Bệnh lý hoa hậu Mai Phương Thúy vừa mắc, ngày hè nóng nực càng phải thận trọng
Hoa hậu Mai Phương Thúy mới đây chia sẻ hình ảnh ngồi xe lăn khiến nhiều người lo lắng cho sức khỏe của cô. Bệnh lý mà hoa hậu Mai Phương Thúy đang mắc rất hay gặp ở nhiều người trong ngày hè nóng nực.
Mới đây, hoa hậu Mai Phương Thúy đã chia sẻ trên trang cá nhân hình ảnh ngồi trên xe lăn được chụp trước bệnh viện với dòng chia sẻ “Mấy khi mình thấp như vậy” và trước đó là dòng trạng thái ốm và sốt khiến không ít người lo cho sức khỏe của cô.
Nhiều sao Việt như Đông Nhi, Hà Thu, Quỳnh Nga, Hà Kiều Anh… đã bày tỏ lo lắng cho Hoa hậu Việt Nam 2006. Trước sự quan tâm của mọi người, nàng hậu chia sẻ mình bị sốt siêu vi, thấy chóng mặt.
Mai Phương Thúy mới đây phải vào viện vì sốt siêu vi. Ảnh Internet
Theo BS Trần Thị Kim Ngọc, sốt siêu vi hay sốt virus là bệnh nhiễm virus. Bệnh thường gặp trong khi thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng hoặc nóng sang lạnh, từ nắng nóng chuyển sang mưa nhiều và ngược lại… Hiện nay thời tiết đang vào những đợt nắng nóng là yếu tố thuận lợi, nếu không nâng cao sức đề kháng rất dễ bị sốt siêu vi. Sốt siêu vi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy hiểm hơn với những người có hệ miễn dịch kém, trẻ nhỏ.
Người bệnh khi bị sốt siêu vi thường có triệu chứng điển hình là cơ thể mệt mỏi, đặc biệt là phần đầu, đau cơ xương khớp; Sốt cao trên 39 độ. Sốt theo từng cơn, thường về chiều và đêm nặng hơn; nghẹt mũi, chảy nước mũi…
Bệnh sốt siêu vi không quá nguy hiểm. Thường sau khoảng 5-7 ngày, các triệu chứng của bệnh suy giảm, tự khỏi mà không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên, nếu mọi người chủ quan để nhiệt độ cơ thể tăng quá cao, triệu chứng nặng hơn có thể dẫn tới co giật, rơi vào hôn mê. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh sốt siêu vi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, bệnh lại lây lan nhanh nên người mắc bệnh cần có ý thức tự cách ly và thông báo người xung quanh biết để phòng lây nhiễm.
Chăm sóc người bệnh sốt virus
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, khác các bệnh do vi khuẩn gây ra, sốt virus uống thuốc kháng sinh không giúp cơ thể tiêu diệt virus. Người bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau khoảng vài ngày nếu được chăm sóc tốt.
Để giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh, các chuyên gia khuyến cáo cần chú ý biện pháp chăm sóc sau:
Video đang HOT
* Bổ sung đủ nước
Người bệnh sốt siêu vi thường sốt cao khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước nhanh, mất cân bằng điện giải. Bởi vậy, người bệnh nên tăng cường bổ sung nước. Ngoài nước lọc có thể dùng các thức uống tốt như nước ép trái cây, nước cân bằng điện giải, nước trong các món canh.
Ở trẻ sơ sinh, cha mẹ bổ sung nước tăng cường bằng cách tăng cữ bú và thức uống điện giải đặc biệt.
Người bệnh mệt mỏi nên cần nghỉ ngơi, mỗi ngày ngủ đủ 8 – 10 tiếng, tránh lao động quá sức, tập thể dục…
* Cẩn thận khi dùng thuốc hạ sốt không kê đơn
Cơ thể sẽ rất mệt mỏi khi bị sốt siêu vi. Để kiểm soát tốt cơn sốt này tạm thời, bạn có thể dùng các loại thuốc không kê đơn như: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,… Nhưng cần phải dùng theo đúng liều lượng, hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ. Việc dùng thuốc hạ sốt quá liều lượng dễ dẫn tới tổn thương gan, xuất huyết dạ dày, bệnh lý về thận. Ngoài ra, lưu ý trẻ dưới 18 tuổi không dùng Aspirin.
* Làm mát cơ thể
Sốt khiến bạn khó chịu nên cần nhanh chóng làm mát cơ thể bằng cách như: Lau người với nước ấm, không ngâm hay lau nước lạnh có thể khiến tình trạng nặng nề hơn. Người bệnh cần mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi, uống nhiều nước, dùng quạt để lưu thông khí…
Khi áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà không đỡ hoặc cơ thể sốt quá cao nên tới cơ sở y tế kiểm tra. Sốt cao quá kéo dài dễ gây biến chứng nếu chủ quan.
Trong sinh hoạt hàng ngày, mọi người cũng cần lưu ý các biện pháp để phòng tránh bệnh như: Vệ sinh thường xuyên nhà cửa và môi trường sống để ngăn vi khuẩn sinh sôi hay tạo điều kiện cho virus lây truyền qua các vật trung gian; Tập thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi dùng tay che miệng khi ho, hắt hơi hoặc sổ mũi,…; Nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý, nên ăn thức ăn lỏng.
Thuốc tăng cường miễn dịch không thể dùng bừa
Viêc bảo vệ sức khỏe bằng cách tăng cường miễn dịch là một trong những giải pháp quan trọng nhất để phòng ngưa nguy cơ nhiêm bênh, nhất là khi dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Nhiều người lựa chọn dùng thuốc như một biện pháp hữu hiệu để tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể... Tuy nhiên, đâu là cách sử dụng an toàn, hợp lý?
Quá nhiều sự lựa chọn
Miễn dịch là khả năng phản ứng của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nào đó, hệ miễn dịch kém khiến cho cơ thể mệt mỏi, dễ ốm, thậm chí mắc bệnh nặng. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, đồng thời phục hồi nhanh nếu không may bị mắc bệnh, nhiều người đã tìm đến các loại thuốc tăng cường miễn dịch với mong muốn tăng khả năng chống chọi lại với bệnh tật, nhất là thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành.
hệ miễn dịch kém khiến cho cơ thể mệt mỏi, dễ ốm.
Tuy nhiên, lựa chọn thuốc không hề dễ dàng. Chỉ một cú click chuột trên trang tìm kiếm có thể tìm thấy hàng ngàn kết quả về thuốc tăng cường miễn dịch của nhiều hãng dược với hàng trăm giá khác nhau. Loại thuốc nào cũng kèm với lời quảng cáo "thuốc tốt, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, thành phần tự nhiên, có nguồn gốc thảo dược không tác dụng phụ, dễ sử dụng...".
Tại Nhà thuốc trên phố Trần Đại Nghĩa (Hai Bà Trưng), khi được hỏi về thuốc tăng sức đề kháng, chủ cửa hàng cũng đưa ra một danh sách: Pediakid, immucan, imuno glucan, thymos, modulin forte, imodulin, A-HPC, epidolle, anaferol... Mỗi loại lại có mức giá khác nhau từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Trước bạt ngàn các loại thuốc tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng, người tiêu dùng rất khó để lựa chọn loại thuốc phù hợp.
Thực chất các loại thuốc tăng cường miễn dịch
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương (Trường đại học Dược Hà Nội), chất kích thích miễn dịch/tăng cường miễn dịch là các chất (bao gồm cả thuốc và chất không phải thuốc như chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng...) có khả năng tác động vào hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua kích hoạt hoặc tăng cường hoạt động của các thành phần trong hệ thống miễn dịch.
Các chất kích thích miễn dịch có thể chia thành hai nhóm: Kích thích miễn dịch đặc hiệu (như vaccin hay các kháng nguyên) và kích thích miễn dịch không đặc hiệu. Do hệ thống miễn dịch của cơ thể rất phức tạp, giải thích cơ chế tác dụng của các chất kích thích/tăng cường miễn dịch, đặc biệt là với miễn dịch không đặc hiệu hoàn toàn không đơn giản. Thêm vào đó, từ cơ chế tác dụng đến chứng minh hiệu quả thực sự trên lâm sàng cũng còn rất nhiều thách thức.
Chỉ dùng khi thiếu hụt
Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều chất được quảng cáo có tác dụng tăng cường miễn dịch theo các cơ chế rất khác nhau, tuy nhiên phần lớn đều chưa chứng minh được vai trò thực sự trên lâm sàng. Mặt khác, bất kỳ chất nào đưa vào cơ thể đều có khả năng gây ra các tác dụng không mong muốn cho người sử dụng.
PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh, không được tùy tiện sử dụng, không được lạm dụng các loại thuốc này. Cần tham vấn ý kiến chuyên môn trước khi có quyết định sử dụng các chất được quảng cáo là tăng cường miễn dịch để tránh lãng phí về tiền bạc mà không đem lại hiệu quả như mong muốn, hoặc thậm chí còn có thể có hại cho sức khoẻ.
Với các chế phẩm dùng cho trẻ, theo BS. Trần Đồng (Bệnh viện sản nhi Vĩnh Phúc), việc sử dụng những loại thuốc hoặc những sản phẩm có tác dụng tăng cường miễn dịch cũng cần phải được chỉ định, tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ. Nên nhớ, chỉ bổ sung thuốc tăng cường miễn dịch khi cơ thể thiếu hụt trầm trọng. Bởi thuốc tăng cường miễn dịch cũng có thể gây rối loạn trong cơ thể nếu dùng thừa. Cần trao đổi cụ thể với bác sĩ để có sự lựa chọn thuốc đúng, an toàn và hiệu quả.
Trước khi cho trẻ uống thuốc cần phải đọc kỹ thành phần có trong thuốc.
BS. Trần Đồng cho hay, từ khi dịch COVID-19 bùng phát, có rất nhiều bậc phụ huynh tìm loại thuốc chứa interferon để tăng đề kháng cho trẻ chống lại các bệnh do virus. Tuy nhiên, đây là thuốc kháng virus chứ không phải thuốc hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Việc uống thuốc không đúng bệnh vừa không có tác dụng vừa tốn tiền mất thời gian. Ngoài ra, không phải các trường hợp nhiễm virus nào cũng sử dụng thuốc kháng virus. Interferon chỉ dùng khi thật cần thiết, dùng đúng thời điểm.
BS. Trần Đồng khuyên, trước khi cho trẻ uống bất kỳ một loại thuốc tăng cường miễn dịch nào, cần phải đọc kỹ thành phần có trong thuốc, để tránh việc có thể bổ sung chồng chéo các chất gây quá liều. Việc cho trẻ uống quá liều có thể khiến trẻ bị ngộ độc và tổn hại gan thận, làm gia tăng các tác dụng không mong muốn của thuốc.
Lưu ý, không cho trẻ uống kéo dài vì sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Với các bệnh nhân hen, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa... cần lưu ý khi sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch. Đồng thời, cần bảo quản thuốc đúng, tránh làm làm hỏng thuốc khiến thuốc mất tác dụng, thậm chí có thể sản sinh ra các chất không có lợi.
Có thể tăng cường miễn dịch, chống lại bệnh tật bằng thực phẩm ăn hàng ngày.
Có thể tăng cường miễn dịch, chống lại bệnh tật bằng thực phẩm ăn hàng ngày như rau xanh, hoa quả... Bên cạnh đó cần duy trì thói quen, lối sống lành mạnh: Không hút thuốc, tăng cường vận động, duy trì cân nặng khỏe mạnh, ngủ đủ giấc 8 giờ/ngày, tránh thức khuya, hạn chế uống bia rượu, uống nhiều nước, tránh căng thẳng, thực hiện các bước phòng tránh nhiễm trùng: đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên và ăn chín uống sôi, tránh tụ tập nơi đông người.
Bí quyết tăng sức đề kháng khi thời tiết thay đổi thất thường? Thời tiết thay đổi thất thường sẽ khiến cơ thể dễ đau ốm, đặc biệt là đối với những ai có hệ miễn dịch kém. Vậy làm thế nào để tăng sức đề kháng khi thời tiết thay đổi thất thường? Những người thích nghi yếu với tình trạng thời tiết thay đổi thì rất dễ bị các bệnh về thân nhiệt, huyết...