Bé 13 tuổi bị vẹo cột sống
Cột sống cong bất thường khiến trẻ đau mỏi lưng nhiều, cúi, ngửa khó khăn, vận động hạn chế.
Qua chụp chiếu và kiểm tra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, cột sống của bệnh nhi N.T.N.B. (13 tuổi) bị gù vẹo, biến dạng nặng góc 50 độ. Bệnh nhi được phát hiện có cột sống cong bất thường từ lâu nhưng thời gian gần đây, các triệu chứng dần nặng hơn buộc gia đình đưa trẻ đi khám.
Các bác sĩ đánh giá B. đang trong độ tuổi phát triển nhanh nhất của giai đoạn dậy thì. Do đó, nếu tiếp tục trì hoãn điều trị, cột sống của trẻ sẽ gù vẹo trầm trọng hơn, ảnh hưởng sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày cũng như tâm lý.
Do đó, các bác sĩ và gia đình đã thống nhất cho B. phẫu thuật nắn chỉnh cột sống, khôi phục hình dạng ban đầu. Sau 4 giờ, ca phẫu thuật diễn ra thành công, cột sống của B. được nắn chỉnh bằng hệ thống nẹp vít qua cuống và dụng cụ chuyên dụng.
Bệnh nhi đang trong quá trình hồi phục và không bị tổn thương về thần kinh. Dự kiến, B. có thể tập luyện phục hồi chức năng sau 2-3 ngày tới.
Video đang HOT
Các bác sĩ phẫu thuật nắn chỉnh, gù vẹo cột sống cho bệnh nhi B. Ảnh: BVCC.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, ngoài thẩm mỹ, tình trạng gù vẹo cột sống không được điều trị kịp thời còn ảnh hưởng tới chức năng của tim, phổi cũng như các tạng trong ổ bụng. Do đó, việc nắn chỉnh cột sống thành công sẽ giúp bệnh nhi cải thiện lớn chất lượng cuộc sống trong tương lai.
Tình trạng gù vẹo cột sống đang dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân đều đến điều trị trong tình trạng muộn, để lại những ảnh hưởng về sức khỏe và tâm lý.
“Thời gian qua, chúng tôi phát hiện khoảng 20 trường hợp gù vẹo cột sống ở các mức độ khác nhau. Thông qua thăm khám và chụp chiếu, chúng tôi sẽ lựa chọn phương án điều trị phù hợp và theo dõi xuyên suốt quá trình tiến triển để thay đổi phác đồ”, bác sĩ Dũng nói.
Gù vẹo cột sống là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi thanh, thiếu niên. Bệnh ở trẻ em thường do tự phát, xuất hiện khi trẻ bắt đầu vào giai đoạn dậy thì. Một số nguyên nhân khác là di truyền, dị tật cột sống bẩm sinh hoặc tư thế ngồi không đúng, mang vác quá nặng, kích thước bàn ghế không phù hợp với lứa tuổi…
Các bác sĩ khuyến cáo gia đình khi phát hiện những thay đổi bất thường trong hình dáng, cột sống của con nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị.
Nếu phát hiện sớm, trẻ có thể được điều trị bảo tồn như thay đổi tư thế ngồi, tích cực vận động, chơi thể thao, mặc áo nẹp chỉnh hình…, từ đó ngăn vẹo diễn biến nặng, dẫn đến những ca phẫu thuật không đáng có và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
Nam thanh niên bị ngã vỡ sọ não
Nam bệnh nhân ở Hà Tĩnh bị hôn mê, chấn thương sọ não, dập nát đốt sống cổ.
Các bác sĩ chuyên ngành phẫu thuật thần kinh cột sống, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, vừa cấp cứu thành công nam bệnh nhân H.V.M., 21 tuổi, ở Hương Khê, Hà Tĩnh, nguy kịch sau khi ngã từ trên cao xuống.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, đa chấn thương nguy kịch (chấn thương sọ não, đốt sống cổ, chấn thương bụng kín, khung chậu), vết thương phần mềm nhiều nơi.
Người này ngay lập tức được xử trí các vết thương phần mềm, cầm máu và chụp chiếu kiểm tra để hội chẩn đánh giá tình trạng. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính cho thấy khối máu tụ sọ não bán cầu trái, chảy máu dưới nhện, dập não thùy chẩm phải, gãy xương bướm, trán trái, thái dương trái, dập cột sống cổ, vỡ gan độ II, khối máu tụ hạ vị.
Các bác sĩ phẫu thuật khẩn cấp cứu nam bệnh nhân M. bị ngã cao. Ảnh: BVCC.
Nhận định đây là trường hợp tối khẩn cấp, các bác sĩ chuyển bệnh nhân vào phòng mổ xử trí tổn thương. Sau nhiều giờ phẫu thuật, bệnh nhân qua khỏi cơn nguy kịch, mạch và huyết áp ổn định, các chỉ số sinh tồn trong giới hạn bình thường. Bệnh nhân sau đó được chuyển về khoa Hồi sức tích cực tiếp tục theo dõi, điều trị.
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Trưởng đơn nguyên phẫu thuật thần kinh, cho biết: "Trường hợp bệnh nhân M. là ca bệnh khó, đa chấn thương rất phức tạp, nguy cơ tử vong cao nếu không được mổ cấp cứu kịp thời".
Theo bác sĩ Dũng, quá trình phẫu thuật cùng lúc xử trí nhiều tổn thương nặng vào các khu vực quan trọng (sọ não và cột sống) là áp lực không nhỏ với đội ngũ phẫu thuật viên. Đặc biệt, phần đốt sống cổ C5 của bệnh nhân đã dập nát vụn, không bảo tồn được nên các bác sĩ phải loại bỏ và thay thế bằng vật liệu nhân tạo.
"Bệnh nhân M. là trường hợp hiếm gặp bởi với những tổn thương như vậy, thường tử vong ngay khi xảy ra vụ việc do chấn thương sọ não và dập tủy cổ. Tuy đã phẫu thuật thành công giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch, khả năng sẽ vẫn để lại di chứng thần kinh, phục hồi sau mổ rất dài", bác sĩ Dũng nói.
Hội chứng khiến phụ nữ sinh ra không có tử cung Những người mắc hội chứng MRKH không có chu kỳ kinh nguyệt. Âm đạo hoặc tử cung của họ kém phát triển hoặc không có. Năm 17 tuổi, Wani Ardy, nhà văn kiêm nghệ sĩ người Malaysia, đi khám về tình trạng chưa có kinh nguyệt của mình. Câu trả lời Wani nhận được từ tất cả bác sĩ là do cô không...