kèm theo có yếu tố dịch tễ liên quan cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Hiểm họa khôn lường khi ăn tiết canh Dù đã được các chuyên gia y tế cảnh báo nhiều về hậu quả khôn lường khi ăn tiết canh sống nhưng nhiều người vẫn chủ quan, thường xuyên sử dụng. Các bác sĩ cảnh báo, bệnh liên cầu lợn diễn biến nhanh chóng, gâ.y số.c nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa tạng, thậm chí, bệnh có thể gây t.ử von.g nếu...