Bất ngờ những thực phẩm chứa nhiều muối nhưng lại không có vị mặn rõ rệt
Thông thường, những thực phẩm có vị mặn là những thực phẩm nhiều muối. Tuy nhiên, có những thực phẩm chứa hàm lượng muối cao nhưng lại không có vị mặn rõ rệt khiến chúng ta khó lòng phân biệt.
Thực phẩm nhiều muối có nhất thiết là phải mặn?
Xã hội phát triển, việc ăn uống không những được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong phòng và điều trị, quản lý bệnh tật.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, mức tiêu thụ muối đối với một người trưởng thành nên dưới 5 gam một ngày (tương đương khoảng 2000 mg natri) để dự phòng và hạn chế các biến chứng của bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp. Trẻ em cần tiêu thụ ít hơn và số lượng tùy theo độ tuổi, trung bình chỉ cần từ 1-3g muối/ngày. Người cao tuổi và những người mắc bệnh lý về tim mạch, thận, hoặc mắc các bệnh chuyển hóa cần tuân thủ chế độ ăn kiểm soát lượng muối theo hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.
Theo Điều tra quốc gia các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2021 của Bộ Y tế, người Việt Nam hiện nay đang tiêu thụ muối gần gấp hai lần so với mức khuyến nghị của WHO. Điều này đòi hỏi cộng đồng không những cần điều chỉnh thói quen ăn uống mà còn phải không ngừng nâng cao hiểu biết về hàm lượng muối trong từng loại thực phẩm để có lựa chọn thực phẩm lành mạnh, tốt hơn cho sức khỏe.
Cấu tạo của muối ăn gồm có Natri và Clorua (NaCl), trong đó Natri là thành phần chính tạo nên vị mặn của muối và Natri cũng chính là thủ phạm gây tăng huyết áp nếu tiêu thụ nhiều muối. Theo quan niệm thông thường những thực phẩm có vị mặn là những thực phẩm nhiều muối.
Thực phẩm nhiều muối có thể có hai loại: thực phẩm có sẵn muối tự nhiên (các loại thủy hải sản, thịt, sữa và chế phẩm của sữa…) hoặc thực phẩm được thêm muối trong quá trình chế biến, bảo quản (các loại đồ hộp như cá hộp, thịt hộp; mì ăn liền, rau dưa muối, ô mai…).
Các thực phẩm thông thường chúng ta hay sử dụng như cà muối, dưa muối, thịt hộp, cá hộp, mì ăn liền… và những loại nước chấm, gia vị (muối, muối, bột canh, nước mắm, nước tương…) là những thực phẩm có vị mặn rõ ràng và cũng là những thực phẩm có hàm lượng muối cao.
Ví dụ trong 155 g cá trích hộp sốt cà chua có chứa tới 605 mg Natri, tương đương 1,51 g muối (chiếm 30% giới hạn lượng muối tiêu thụ một ngày theo khuyến cáo).
Trong hàng triệu thực phẩm khác ở Việt Nam, có những thực phẩm chứa hàm lượng muối trong thực phẩm ở mức cao nhưng không có vị mặn rõ rệt khiến chúng ta khó lòng phân biệt được và đưa ra lựa chọn phù hợp.
Các loại bánh mì, bánh ngọt, bánh nướng thường chứa muối để tăng độ dẻo và độ đậm đà cho bánh, nhưng lại không mang vị mặn rõ rệt.
Những thực phẩm chứa nhiều muối nhưng không có vị mặn rõ rệt
Các loại thực phẩm chứa nhiều muối nhưng không có vị mặn rõ rệt có thể bao gồm một số loại thực phẩm dưới đây:
- Bánh mì và các loại bánh ngọt, bánh nướng: Các loại bánh này thường chứa muối để tăng độ dẻo và độ đậm đà cho bánh, nhưng lại không mang vị mặn rõ rệt. Ví dụ: 100g bánh mì gối, ngọt (khoảng 4 lát) chứa trung bình 276g Natri (tương đương 0,7g muối).
- Thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, thịt nguội, chả lụa): Các sản phẩm này thường chứa nhiều muối để bảo quản thực phẩm trong một thời gian dài. Ngành công nghiệp thực phẩm vẫn sử dụng muối để bảo quản thực phẩm. Muối làm mất nước trong thịt và có thể hoạt động như một chất khử trùng.
Do đó, muối thường được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm tự nhiên trong chế biến thực phẩm. Trong 80 g chả lợn chứa tới 775mg Natri, tương đương 1,94 g muối (chiếm gần 40% lượng muối giới hạn tiêu thụ trong một ngày).
- Phô mai và các sản phẩm từ sữa: Phô mai và nhiều loại sữa có chứa Natri để tạo độ ngon và giúp bảo quản sản phẩm. Trong quá trình làm các loại bơ, muối được cho vào để hút nước ra ngoài và để lại chất béo, giúp bơ không bị hỏng. Cơ chế bảo quản thực phẩm của muối cũng tương tự như trên. Trong 15g phô mai thông thường có thể chứa tới 165mg Natri (tương đương 0,41g muối).
- Ngũ cốc ăn sáng: Một số loại ngũ cốc có thêm muối để tăng hương vị. Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nature cho thấy muối có tác dụng làm tăng hương vị khác bằng cách ức chế vị đắng, tăng cảm giác ngọt, dịu vị chua trong thực phẩm.
Do đó, muối thường được sử dụng trong các thực phẩm bao gói sẵn để gia tăng khẩu vị. Lượng muối trong mỗi phần ngũ cốc ăn sáng có thể dao động từ 0 đến 15% lượng muối khẩu phần trung bình hàng ngày, tùy thương hiệu.
Video đang HOT
- Nước sốt và gia vị bao gói sẵn (sốt cà chua, mayonnaise): Nhiều loại gia vị công nghiệp chứa một lượng muối đáng kể. Ví dụ 100g nước sốt cà chua có 907mg Natri (tương đương 2,3g muối). Nước sốt và gia vị là những loại thực phẩm được tiêu thụ với lượng nhỏ nên chúng ta thường dễ bỏ qua.
- Bánh và bim bim: Các loại thực phẩm này thường chứa muối nhưng có vị mặn không rõ ràng, đặc biệt với các loại bánh có hương vị ngọt. Ví dụ, trong một gói khoai tây chiên cỡ nhỏ có chứa 170mg Natri, tương đương 0,43g muối, chiếm 8,5% lượng muối khuyến nghị cho một ngày.
- Mì ăn liền các loại: Mì ăn liền các loại thường chứa lượng muối cao. Ví dụ, 100g mì ăn liền có khoảng 2.593mg Natri, tương đương 6,4g muối. Như vậy, nếu một người trưởng thành ăn một gói mì ăn liền trọng lượng 100g là đã vượt ngưỡng muối tiêu thụ khuyến nghị cho cả một ngày.
Người Việt Nam đang tiêu thụ muối gần gấp hai lần so với mức khuyến nghị của WHO.
Để đánh giá độ “mặn” hay hàm lượng muối của thực phẩm, chúng ta thường dựa vào cảm quan đối với các loại thực phẩm có vị mặn rõ ràng, nhưng với những thực phẩm không rõ vị mặn kể trên, chúng ta sẽ phải dựa vào phương pháp chế biến của thực phẩm đó.
Nếu là thực phẩm bao gói sẵn thì sẽ thường là những thực phẩm có thể có nhiều muối. Với những thực phẩm này, chúng ta cần đọc kỹ thông tin trên nhãn thực phẩm để biết hàm lượng natri (sodium) hoặc muối (salt) trong thực phẩm đó. Thông tin về natri hoặc muối trên nhãn thực phẩm được thể hiện theo lượng natri hoặc muối theo từng phần ăn hoặc theo 100g/100ml thực phẩm, từ đó chúng ta có thể tính được lượng muối chúng ta ăn vào và lựa chọn loại thực phẩm và lượng thực phẩm nên tiêu thụ.
Ví dụ về cách tính toán như sau: Đối với một người trưởng thành, khi mua thực phẩm X có nhãn dưới đây, cứ mỗi 100g thực phẩm đó sẽ cung cấp khoảng 469mg Natri (tương đương khoảng 1,2 g muối), chiếm 23,5% tổng lượng Natri hạn chế trong một ngày. Như vậy, nếu một ngày, người đó ăn trên 5 phần thực phẩm này thì sẽ vượt ngưỡng khuyến cáo.
Cách nào hạn chế tiêu thụ quá nhiều muối?
Để hạn chế tiêu thụ quá nhiều muối, khi lựa chọn thực phẩm, chúng ta nên ưu tiên chọn thực phẩm tươi, tự nhiên, thực phẩm chế biến ít (chưa qua chế biến hoặc hạn chế chế biến), hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, bao gói sẵn, thức ăn nhanh. Nếu muốn ăn uống các loại thực phẩm này, hãy đọc kỹ nhãn dinh dưỡng, thành phần thực phẩm được ghi trên bao bì để tính toán số phần ăn hợp lý.
Hạn chế sử dụng các loại gia vị, nước chấm công nghiệp trong bảo quản và chế biến thực phẩm. Nên tăng cường tiêu thụ các món ăn chế biến tại nhà để kiểm soát lượng muối thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến.
Đối với trẻ em cho trẻ ăn nhạt khi mới tập ăn cho trẻ, tránh cho nhiều muối và sử dụng các loại gia vị mặn để tạo thói quen ăn nhạt cho trẻ. Với trẻ dưới 1 tuổi, không nên cho muối, gia vị mặn vào chế biến bữa ăn bổ sung và hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn và bao gói sẵn.
Cân bằng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày là rất quan trọng. Nên ăn đa dạng thực phẩm tươi và hạn chế thực phẩm chế biến sẵn để giảm lượng muối dư thừa, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bị suy thận
Theo bác sĩ Lưu Thị Thảo, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Bạch Mai, chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người suy thận, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Một số lý do giải thích cho tầm quan trọng của chế độ ăn cho người suy thận:
Giúp kiểm soát các triệu chứng
Giảm phù nề: Hạn chế lượng natri trong chế độ ăn giúp giảm bớt tình trạng giữ nước và phù nề, đặc biệt là ở mắt, mắt cá chân, tay.
Kiểm soát huyết áp: Chế độ ăn ít natri và kali cũng giúp kiểm soát huyết áp cao, một biến chứng phổ biến ở người suy thận.
Giảm nguy cơ loãng xương: Chế độ ăn giàu canxi và vitamin D giúp giảm nguy cơ loãng xương, một biến chứng thường gặp ở người suy thận do chức năng chuyển hóa vitamin D bị suy giảm.
Giảm buồn nôn, nôn: Chế độ ăn chia nhỏ bữa, ít béo và dễ tiêu hóa có thể giúp giảm bớt các triệu chứng buồn nôn, nôn thường gặp ở người suy thận.
Chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người suy thận.
Bảo vệ chức năng thận
Giảm gánh nặng cho thận: Hạn chế lượng protein, phốt pho và kali trong chế độ ăn giúp giảm bớt gánh nặng cho thận, từ đó giúp bảo tồn chức năng thận lâu hơn.
Ngăn ngừa biến chứng: Chế độ ăn phù hợp có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng nguy hiểm của suy thận như bệnh tim mạch, đột quỵ và tổn thương hệ thần kinh.
Cải thiện chất lượng cuộc sống
Tăng cường năng lượng: Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, từ đó giúp người bệnh cảm thấy khỏe khoắn, tràn đầy sức sống hơn.
Cải thiện tâm trạng: Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện tâm trạng, giảm bớt stress, lo lắng và trầm cảm thường gặp ở người suy thận.
Nâng cao chất lượng giấc ngủ: Chế độ ăn cân bằng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, từ đó giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn.
Chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống. Do đó, người suy thận cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống được bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo.
2. Các dưỡng chất thiết yếu cho người bị suy thận
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bị suy thận. Việc cung cấp đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất thiết yếu giúp bảo tồn chức năng thận, ngăn ngừa biến chứng, nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
Protein: Protein là dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, tuy nhiên người suy thận cần hạn chế lượng protein nạp vào để giảm gánh nặng cho thận. Lượng protein phù hợp cho người suy thận thường dao động từ 0,6 - 0,8 gam/kg trọng lượng cơ thể/ngày. Nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm giàu protein chất lượng cao như thịt nạc, cá, trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa.
Chất béo tốt: Chất béo đóng vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu. Người suy thận nên chọn các loại chất béo tốt như chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa, có trong dầu thực vật, các loại hạt, quả bơ, cá béo. Nên hạn chế chất béo bão hòa và chất béo có trong thịt mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.
Carbohydrate : Carbohydrate cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Người suy thận nên chọn các loại carbohydrate phức tạp có trong ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ thay vì carbohydrate đơn giản có trong đường, bánh kẹo, nước ngọt.
Vitamin và khoáng chất : Vitamin, khoáng chất đóng vai trò quan trọng cho nhiều chức năng trong cơ thể. Tuy nhiên, một số vitamin và khoáng chất như kali, phốt pho, natri cần được hạn chế ở người suy thận. Do đó, người bệnh cần được bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng tư vấn để có chế độ bổ sung vitamin và khoáng chất phù hợp.
Nước: Nước giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, điều hòa các chức năng sinh lý. Tuy nhiên, người suy thận cần theo dõi lượng nước nạp vào mỗi ngày để tránh tình trạng dư nước, có thể dẫn đến phù nề và tăng huyết áp. Lượng nước phù hợp cho người suy thận thường dao động từ 500 - 1000 ml/ngày.
3. Thực phẩm nên ăn và nên tránh cho người bệnh suy thận
Thực phẩm nên ăn
Người bệnh suy thận nên ăn ngũ cốc nguyên hạt.
Trái cây, rau quả: Chọn các loại trái cây, rau quả ít kali và phốt pho, chẳng hạn như táo, lê, nho, quả mọng (dâu tây, việt quất), cải bắp, bông cải xanh, cà rốt, súp lơ, ớt chuông, củ cải...
Ngũ cốc nguyên hạt: Chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt ít phốt pho, chẳng hạn như bánh mì nguyên cám, gạo lứt, yến mạch.
Thịt nạc: Chọn các loại thịt nạc ít phốt pho, chẳng hạn như ức gà, cá nạc (cá vược, cá hồi), thịt lợn nạc.
Sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo: Chọn các loại sữa, các sản phẩm từ sữa ít phốt pho, chẳng hạn như sữa tách kem, sữa chua tách kem, sữa gạo.
Đậu hũ, các sản phẩm từ đậu nành: Đậu hũ và các sản phẩm từ đậu nành là nguồn cung cấp protein tốt cho người suy thận. Tuy nhiên, cần chọn các loại sản phẩm ít phốt pho.
Thực phẩm nên tránh
Thực phẩm cần tránh khi mắc bệnh thận chủ yếu là những thực phẩm chứa nhiều natri, kali, phốt pho.
Trái cây, rau quả: Cam, quýt, bơ, chuối, khoai tây, khoai lang, cà chua... do chúng giàu kali.
Thịt đỏ: Thịt đỏ có nhiều phốt pho, chất béo bão hòa.
Cá có nhiều xương: Cá có nhiều xương có nhiều phốt pho.
Trứng: Trứng có nhiều phốt pho.
Thực phẩm đóng hộp: Chứa lượng natri cao, vì muối được thêm vào làm chất bảo quản để tăng thời hạn sử dụng. Nếu muốn ăn thực phẩm đóng hộp nên chọn các loại có hàm lượng natri thấp hơn hoặc những loại có nhãn "không thêm muối". Việc rửa thực phẩm đóng hộp qua nước sạch làm giảm đáng kể hàm lượng natri.
Bánh mì nguyên hạt: Nếu bị suy thận nên dùng nguyên hạt do hàm lượng phốt pho, kali. Càng nhiều cám, ngũ cốc nguyên hạt trong bánh mì thì hàm lượng phốt pho và kali càng cao.
Sản phẩm bơ sữa nguyên kem, pho mai: Các sản phẩm từ sữa nguyên kem rất giàu vitamin và chất dinh dưỡng khác nhau. Chúng cũng là một loại thực phẩm giàu protein và là nguồn cung cấp phốt pho, kali tự nhiên. Tiêu thụ quá nhiều sữa, kết hợp với các thực phẩm giàu phốt pho khác, có thể gây bất lợi cho sức khỏe xương ở những người mắc bệnh thận.
Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều natri, chủ yếu để cải thiện hương vị và bảo quản hương vị thịt. Thịt chế biến sẵn bao gồm xúc xích, thịt xông khói, thịt khô, thịt nguội, xúc xích.
Uống rượu, bia gây tổn hại các tế bào thận của người bệnh hơn nữa. Rượu, bia cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Do đó bệnh nhân suy thận tuyệt đối không uống rượu, bia.
Đồ uống có gas thường có nhiều phốt pho và đường, do đó cần hạn chế sử dụng.
Chế độ ăn cho người suy thận cần được xây dựng dựa trên tình trạng sức khỏe của mỗi người. Do đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp nhất. Ngoài ra, người suy thận cũng cần lưu ý thực hiện lối sống lành mạnh, bao gồm tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý, bỏ hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có gas và đi khám sức khỏe định kỳ.
Cảnh báo cơ thể bất ổn khi bất ngờ thèm những món này Thèm ăn đá lạnh, đồ ngọt, muối hay chocolate có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu chất hoặc có vấn đề về sức khỏe. Thèm ăn đá lạnh: Theo Very Well Health, thỉnh thoảng thèm ăn đá thường không có gì đáng lo ngại. Nhưng khi cơn thèm ăn trở nên ám ảnh - cả về thời gian và sức...